Thư viện truyện cho mobile. truyện kiếm hiệp,truyện cổ tích, truyện tiếu lâm Đáp án môn Văn khối C 2011-Đáp án chính thức của Bộ GD - ĐT - NhatKy10x.Wap.Sh
Đáp án môn Văn khối C 2011-Đáp án chính thức của Bộ GD - ĐT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN; Khối: C
(Đáp án - Thang điểm có 03 trang)
Câu Ý Nội dung
I
Trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn
những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì?
2,0
1. Các bản tuyên ngôn đã được trích dẫn (1,0 điểm)
- Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776 của nước Mĩ).
- Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (năm 1791 của Cách mạng Pháp).
0,5
0,5
2. Ý nghĩa của việc trích dẫn (1,0 điểm)
- Nêu lên những nguyên lí chung về quyền được tự do bình đẳng của con người để khẳng
định lập trường chính nghĩa của dân tộc; tạo vị thế bình đẳng giữa Việt Nam với các
nước lớn trên thế giới.
- Đưa ra những lí lẽ thuyết phục để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo, làm cơ
sở cho cả hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn.
0,5
0,5
II Viết bài văn nghị luận bàn về ý kiến: Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết
xấu hổ còn quan trọng hơn.
3,0
1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Biết tự hào về bản thân là thái độ hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có, về những đóng
góp của mình cho cuộc sống; biết xấu hổ là cảm thấy hổ thẹn về sự kém cỏi và những lỗi
lầm của mình trước người khác.
- Nội dung ý kiến: Đề cao việc nhận thức đầy đủ, sâu sắc về bản thân, hướng đến sự hoàn thiện mình.
0,5
2. Luận bàn về ý kiến (2,0 điểm)
- Khẳng định sự cần thiết của việc biết tự hào: biết tự khẳng định mình, giúp bản thân tự
tin hơn trong cuộc sống và trong công việc, có thêm động lực để vươn tới những ước mơ
lớn hơn.
- Phê phán thái độ tự cao, tự đại (tự đánh giá mình quá cao, quá lớn vì thế mà trở nên hợm hĩnh).
- Khẳng định sự cần thiết của việc biết xấu hổ: giúp con người có ý thức điều chỉnh hành
vi của mình phù hợp với những chuẩn mực đạo đức; biết xấu hổ còn quan trọng hơn biết
tự hào bởi nó là biểu hiện của ý thức hoàn toàn tự giác, xuất phát từ lương tâm, giúp con
người nâng cao năng lực và hoàn thiện nhân cách.
- Phê phán thái độ tự ti, mặc cảm (tự đánh giá thấp bản thân nên thiếu tự tin).
0,5
0,5
0,5
0,5
3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Nhận thức sâu sắc về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Nghiêm khắc đối với chính mình; không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức nhân cách.
0,5
1 2
Câu Ý Nội dung
III.a Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân 5,0
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, có phong cách tài hoa, độc đáo; có nhiều đóng góp quan
trọng cho nền văn học hiện đại Việt Nam.
- Chữ người tử tù (in trong tập Vang bóng một thời) là truyện ngắn xuất sắc, kết tinh tài
năng của Nguyễn Tuân trước năm 1945.
0,5
2. Phân tích tình huống truyện (4,0 điểm)
- Nội dung tình huống:
Đó là cuộc gặp gỡ đầy trớ trêu, éo le giữa người tù Huấn Cao với viên quản ngục chốn
lao tù. Xét về phương diện xã hội, họ ở thế đối lập nhau (một bên là tử tù chờ ngày ra
pháp trường; một bên là quản ngục nắm trong tay sinh mệnh của tù nhân). Nhưng xét về
phương diện nghệ thuật, họ là những người có tâm hồn đồng điệu.
- Diễn biến tình huống:
+ Thái độ lúc đầu của Huấn Cao: Tỏ ra coi thường, khinh bạc ngay cả khi nhận được sự
chăm sóc lặng lẽ, chu tất của viên quản ngục (Huấn Cao: “Ta chỉ muốn có một điều. Là
nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.”).
+ Sự thay đổi thái độ của Huấn Cao: Khi hiểu ra tấm lòng chân thành và sở thích cao quý
của viên quản ngục, Huấn Cao hết mực trân trọng và đồng ý “cho chữ” (Huấn Cao:
“Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”).
