watch sexy videos at nza-vids!
- Phim sexy ngủ lén với ngọc trinh rồi..!!
- Lộ clip mấy em teen nhảy khoe hàng
- tải trọn 20 bộ Tin Nhắn 8/3 ý nghĩa miễn phí



WAPSITE GIẢI TRÍ DI ĐỘNG
WWW.CHODIENTHOAI


Time: 20:51 Date: 28/11/24
MỤC LỰA CHỌN
Chiến tranh Đông dương 3
Trong phong trào cộng sản Trung hoa, kể từ khi đảng cộng sản được Trần Độc Tú thành lập năm 1921, nhân vật nổi bật luôn đứng sau những thăng trầm và biến động là Mao Trạch Đông. Gia nhập đảng từ những năm đầu tiên, Mao đã phát động cuộc nổi dậy mùa thu ở Hồ Nam năm 1928, đã cùng Chu Đức, Bành Đức Hoài, Lâm Bưu thành lập Hồng quân Trung hoa, đã dẫn đầu cuộc Vạn Lý Trường Chinh đến Diên An, để từ đó, củng cố lực lượng, phản công đánh tan quân đội của Tưởng Giới Thạch, chiếm chính quyền trên toàn lục địa Trung hoa.
Sau chiến thắng, năm 1949 nước Cộng hoà nhân dân Trung hoa được thành lập, Mao Trạch Đông được bầu làm chủ tịch đảng, Chu Ân Lai là Thủ tướng. Những năm đầu tiên là những năm củng cố chính quyền, nhưng cũng là những năm Trung hoa xua quân đánh chiếm Tây Tạng và tham gia trận chiến Triều tiên. Năm 1953, Trung hoa mới bắt đầu kế hoạch ngũ niên thứ nhất để quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Kế hoạch này rập khuôn theo khuôn mẫu Liên xô, dành ưu tiên phát triển kỹ nghệ nặng. Một hiệp ước hữu nghị và hợp tác được ký kết theo đó Liên xô viện trợ dồi dào cho Trung hoa về mọi mặt, kỹ thuật, kinh tế, quân sự. Cùng năm đó, Quốc hội đầu tiên được bầu. Quốc hội đề cử Mao Trạch Đông kiêm nhiệm Chủ tịch nhà nước, Lưu Thiếu Kỳ Chủ tịch Quốc hội, Chu Ân Lai Thủ tướng. Bộ máy đảng do Đặng Tiểu Bình tổng bí thư điều hành.
Cuối năm 1956, Mao Trạch Đông phát động phong trào “Bách gia tranh minh, bách hoa tề phóng” - khuôn mẫu cho Hồ Chí Minh phát động phong trào trăm hoa đua nở ở Việt nam - để nhân dân có thể phê bình khuyết điểm của cán bộ. Mới đầu, những lời phê bình còn dè dặt, sau đó, phong trào trở nên rầm rộ. Dân chúng không những chỉ trích cán bộ cấp dưới mà còn phê bình cả những cấp lãnh đạo đảng và chính phủ. Tức giận, Mao gán những lời phê bình đó cho những phần tử tư sản hữu khuynh phản động và phát động chiến dịch đàn áp. Từ những diễn biến đó, Mao thấy cần phải có những cuộc cách mạng liên tục. Tuy những công trình của kế hoạch ngũ niên thứ nhất đã đạt kết quả tốt, nhưng Mao tin rằng nếu nhân dân được thấm nhuần nhiều hơn về ý thức hệ, và tài nguyên nhân lực cũng như vật chất được sử dụng một cách quy mô, có tổ chức thì kế hoạch ngũ niên thứ hai 1958-1963 sẽ thành công rực rỡ hơn. Do đó, Mao phát động “đại nhảy vọt”năm 1958.
