watch sexy videos at nza-vids!
- Phim sexy ngủ lén với ngọc trinh rồi..!!
- Lộ clip mấy em teen nhảy khoe hàng
- tải trọn 20 bộ Tin Nhắn 8/3 ý nghĩa miễn phí



WAPSITE GIẢI TRÍ DI ĐỘNG
WWW.CHODIENTHOAI


Time: 20:54 Date: 28/11/24
MỤC LỰA CHỌN
Bài Học Kinh Thánh
Trong đời các quan xét, một cơn đói kém xảy đến trong xứ, có một người từ Bết-lê-hem xứ Giu-đa, đi với vợ và hai con trai mình đến kiều ngụ trong xứ Mô-áp. Người tên là Ê-li-mê-léc, vợ tên là Na-ô-mi, hai con trai tên là Mạc-lôn và Ki-li-ôn, đều là dân Ê-phơ-rát về Bết-lê-hem trong xứ Giu-đa. Ðến xứ Mô-áp, chúng bèn ở tại đó. Ê-li-mê-léc, chồng của Na-ô-mi qua đời, để nàng lại với hai con trai mình. Chúng nó cưới vợ trong người nữ Mô-áp, người nầy tên là ọt-ba, người kia tên là Ru-tơ; họ ở tại đó độ mười năm.
Sách Ru-tơ là một câu chuyện tình thật tuyệt đẹp đầy ý nghĩa. Một người đàn ông giàu có trong thành Bết-lê-hem cưới một người đàn bà góa Mô-áp, một người nữ bị rủa sả vì cô xuất thân từ dân tộc đã bị rủa sả. Cô không xứng đáng được hưởng gì cả, cô chỉ là một người ăn xin, nhưng chúng ta thấy một cuộc hôn nhân đẹp đã xảy ra. Ðức Chúa Trời không đơn giản ban cho chúng ta những tình tiết nầy chỉ để giải trí, thật ra tất cả những điều trong Kinh Thánh đều quan trọng. Chúng ta thấy rằng Ðức Chúa Trời đã viết Kinh Thánh với nhiều thí dụ và ẩn dụ trong đó, những câu chuyện trên đất hay trong lịch sử với những lẽ thật thuộc linh thật sâu sắc kỳ diệu. Những câu chuyện lịch sử giúp chúng ta hiểu được chương trình cứu rỗi mà Ngài ban cho chúng ta.
Chúng ta sẽ bắt đầu học sách Ru-tơ một cách cẩn thận. Câu chuyện bắt đầu tại thành Bết-lê-hem, chữ Bết-lê-hem có nghĩa là Nhà bánh, khi nghe đến chữ nầy chúng ta nghĩ ngay đến ý nghĩa thuộc linh của nó vì Chúa Giê-xu có phán Ngài là Bánh hằng sống. Nếu chúng muốn có sự sống đời đời, chúng ta ham thích món quà của Chúa thì chúng ta phải dự phần trong Chúa Giê-xu, mà Chúa Giê-xu được nhận diện gắn liền với Bết-lê-hem, vì Ngài là Bánh mà chúng ta phải ăn để được sự sống thuộc linh. Một điều kỳ thú nữa là Chúa Giê-xu lại giáng sanh xuống trần gian tại Bết-lê-hem. Trong tất cả các thành phố trên thế giới Chúa lại chọn sanh ra trong thành phố Bết-lê-hem nhỏ bé nầy, là Nhà bánh. Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy sự liên hệ nầy, Chúa Giê-xu là con của Ðức Chúa Trời, mang thân xác con người được sanh ra tại Bết-lê-hem, là Nhà bánh vì Ngài là Bánh hằng sống.
Kế đến, chúng ta thấy gia đình của Ê-li-mê-léc, Na-ô-mi, Mạc-lôn và Ki-li-ôn. Ðiều thích thú trong ý nghĩa của tên Ê-li-mê-léc là: Ðức Chúa Trời là Vua. Ê-li-mê-léc là dân Giu-đa, là con dân của Chúa, là con ngươi của mắt Chúa. Tên ông có nghĩa Ðức Chúa Trời là Vua, nó nhấn mạnh rằng Ðức Chúa Trời là Ðấng duy nhất chúng ta đáng phải tôn thờ, đáng phải hầu việc. Ê-li-mê-léc lập gia đình với một người tên là Na-ô-mi, Na-ô-mi có nghĩa Chúa tôi là ngọt ngào. Trong cuộc hôn nhân của Ê-li-mê-léc và Na-ô-mi chúng ta thấy mối liên hệ đẹp đẽ tồn tại giữa Ðức Chúa Trời và con dân của Ngài. Chúng ta xem trong Ê-phê-sô đoạn 5, Chúa nói chồng phải yêu vợ như Ðấng Christ yêu hội thánh. ễ đây Ðức Chúa Trời đã đặt ra mối liên hệ song song, mối liên hệ của chồng đối với vợ giống như, hay là hình ảnh của mối liên hệ của Ðức Chúa Trời đối với chúng ta là những người tin Ngài, chúng ta là cô dâu, Chúa đã cưới chúng ta đời đời.