+ Cảnh cho chữ trong nhà ngục: Diễn ra như “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
Không gian và thời gian rất đặc biệt (nơi ngục tù, lúc đêm khuya); vị thế các nhân vật bị
đảo ngược (tử tù thành thần tượng, ân nhân của cai ngục; cai ngục thành người ngưỡng
mộ, chịu ơn tử tù).
- Ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật của tình huống:
+ Làm bộc lộ, thay đổi quan hệ, thái độ, hành vi khác thường của các nhân vật; làm toả
sáng vẻ đẹp của cái Tài, cái Dũng, cái Thiên lương.
+ Góp phần khắc họa tính cách của các nhân vật; tăng kịch tính và sức hấp dẫn của tác phẩm.
1,0
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5
3. Đánh giá chung (0,5 điểm)
- Chữ người tử tù thành công trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
- Tình huống truyện trên đây góp phần thể hiện rõ những nét đặc sắc trong phong cách nghệ
thuật của Nguyễn Tuân.
0,5
III.b Phân tích đoạn thơ trong Đất Nước để làm rõ những cảm nhận riêng, độc đáo của
Nguyễn Khoa Điềm
5,0
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ những
năm kháng chiến chống Mĩ; thơ ông giàu chất suy tư, cảm xúc lắng đọng, thể hiện tâm
tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân.
- Đất Nước thuộc phần đầu chương V, trường ca Mặt đường khát vọng; là một trong
những đoạn đặc sắc, thể hiện những cảm nhận riêng, độc đáo của nhà thơ về đất nước.
0,5
3
Câu Ý Nội dung
2. Phân tích đoạn thơ (4,0 điểm)
a. Về nội dung: Đất nước với cái nhìn có chiều sâu và phát hiện mới mẻ (2,5 điểm)
- Phát hiện mới từ không gian địa lý: thiên nhiên đất nước trở nên thiêng liêng, gần gũi
hơn khi có sự hoá thân của nhân dân.
+ Những địa danh, thắng cảnh tiêu biểu của đất nước, in đậm dấu ấn tâm hồn, lối sống
nhân dân.
+ Nhân dân – những con người bình dị, vô danh – đã hoá thân vào đất nước; mỗi người
lặng lẽ góp phần mình làm nên vẻ kì thú của thiên nhiên và bề dày của truyền thống.
- Khái quát về đất nước với những suy ngẫm có tính triết lí sâu sắc:
+ Từ thiên nhiên đất nước, suy ngẫm về vẻ đẹp tâm hồn của con người, lịch sử Việt
Nam.
+ Từ những cuộc đời, những hoá thân cụ thể, nhận thức sâu hơn về mối quan hệ gắn bó
giữa thiên nhiên và con người, giữa đất nước và nhân dân.
- Chủ thể trữ tình bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên kì thú, về
những truyền thống quý báu của dân tộc; thể hiện niềm trân trọng và ngưỡng mộ trước
những đóng góp lớn lao của nhân dân.
b. Về nghệ thuật: Đóng góp mới mẻ, độc đáo (1,5 điểm)
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc; sử dụng sáng tạo thể
thơ tự do với sự biến đổi linh hoạt của âm hưởng, nhịp điệu; biện pháp liệt kê, trùng điệp;...
- Sử dụng linh hoạt chất liệu truyện kể dân gian, chất liệu văn hoá dân tộc để sáng tạo
hình ảnh và thể hiện cách cảm nhận độc đáo về đất nước; cách triển khai ý thơ đi từ cụ
thể đến khái quát phù hợp với các suy tưởng chính luận.
- Ngôn ngữ gần gũi với đời sống mà vẫn mới mẻ; hình ảnh quen thuộc, gợi mở nhiều
liên tưởng sâu sắc.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3. Đánh giá chung (0,5 điểm)
- Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” là đóng góp mới mẻ, độc đáo của Nguyễn Khoa
Điềm về đề tài đất nước; qua đó khơi dậy niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của mỗi
người đối với đất nước.
- Đoạn thơ thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Khoa Điềm.
0,5
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về
kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể từng câu cần dựa
vào bản hướng dẫn chấm kèm theo.