Thi hành đại nhảy vọt này, nhân dân được gom lại thành mấy chục ngàn công xã. Cách sinh hoạt giống như trong quân đội. Dân chúng ăn uống ở những nhà ăn tập thể, nhiều công xã còn có những nhà ngủ công cộng. Nhân dân làm việc theo giờ, tổ chức thành những đội nông nghiệp, công nghiệp để tự túc về sản xuất, hành chánh, kế toán. Các cán bộ và đảng viên sẽ tăng cường huấn luyện và nhồi sọ quần chúng thêm về chính trị.
Đại nhảy vọt đó là một thất bại, mức sản xuất các ngành đều sa sút, lương thực bị thiếu hụt, kỹ nghệ bị ngưng trệ. Nhân dân mệt mỏi và bất mãn. Người đứng lên chỉ trích “đại nhảy vọt” là Bành Đức Hoài, Bộ trưởng quốc phòng. Tại đại hội đảng ở Lư Sơn tháng 4-1959, Mao đứng ra nhận trách nhiệm về những thất bại, từ chức Chủ tịch nhà nước, nhưng vẫn giữ chức Chủ tịch Đảng. Lưu Thiếu Kỳ được bầu lên thay chức Chủ tịch nhà nước, nhưng Bành Đức Hoài thì bị mất chức, nhường chỗ cho Lâm Bưu. Từ 1960 đến 1965, đảng cộng sản Trung hoa dưới sự lãnh đạo của những phần tử ôn hoà như Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình thực hiện được những biện pháp cải cách. Trong sản xuất, hiệu năng được chú trọng hơn ý thức hệ, và tới năm 1965 thì kinh tế Trung hoa đã hồi phục. Tuy nhiên, Mao Trạch Đông không nằm yên trong bóng tối. Biện pháp dùng quyền lợi vật chất khuyến khích công nhân và nông dân đối với Mao là một hình thức thoái hoá, phản cách mạng, phản Mác xít. Mao thấy đảng cộng sản Trung hoa đang đi trên con đường tư bản và cần phải có một cuộc cách mạng mới. Năm 1965, Mao đi một vòng chu du khắp nước để tìm hậu thuẫn, và rồi trong một buổi họp của Bộ Chính trị, Mao tố cáo là có “những phần tử nắm quyền trong đảng đang đi theo con đường tư bản”, và đề nghị phát động một cuộc cách mạng văn hoá. Bộ Chính trị đề cử một Uỷ ban năm người do Bành Chân, thị trưởng Bắc kinh đứng đầu phụ trách việc này. Nhưng nhóm này suốt năm không làm gì cả. Tới tháng 11-1965, do sự khuyến khích của Mao Trạch Đông, Diêu Văn Nguyên viết một bài gay gắt phê bình một vở kịch đang được hoan nghênh “Hải Thuỵ bị cách chức”. Vở kịch do Vũ Hàm, một phụ tá của Bành Chân, viết năm 1961. Nội dung vở kịch là chuyện một ông quan chính trực nhà Minh, vì phản đối chính sách chiếm đoạt đất đai nông dân của bọn địa chủ và tham quan mà bị một bạo chúa cách chức. Vở kịch rất được phổ biến và hoan nghênh, nhưng cũng dễ dàng khiến khán giả liên tưởng tới hoàn cảnh của Bành Đức Hoài trong thời gian đại nhảy vọt. Sau bài phê bình, nhóm Bành Chân phản ứng lại bằng cách kiểm duyệt không cho phổ biến những bài của Diêu Văn Nguyên. Mao Trạch Đông, nhờ uy tín sẵn có, cùng với sự ủng hộ của Lâm Bưu, nhóm Giang Thanh, và Trần Bá Đạt bí thư thành uỷ Thượng Hải, nên đã thành công trong việc cách chức Bành Chân và bắt giữ Chu Dương, người được coi như lãnh đạo văn nghệ ở Trung hoa. Tuy nhiên, trong nội bộ Đảng, Mao dã không thể triệt hạ được Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình. Vì thế, Mao quay sang tìm sự ủng hộ của học sinh và sinh viên.