Nhưng rồi chúng ta thấy có những việc đau lòng đã xảy ra. Có một cơn đói kém xảy ra trong xứ, chúng ta không biết rõ ý nghĩa của sự việc nầy trừ ra ý nghĩa thuộc linh. Nên nhớ rằng chúng ta đang tìm hiểu ý nghĩa thuộc linh của câu chuyện, mặc dầu câu chuyện nầy thật sự xảy ra trong lịch sử, thành Bết-lê-hem có thật, cơn đói kém cũng có thật nhưng chúng ta hiểu rằng có những lẽ thật thuộc linh ở trong đây. Chúng ta chú ý điều nầy, khi Ðức Chúa Trời nói về cơn đói kém trong Kinh Thánh thì Ngài nói về một cơn đói kém thật, trời không mưa trong một thời gian dài, ngũ cốc không trồng được, vì vậy có sự đói kém phần thể xác. Ðã xảy ra trong thời Áp-ra-ham, Y-sác và cũng có xảy ra trong thời chúng ta nữa, chúng ta thỉnh thoảng nghe nói xảy ra chỗ nầy chỗ kia trên thế giới.
Nhưng về ý nghĩa thuộc linh thì Kinh Thánh nói về đói kém Lời của Ðức Chúa Trời, người ta không lắng nghe Lời của Ðức Chúa Trời, người ta không chú ý đến ý muốn của Ðức Chúa Trời cho đời sống của họ, đó là cơn đói kém thuộc linh. Trong thời của các quan xét, lúc mà sách Ru-tơ nầy được chép có nhiều cơn đói kém thuộc linh đã xảy ra. Chúng ta đọc trong sách Các quan xét sẽ thấy Chúa đưa nhiều người lên để giải cứu dân Y-sơ-ra-ên khỏi tay của dân Mô-áp, dân Phi-li-tin, dân A-mô-rít, và nhiều kẻ thù khác của họ nhưng họ vẫn cứ quay lưng lại với Chúa. Chúa đã cho phép những sự áp bức đến với họ, khi họ quay lại với Ngài thì đời sống thuộc linh của họ được làm mới lại, nhưng khi xa cách Ngài thì họ bị đói kém thuộc linh.
Ðọc ở đây chúng ta thấy có một cơn đói kém xảy ra tại Bết-lê-hem, đây là một cơn đói kém thật sự về đồ ăn nhưng Chúa muốn dạy chúng ta về cơn đói kém thuộc linh. Khi chúng ta không lắng nghe Lời của Chúa, khi đời sống chúng ta không gắn liền với Lời của Chúa như chúng ta đáng phải làm, khi chúng ta không tìm kiếm Lời Chúa thì đời sống chúng ta đang ở trong một cơn đói kém thuộc linh. Ngày hôm nay có nhiều người tự nhận mình là Cơ đốc nhân, vâng, họ vẫn đi nhà thờ, vẫn hát trong ban hát nhưng đời sống thuộc linh của họ đang trải qua một cơn đói kém thuộc linh khủng khiếp. Nếu chúng ta không thật sự tìm kiếm Lời Chúa, ham thích Lời của Ngài thì đời sống thuộc linh của chúng ta đang bị đói khát. Có thể chúng ta học được một ít nơi bài giảng của mục sư, chúng ta học được một ít trong lớp trường Chúa nhật nhưng thật ra chúng ta biết rất ít về Lời của Chúa.
Có thể có nhiều người trong chúng ta có kinh nghiệm nầy, nếu nói về Tân ước thì chúng ta biết nhiều nhưng về Cựu ước thì biết rất ít, đó nghĩa là chúng ta đang đói kém thuộc linh, vì Cựu ước cũng là Lời của Ðức Chúa Trời giống như Tân ước mà thôi. Cựu ước cũng khải thị về chương trình cứu rỗi của Chúa cho chúng ta cũng như giúp chúng ta hiểu nhiều hơn về Ðấng Cứu chuộc mình như Tân ước. Khi chúng ta có cơn đói kém trong đời sống thuộc linh của chúng ta thì chúng ta đang đi trên một con đường rất là nguy hiểm.
