Các ông trạng ở Việt Nam
Giai thoại về LƯƠNG THẾ VINH (Trạng Lường)
THẦN ĐỒNG - THẦN CHÚ
Lương Thế Vinh (LTV) tên tự là Cảnh Nghị, tên hiệu là Thụy Hiền, ông sinh năm 1411 tại Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay là huyện Vụ Bản - Hà Nam Ninh ).
Từ bé, Lương Thế Vinh đã nổi tiếng trong việc học, việc chơi. Vinh học rất mau thuộc, mau hiểu mà chơi cũng rất tài tình. Cậu rất thích thả diều, câu cá, bảy chim cùng với các trẻ chăn trậu. Nhưng diều của Vinh thường vẫn lên cao hơn, có hình dáng khác lạ. Không hẳn "cánh thoi" mà cũng không giống "cánh tiên". Vinh cắt một khúc dây mướp đã già cỗi, chẻ và vót mỏng thành một cái mang rồi căng trên một thanh tre mảnh uốn cong hình chữ U thành một cái "Ve". Buộc chiếc ve này lên diều rồi thả lên trời. Gió thổi, màng rung lên kêu ve ve nghe rất thích. Cậu còn làm hai, ba cái "ve" to nhỏ khác nhau buộc thành một bộ. Khi thả diều, tiếng trầm xen kẻ tiếng bổng rất du dương vui tai, người lớn cũng say mê lắng nghe.
Cùng đi câu cá với bạn bè , nhưng bao giờ cậu cũng được nhiều cá hơn, cá to hơn. Nhìn chiếc bẫy người lớn bẫy chuột, cậu liền nghĩ ra chiếc bẫy nhỏ xíu để bẩy chim trả khá tinh vi làm người lớn phải ngạc nhiên, thán phục.
Người thời đó gọi cậu là "thần đồng", tiếng dùng để chỉ những người giỏi như "thần" ở tuổi nhi đồng. Nhưng bọn trẻ chả hiểu "thần đồng " là gì. Chúng ngỡ TV hay câu cá, thả diều, bẫY chim, chăn trâu ngoài đồng nên người ta gọi là "thần" ở ngoài "đồng". Rồi một chuyện sau đây xảy ra, khiến bọn trẻ tưởng cậu là "thần thánh " thực sự .
Hôm đó cậu đem một trái bưởi ra bãi tha ma (chỗ bạn bè thả trâu) làm quả bóng để các bạn cùng chơi. Bổng quả bưởi lăn xuống một trong những cái hố bên mép bãi người ta đào để ngăn trâu bò khỏi phá lúa. Cái hố rất hẹp lại rất sâu không xuống mà cũng không với tay lấy lên được. Bọn trẻ tưởNg thế là mất đồ chơi. Nhưng Lương Thế Vinh nghĩ một lát, rồi mới hớn hở rủ bạn ra chỗ nong nước bên ngòi mượn vài chiếc gầu giai đi múc nước đổ xuống hố. Bọn trẻ không hiểu Vinh làm thế để làm gì. Nhưng lát sau, thấy Vinh cúi xuống cầm quả bưởi lên, chúng rất sửng sốt phục tài Vinh.
Từ đó, trẻ con trong làng truyền nhau rằng Lương Thế Vinh là thần, có một câu "thần chú" hay lắm, có thể gọi được những vật vô tri như quả bưởi lại với mình.
Thực ra thì khi Vinh trèo cây hái bưởi bên bờ ao, sẩy tay cậu làm rơi quả bưởi xuống nước tưởng mất. Nhưng khi nhìn thấy bưởi nổi lên trên mặt ao. Vinh đã lấy cành che chòi vào và đem ra bãi chơi. Lúc quả bưởi lăn xuống hố, cậu đã chợt nhớ lại và nghĩ ra cách lấy nước đổ xuống cho bưởi nổi lên. Vốn thích thơ, ca hò, vè. Khom cúi xuống chờ bưởi, cậu vui miệng ứng khẩu đọc lẩm nhẩm :
Bưởi ơi bưởi
Nghe tao gọi
Lên đi nào
Đừng quên lối
Đừng bỏ tao...
Và bọn trẻ nghĩ răng Vinh đọc "thần chú ".
Cuốn sách này đến đây là hết. Mời bạn quay về trang chủ hoặc trang Truyện cổ tích để đọc tiếp.