Được xách động, phong trào nổi loạn bắt đầu ở Đại học Bắc kinh và Thanh Hoa, sau đó lan rộng ra khắp nước. Những học sinh này, được gọi là Hồng vệ binh, đeo băng vải đỏ ở tay, họp thành từng nhóm, mới đầu chỉ biểu tình, đập phá trường sở, bắt giữ, hành hung và hạ nhục các giáo sư và ban giám đốc. Sau đó, được sự đồng tình không can thiệp của công an và quân đội và bị tay chân của Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên, Trương Xuân Kiều thúc đẩy, họ kéo đi đập phá các cơ sở của đảng cộng sản, bắt giữ hạ nhục công chức, đảng viên. Đầu năm 1967, đến lượt Chủ tịch nhà nước Lưu Thiếu Kỳ và Tổng bí thư đảng Đặng Tiểu Bình bị thanh trừng. Từ đó, Mao Trạch Đông hoàn loàn làm chủ tình thế.
Tình hình quốc tế đã khiến Mao Trạch Đông phải chấm dứt tình trạng hỗn loạn do Hồng vệ binh gây ra. Năm 1968, Liên xô ngang nhiên đem quân xâm lăng Tiệp khắc, đồng thời tăng cường quân đội ở biên giới Nga Hoa. Mao ra lệnh cho Lâm Bưu đem quân đội tái lập trật tự. Tình trạng hỗn loạn chấm dứt, và các đối thủ của Mao bị loại trừ.
Trong đại hội Đảng lần thứ tư năm 1969, Lâm Bưu được đề cử vào chức Phó chủ tịch Đảng, trở nên nhân vật số hai, được coi như sẽ kế nghiệp Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, sau thời kỳ hỗn loạn, Mao Trạch Đông thấy Trung hoa cần có một giai đoạn ổn định để phục hồi kinh tế nên đã không nhiệt tình ủng hộ nhóm quá khích của Giang Thanh. Trong thời gian này, uy tín của Chu Ân Lai tăng dần vì ông ta được sự ủng hộ của đa số cán bộ trong đảng và quân đội. Phe quá khích bị tổn chát nặng năm 1971, khi Lâm Bưu, thấy mình bị mất dần ảnh hưởng trong đảng, trung quân đội, cũng như sự ủng hộ của Mao nên không thể chờ đợi được nữa, phát tổ chức đảo chánh. Cuộc đảo chánh thất bại, Lâm Bưu định trốn qua Liên xô, nhưng chết khi chiếc máy bay bị bắn hạ. Nhờ lý do đó, phe đảng của Lâm Bưu bị loại trừ, những người bị giáng cấp hay thanh trừng trong cuộc Cách mạng Văn Hoá dần dần được phục hồi chức vụ. Với sự giúp đỡ của Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình được phục chức phó Thủ tướng vào tháng 4-1973. Lúc đó, sau chuyến viếng thăm Bắc kinh của Tổng thống Nixon, Trung hoa đã thân thiện hơn với Hoa kỳ.
Mất Lâm Bưu, mất hậu thuẫn của quân đội, phe quá khích thành lập một lực lượng võ trang riêng, nhưng lực lượng này chỉ có sự ủng hộ của Thượng Hải. Cùng với Đặng Tiểu Bình, Chu Ân Lai đề ra chính sách bốn hiện đại” (hiện đại hoá nông nghiệp, kỹ nghệ, quốc phòng và khoa học kỹ thuật). Nhưng kế hoạch này bị gián đoạn ngay từ đầu do cái chết của Chu Ân Lai vào tháng 1-1976. Cái chết này mở đầu cho một năm 1976 nhiều sóng gió trong lịch sử Cộng đảng Trung hoa. Mao Trạch Đông, không bao giờ ưa Đặng Tiểu Bình, nhưng cũng không ủng hộ nhóm quá khích, nên đã đề cử Hoa Quốc Phong, Bộ trưởng Bộ an ninh một nhân vật ít người biết, làm quyền Thủ tướng. Trong nội bộ đảng, sau khi Chu Ân Lai chết, Đặng Tiểu Bình bị thất thế, phe quá khích lại nổi lên. Điều này gây bất mãn cho dân chúng Bắc kinh. Tháng 4-1976, nhân tiết thanh minh, hàng trăm ngàn dân Bắc kinh tụ họp ở Thiên An Môn, lấy cớ tưởng niệm Chu Ân Lai, nhưng thật sự để làm và nghe những bài thơ chống phe quá khích trong đảng. Công an đàn áp mạnh. Mao Trạch Đông, do sự xúi giục của Giang Thanh, đổ lỗi cho Đặng Tiểu Bình và làm áp lực để Bộ Chính trị khai trừ Đặng Tiểu Bình lần thứ hai.