Ê-li-mê-léc và Na-ô-mi là dân Y-sơ-ra-ên, thuộc chi phái Giu-đa, họ sống tại Bết-lê-hem, họ thuộc dòng dõi của dân tộc được lựa chọn, họ là con ngươi của mắt Chúa. Vì có cơn đói kém xảy ra nên họ đã rời bỏ Bết-lê-hem để đến Mô-áp. Theo thời điểm lịch sử nầy thì chúng ta thấy Ê-li-mê-léc không tin cậy nơi Chúa đủ để ở lại Bết-lê-hem, vì chúng ta không thấy Kinh Thánh ghi lại một cuộc bỏ xứ ra đi lớn của dân Bết-lê-hem đến Mô-áp, thực tế tại vì đức tin của Ê-li-mê-léc rất thấp cho nên ông đã đi đến Mô-áp để tìm sự giúp đỡ trong cơn đói kém, điều đó chứng tỏ ông đã không tin cậy Chúa đủ.
Ðó là hình ảnh cảnh cáo nghiêm trọng về những gì sẽ xảy ra trong cơn đói thuộc linh của chúng ta. Chúng ta bắt đầu đặt lòng tin của chúng ta nơi chỗ khác không phải là Chúa. Ê-li-mê-léc không tin cậy Chúa khi ông sống tại Bết-lê-hem mà đi đến một xứ bị rủa sả là Mô-áp để tìm sự giúp đở, bởi vì ông không tin cậy nơi Chúa là điều ông đáng phải làm.
Giống hệt như vậy, đó là cách mà mỗi chúng ta đang làm ngày hôm nay khi có sự đói khát thuộc linh trên đời sống chúng ta. Chúng ta sẽ thấy rất khó đạt đến lòng tin cậy nơi Chúa hoàn toàn, chúng ta sẽ tìm câu trả lời trong thế giới nầy, chúng ta sẽ đi đến những nhà tâm lý học, người cố vấn không tin Chúa. Chúng ta nghĩ đến số tiền chúng ta có trong ngân hàng, những quy ước của các hảng bảo hiểm, đất đai hay là tài sản mà chúng ta có, những điều nầy là sức mạnh của chúng ta.
Cũng có thể chúng ta sẽ quay lưng lại với Kinh Thánh và tin tưởng vào một tôn giáo khác hay một quyển sách viết về Kinh Thánh, làm vậy có nghĩa là chúng ta không đặt lòng tin hoàn toàn vào Ðức Chúa Trời mà tin vào tác giả của một quyển sách nào đó. Không có quyển sách nào hoàn hảo cả, trừ ra Kinh Thánh. Khi chúng ta bị đói thuộc linh, vấn đề đó thật quan trọng và cấp bách, chúng ta phải sử dụng nhiều thì giờ để đọc lời Chúa, nuôi mình trong lời Chúa. Nuôi mình trong bánh hằng sống của Chúa là Chúa Giê-xu, chúng ta làm được điều nầy khi chúng ta học Lời Ngài. Ê-li-mê-léc và Na-ô-mi đã từ bỏ Nhà bánh, là nơi mà họ có thể tìm được câu trả lời, để đi đến xứ ngoại bang, một bước lớn đầu tiên để hình thành những thảm kịch lớn.
Kế đó, chúng ta đọc là Mạc-lôn và Ki-li-ôn cưới con gái Mô-áp làm vợ. Họ đã làm một điều thật khủng khiếp ngược lại chương trình của Chúa cho người tin Ngài, chúng ta không được phép lập gia đình với người ngoài Chúa. Chúng ta đọc trong Nê-hê-mi đoạn 13:1-3 thì thấy rằng dân Mô-áp là dân bị rủa sả đời đời, không được vào nhà hội của Ðức Chúa Trời, vì trước đó họ đã không cho bánh và nước cho dân sự của Chúa lại còn thỉnh Ba-la-am rủa sả dân Y-sơ-ra-ên, nhưng Chúa đã đổi rủa sả ra phước hạnh. Khi nghe những lời trong sách luật pháp của Chúa họ phân rẽ tất cả những người ngoại bang (Phục 23:2-3). Vì vậy dân Y-sơ-ra-ên không bao giờ được cưới dân Mô-áp vì dòng dõi họ sẽ không bao giờ được vào đền thờ, họ là một dân tộc bị rủa sả.
Khi cha mẹ không tin cậy nơi Chúa, rời bỏ Bết-lê-hem là Nhà bánh, đến cư ngụ tại xứ của dân ngoại và rồi con của họ lập gia đình với dân Mô-áp. Tội lỗi đẻ ra tội lỗi, đây là cách sinh sản của tội lỗi trong đời sống chúng ta. Nếu chúng ta quay lưng lại với Chúa, chúng ta tự đi theo lối riêng mình, tự tìm câu trả lời không phải nơi chân thập tự giá, chúng ta sẽ nhận thấy tội lỗi gia tăng trong đời sống chúng ta, chúng ta sẽ lún sâu vào trong tội lỗi.