Ba tháng sau, tháng 7-1976, Thống chế Chu Đức, người có công lớn nhất trong việc thành lập Hồng quân cũng chết. Tháng 8, một trận động đất lớn xảy ra ở Đường Sơn, phá huỷ hết những cơ sở kỹ nghệ và gây thương vong cho năm trăm ngàn người. Cuối cùng, tháng sau nữa, đến lượt Mao Trạch Đông qua đời. Cái chết của Mao Trạch Đông để lại một khoảng trống, không có người kế vị chính thức. Hoa Quốc Phong tuy nắm quyền Thủ tướng nhưng lại không có uy tín và ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân, trong đảng, hay trong quân đội. Chính quyền lúc ấy có hai phe. Phe thứ nhất của Giang Thanh nhấn mạnh đến sự quan trọng của sự thuần khiết ý thức hệ, quy tụ những cán bộ, đảng viên được cất nhắc trong cuộc Cách mạng Văn Hoá. Phe thứ hai là một liên minh lỏng lẻo những cấp chỉ huy quân đội, những chuyên viên kinh tế và cán bộ hành chánh. Đứng đầu phe này là Diệp Kiếm Anh một thống chế đang nắm chức Bộ trưởng quốc phòng. Ông ta thuyết phục được Hoa Quốc Phong và Uông Đông Hưng, người chỉ huy biệt đội 8341, đơn vị phụ trách bảo vệ an ninh cho Trung ương đảng, về phe mình để loại trừ phe quá khích.
Ngày 6-10-1976, biệt đội 8341 ra tay, bắt giữ hết bốn nhân vật trong “bè lũ bốn tên”, đồng thời những binh lính thuộc đặc khu Bắc kinh của Trần Tích Liên cũng chiếm đóng tất cả những cơ sở hoạt động của phe Giang Thanh. Để hoá giải sự chống đối của Thượng Hải, một căn cứ mạnh mẽ của bè lũ bốn tên, Hoa Quốc Phong trước đó đã triệu hồi các cấp lãnh đạo đảng và quân đội ở đó về họp. Mấy ngày sau, Trung ương đảng cộng sản họp và bầu Hoa Quốc Phong làm Chủ tịch đảng kiêm Chủ tịch quân uỷ Trung ương.
Tuy ở ngôi vị cao và quan trọng, nhưng trong đảng và quân đội, Hoa Quốc Phong lại không có nhiều ảnh hưởng và uy tín như Đặng Tiểu Bình. Để củng cố địa vị, một mặt Hoa Quốc Phong bắt đầu một chiến dịch tự đề cao. Báo chí gọi Hoa Quốc Phong là một “lãnh tụ sáng suốt, một vị chỉ huy tài ba, người kế nghiệp xứng đáng của Mao chủ tịch”. Đâu đâu cũng thấy hình Mao Trạch Đông cầm tay Hoa Quốc Phong với câu “Có đồng chí, tôi yên tâm”. Mặt khác, Hoa Quốc Phong liên kết với những người tuy không thuộc phe Bè lũ bốn tên, nhưng trước kia đã hùa theo Mao Trạch Đông chống Đặng Tiểu Bình như Uỷ viên an ninh Trung ương đảng Uông Đông Hưng, bí thư thành uỷ Bắc kinh Vũ Đệ, tư lệnh quân khu Bắc kinh Trần Tích Liên, phó Thủ tướng Trần Hồng Quý. Một lần nữa, Diệp Kiếm Anh lại giữ một vai trò quan trọng. Ông ta khuyên Đặng Tiểu Bình nên nhún nhường bằng cách viết thư chúc mừng Hoa Quốc phong đã dẹp được Bè lũ bốn tên, ủng hộ Hoa trong chức vụ Chủ tịch đảng, và công nhận đã phạm vài lỗi lầm. Ngày 21-7-1977, Trung ương đảng cộng sản họp và Đặng Tiểu Bình được phục hồi tất cả những chức vụ cũ như Uỷ viên Bộ Chính trị, phó Chủ tịch quân uỷ Trung ương, và Tham mưu trưởng quân đội.
Vừa được phục chức, Đặng Tiểu Bình bắt tay ngay vào việc củng cố địa vị của mình. Nhờ sự trợ lực của Hồ Diệu Bang, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Trung ương đảng, những cán bộ, đảng viên trước kia bị thanh trừng được phục hồi đảng tịch và được thăng chức. Những người thuộc phe quá khích hay thân Mao dần dần bị loại.
Trong Đại hội Đảng lần thứ XI cuối năm 1978, bốn người thuộc phe Đặng Tiểu Bình gồm Hồ Diệu Bang, Trần Tôn, Vương Chân và Đặng Dĩnh Châu được bầu vào Bộ Chính trị. Hồ Diệu Bang được bầu làm Tổng bí thư. Diệp Kiếm Anh trở nên Chủ tịch nhà nước. Các đối thủ của Đặng Tiểu Bình như Uông Đông Hưng, Vũ Đệ bị mất chức. Còn Hoa Quốc Phong tuy còn được giữ chức Chủ tịch Đảng một thời gian nữa, nhưng dần dần bị đẩy lùi vào bóng tối. Phe Đặng Tiểu Bình nắm hết quyền hành ở Trung hoa, và Trung ương Đảng chấp thuận hết những chính sách của ông ta, trong đó có chính sách “Bốn hiện đại”, chính sách mềm dẻo trong vấn đề Đài loan, xích lại gần Hoa kỳ, và xâm lăng giới hạn Việt nam. Một trong những yếu tố quan trọng đưa đến những đổi thay trong đường lối đối ngoại của Trung hoa là do sự nứt rạn ngày càng trầm trọng của quan hệ Nga Hoa.
Sau chiến thắng của cộng sản Trung hoa năm 1949, hai nước cộng sản trên đã có những quan hệ thân thiết nhất, tưởng như lực lượng hai nước kết hợp lại sẽ có thể giúp phát triển chủ nghĩa cộng sản lan tràn ra khấp thế giới. Tháng 2-1950, ngay mấy tháng sau khi chiếm được toàn lục địa, cộng sản Trung hoa đã ký với Liên xô một hiệp ước liên minh ba mươi năm, ngoài mục đích cùng nhau phát triển kinh tế, còn để phòng thủ chống lại Hoa kỳ và Nhật bản. Cả hai lại còn đoàn kết hơn nữa trong chiến tranh Triều tiên.