Có nhiều gia đình sống xa cách Chúa bắt đầu từ một thanh niên lớn lên trong gia đình tin Chúa. Anh ta tập tành hẹn hò với một cô gái ngoại đạo, và khi hẹn hò với cô gái bên ngoài anh nghĩ: "Có thể mình sẽ dắt cô ấy đến với Chúa, có lẽ mình sẽ làm chứng cho cô ta được, hay có lẽ Chúa sẽ cứu cô sau nầy vì cô ấy dễ thương làm sao". Khi anh ta bắt đầu yêu rồi tiến đến hôn nhân, cô gái nầy trong lòng vẫn không tin Chúa. Vì muốn làm vui lòng vợ mình, vì muốn duy trì sự êm thắm trong gia đình, cho nên anh đã phải mang những điều ghê gớm thuộc về thế gian vào trong gia đình mình. Rồi anh ta sẽ nhận thấy anh không thể nào hướng dẫn gia đình mình đi trong con đường kính sợ Chúa được. Ðời sống anh càng ngày càng gần thế gian hơn, điều kế đến mà anh nhận ra là con cái anh không tin gì nơi Chúa cả, cuối cùng cả gia đình anh sẽ bị hư mất.
Khi chúng ta xem câu chuyện trong sách Ru-tơ chúng ta thấy rõ sự phát triển tự nhiên của tội lỗi. Một người nghiện rượu sẽ gây hại cho sức khỏe của chính anh, trở thành xa lạ với gia đình, sẽ bị mất việc. Nếu chúng ta nhất định sống trong trộm cắp, khăng khăng ghét người khác, nếu chúng ta tự cay đắng trong lòng, bất cứ tội nào, có khi chúng ta lại thích những tội đó nữa, nhưng rồi cuối cùng chúng ta sẽ phải trả giá cho nó.
Ở㠦#273;ây chúng ta thấy Chúa đã đưa đến một thảm kịch thật khủng khiếp cho gia đình nầy. Ê-li-mê-léc qua đời, đó là hình ảnh khi chúng ta bỏ Chúa. Hãy nhớ, Ê-li-mê-léc cưới Na-ô-mi là hình ảnh Chúa đối với con dân Ngài. Khi chúng ta bỏ Ngài, chúng ta đi theo đường riêng mình, làm theo ý mình, nhờ cậy vào những gì khác hơn ngoài Chúa có nghĩa là Chúa đã chết trong đời sống của chúng ta. Na-ô-mi là hình ảnh của một hội thánh không còn có Chúa nữa, chồng của bà đã chết, bà bị phân rẽ khỏi chồng bà.
Sự chết trong Kinh Thánh có nghĩa là phân rẽ, khi thân thể chúng ta chết có nghĩa là sự phân rẽ giữa linh hồn và thể xác. Khi đời sống thuộc linh chúng ta chết có nghĩa là chúng ta bị phân cách với Chúa đời đời. Ê-li-mê-léc chết có nghĩa: Chúa là Vua, không còn tồn tại cho Na-ô-mi nữa, bà góa Na-ô-mi không còn gặp chồng nữa. Là hình ảnh của hội thánh trống rỗng, không còn là hội thánh của Ðấng Christ, không còn bản chất thuộc linh nữa, chỉ còn là một tổ chức tôn giáo mà thôi, "Bề ngoài giữ điều nhơn đức nhưng chối bỏ quyền phép của nhơn đức đó" 2Ti-mô-thê 3:5. Khi Na-ô-mi trở về Bết-lê-hem bà bảo người ta gọi bà là Ma-ra, có nghĩa là cay đắng. Chúa đã đãi bà cách cay đắng vì bà và chồng bà đã vi phạm luật pháp của Chúa, đi theo đường lối riêng của họ. Cũng vậy, nếu chúng ta đi theo lối riêng mình Chúa sẽ đãi chúng ta cách cay đắng trong mối liên hệ giữa chúng ta với Chúa, giống như Chúa đã chết đối với chúng ta. Ðiều đó không có nghĩa là Ðức Chúa Trời chết, nhưng có nghĩa là mối liên hệ tốt đẹp giữa chúng ta với Ngài đã chấm dứt.
"Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng sự ban cho của Ðức Chúa Trời là sự sống đời trong Ðức Chúa Giê-xu Christ Chúa chúng ta." Rô-ma 6:23



Hết Bài 2 (Ru-tơ 1:1-4). Mời bạn xem tiếp : Bài 3 (Ru-tơ 1:5-10).
• LIÊN HỆ - HỖ TRỢ

XÂY DỰNG MỘT WAP MIỄN PHÍ
TRÊN DI ĐỘNG

WWW.CHODIENTHOAI
1