Theo thời gian, mối quan hệ thân thiết này dần dần lạnh nhạt. Là những người cộng sản mới thành công trong việc chiếm được chính quyền còn nhiều tự tin và quá khích, cộng sản Trung hoa tin rằng thế giới sẽ được giải phóng bằng đấu tranh giai cấp và bạo lực cách mạng. Vì thế họ thấy bất mãn khi Kroushchev trong năm 1956 công khai tuyên bố không còn coi chiến tranh giữa hai khối cộng sản và tư bản là một quy luật tất yếu. Hai bên có thể sống chung hoà bình và phe cộng sản vẫn có thể giành được thắng lợi bằng những phương cách đấu tranh chính trị hay tranh cử nghị viện. Năm 1958, khi Trung hoa mưu chiếm hai đảo Kim Môn và Mã Tổ thuộc Đài loan, họ hy vọng Liên xô giúp đỡ, nhưng nước này tỏ vẻ thờ ơ. Trung hoa càng bất mãn hơn khi Liên xô thiên về Ấn độ trong cuộc tranh chấp Ấn-Hoa năm 1959. Một năm trước đó, Trung hoa phát động đại nhảy vọt, tiến lên xã hội chủ nghĩa một cách quá khích, không theo khuôn mẫu Liên xô, Liên xô coi đó như một hình thức thách đố địa vị đàn anh của mình trong khối cộng sản. Từ đó, Liên xô gọi Trung hoa là giáo điều, chấm dứt mọi viện trợ, còn Trung hoa cũng gọi Liên xô là xét lại.
Năm 1962, sự rạn nứt giữa hai quốc gia trở nên thù nghịch khi Liên xô đứng hẳn về phe Ấn độ trong cuộc chiến tranh biên giới Ấn-Hoa. Kể từ đó hai bên dần dần tăng cường quân đội ở biên giới. Trung hoa bắt đầu coi Liên xô như một mối đe doạ chính kể từ năm 1968, khi Liên xô trắng trợn đem quân vào Tiệp khắc, lật đổ chính phủ cấp tiến Alexander Dubcek, Trung hoa gọi đó là một hành vi xâm lăng thô bạo. Trong khi đó, Liên xô gọi đó là “chủ thuyết Brezhnev” hay “chủ thuyết quyền tự quyết giới hạn của những quốc gia xã hội chủ nghĩa” theo đó trong trường hợp một quốc gia xã hội chủ nghĩa bị đe doạ, những quốc gia xã hội chủ nghĩa khác có nghĩa vụ đem quân can thiệp. Lý thuyết này biện minh cho những hành động xâm lăng và Trung hoa thấy mình có thể là mục tiêu kế tiếp. Một cuộc đụng độ lớn ở biên giới vào tháng 3-1969 làm Trung hoa không còn nghi ngờ gì về tham vọng bành trướng đất đai của Liên xô, vì thế mà quá khích như Mao Trạch Đông cũng phải chấp nhận chính sách xáp lại gần Hoa kỳ và coi Liên xô như kẻ thù số một.
Tình trạng bang giao giữa hai nước càng suy đồi hơn sau năm 1975, khi Việt nam không còn lợi dụng được cả hai quốc gia kể trên để nhận viện trợ nữa, nên ngả hẳn về phía Liên xô, khiến cho Trung hoa, dù không tán thành đường lối cai trị của Campuchia, vẫn phải luôn đứng sau Campuchia trong cuộc chiến tranh biên giới. Tháng 5-1978, khi tranh chấp Việt Hoa bắt đầu căng thẳng, như để cảnh cáo Trung hoa, Liên xô cho quân vượt biên giới Hắc Long Giang. Tuy Liên xô sau đó xin lỗi, nhưng Trung hoa không bao giờ coi đó là một hành động không cố ý.
Đối với Việt nam, sự xích mích Nga Hoa là một con dao hai lưỡi. Khả năng hữu hiệu duy nhất của những nhà lãnh đạo Việt nam là kêu gọi, lường gạt và kiểm soát được nhân dân, để cho họ thắt lưng buộc bụng và hy sinh chiến đấu. Vì thế nên trong chiến tranh Đông dương thứ hai, ngoài nhân lực, hầu hết tài nguyên kinh tế và võ khí đều lệ thuộc vào khối Cộng sản, và Việt nam đã khôn khéo đứng trung lập trong cuộc tranh chấp Nga Hoa để có thể lợi dụng cả hai nước. Sau khi đạt được chiến thắng, họ không thể một mình tự lập, mà vẫn phải dựa dẫm vào một thế lực bên ngoài. Lần này, họ không còn có thể theo đuổi chính sách lưng chừng được nữa, và họ đã lựa chọn đứng về phe Liên xô, một nước cộng sản mạnh hơn, tân tiến hơn. Nhưng làm như thế, họ đã phô bày một thái độ bội phản, vô ơn và trở mặt đối với Trung hoa, gây căm phẫn trong nhân dân cũng như trong hàng ngũ lãnh đạo, kể cả phe ôn hoà lẫn phe quá khích, để cho chiến tranh Đông dương thứ ba phải xảy ra, gây nên những tàn phá chết chóc mà những người gánh chịu vẫn chỉ là nhân dân Việt nam.
Hồng quân Trung hoa, hay quân đội nhân dân Trung hoa, được coi như thành lập sau cuộc nổi dậy mùa thu ở Nam Trương năm 1927 thất bại, là kết hợp của những toán quân lẻ tẻ của Chu Đức, Lâm Bưu, Mao Trạch Đông, Bành Đức Hoài. Sau chiến thắng năm 1949, các lộ quân và quân đoàn của Hồng quân được thống nhất thành quân đội quốc gia. Lực lượng được chia ra làm chính quy, chủ lực quân khu, và dân quân địa phương. Bộ tổng tham mưu được chia ra làm ba Tổng Cục: Tham mưu, Chính trị và Hậu Cần. Cách tổ chức này đã được Việt nam lấy làm khuôn mẫu. Chiến thuật và chiến lược dựa theo một chủ thuyết của Mao, gọi là “chiến tranh nhân dân”, “lấy nông thôn bao vây thành thị”, trái hẳn với lý thuyết của Lênin là chiếm chinh quyền bằng cách dùng công nhân nổi loạn trong thành phố. Những chủ thuyết này, đã được Việt nam học tập, ghi trong điều lệ Đảng Lao động năm 1951 là một “nền tảng tư tưởng”. Trong chiến tranh, Mao Trạch Đông ý thức được là Trung hoa đất rộng, người đông, nên chủ trương không giữ đất, không cần có căn cứ nhất định và cách thế thủ hay nhất là luôn luôn cơ động và tấn công. Chiến thuật này dùng trong chiến tranh Quốc-Cộng để chiếm chính quyền của Tưởng Giới Thạch, và dự trù sẽ dùng nữa trong trường hợp Liên xô đem quân xâm lăng.
Quân số Trung hoa (chính quy và chủ lực), đông nhất trên thế giới, gồm khoảng bốn triệu, trong đó hải quân và không quân mỗi binh chủng có khoảng ba trăm ngàn. Toàn quốc được chia thành bảy quân khu: Trấn Giang (sát biên giới Bắc Hàn, gồm các tỉnh Hắc Long Giang, Liêu Ninh...), Bắc kinh (gồm Nội Mông, Bắc kinh, Hà Bắc, Sơn Tây), Nam Kinh (Phúc Kiến, Giang Tây, Thượng Hải, An Huy...), Kiến An (Hà Nam, Sơn Đông), Quảng Châu (Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam), Thành Đô (Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu, Tây Tạng) và Lan Châu (Tân Cương, Thanh Hải...). Mỗi quân khu có nhiều quân đoàn. Những quân đoàn 13, 14, 41, 42, 43, 54, 55... tham chiến ở Việt nam là những quân đoàn thuộc các quân khu Thành Đô, Quảng Châu, Nam Kinh và Kiến An. Một số quân đoàn khác được biết đến là các quân đoàn 27, 38, 65... thuộc quân khu Bắc kinh (quân đoàn 27 nổi tiếng tàn bạo khi tàn sát sinh viên ở Thiên An Môn năm 1989), các quân đoàn 16, 39, 40, 64... quân khu Trấn Giang, quân đoàn 21, 28, 47... quân khu Lan Châu, quân đoàn 67, 20, 26... quân khu Kiến An, quân đoàn 1, 12, 31... quân khu Nam Kinh... Ngoài quân chính quy và chủ lực, Trung hoa còn có bảy triệu dân quân. Tổng chỉ huy quân đội là Chủ tịch Quân uỷ Trung ương, thường là Chủ tịch đảng. Nhưng chức vụ này đã được Đặng Tiểu Bình kiêm nhiệm trong nhiều năm qua. Bộ tổng tham mưu trực tiếp chỉ huy lực lượng chính quy và võ khí nguyên tử. Tư lệnh quân khu chỉ huy chủ lực và dân quân.
Về không quân, Trung hoa có ba mươi hai sư đoàn không quân chiến đấu và mười hai sư đoàn oanh tạc. Những sư đoàn này cũng được phối hợp lại thành những quân đoàn không quân (đệ tứ quân đoàn ở Thượng Hải, đệ ngũ quân đoàn ở Hàng Châu...). Mỗi sư đoàn có ba trung đoàn và mỗi trung đoàn có ba phi đội. Mỗi phi đội có khoảng mười hai phi cơ. Ngoài những đơn vị phòng không như 100 đơn vị tên lửa SAM, khoảng 10,000 súng phòng không, còn có những đơn vị radar, kiểm báo. Từ 1956, Trung hoa đã có thể sản xuất MiG-15, MiG-17, MiG-19. Tuy số lượng nhiều, nhưng phi cơ cũng như vũ khí không được tối tân bằng những vũ khí mà Liên xô viện trợ cho Việt nam. Vì thế nên trong trận chiến tranh biên giới với Việt nam, Trung hoa đã tránh không dùng không quân. Từ 1979, họ mới bắt đầu gắn tên lửa không không lên phi cơ, và với sự giúp đỡ của Tây Phương, chế tạo loại máy bay chiến đấu mới F8, hay Tây An A, không theo khuôn mẫu của phi cơ Liên xô.
Hải quân Trung hoa đông hàng thứ ba trên thế giới. Họ cũng tổ chức thành chính quy, chủ lực và dân quân. Lực lượng chính quy chính gồm có ba hạm đội: Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải. Chủ lực quân khu bao gồm những tàu tuần duyên, còn dân quân chỉ là những thuyền nhỏ gắn súng máy. Những thuyền võ trang này có nhiệm vụ kiểm soát tàu đánh cá và tình báo. Hải quân Trung hoa mang nặng tính cách phòng thủ. Vòng phòng thủ ngoài cùng duyên Hải Thuỵ Hoa là khoảng một trăm tàu ngầm chạy bằng dầu cặn. Sau hàng rào phòng thủ này tới những máy bay tuần duyên và những pháo hạm gắn tên lửa Styx hay đại bác 130 ly. Chọc thủng được quyền này thì gặp những tàu phóng thuỷ lôi. Ngoài hải quân, không quân, Trung hoa có một số võ khí nguyên tử, nhưng trong khoảng năm 1979, những đầu đạn phóng đi chưa được xa và chính xác lắm.
Tuy quân số đông, số lượng phi cơ tàu chiến nhiều, nhưng chưa được tối tân lắm nên lực lượng quân sự của Trung hoa chủ yếu là phòng thủ, chỉ có thể phát động những cuộc tấn công giới hạn gần biên giới như Ấn độ, Triều tiên, Việt nam... Vì những biến động chính trị, quân đội Trung hoa trong suốt thập niên 1970 không có điều kiện hiện đại hoá. Các cấp chỉ huy từ trung đoàn trưởng trở xuống chưa từng tham gia một chiến trường thực sự. Binh sĩ cũng kém thao dượt. Những phương tiện tiếp vận, truyền tin còn thô sơ. Trong cuộc chiến tranh với Việt nam, Trung hoa đã bị tổn thất nặng, nhưng nhờ đó, họ thấy được những khuyết điểm. Với đà phát triển kinh tế của họ hiện nay, quân đội Trung hoa đã có điều kiện canh tân. Nhờ lình trạng bang giao Nga Hoa đã hoà dịu, mới đây, Trung hoa đã mua được của Nga nhiều máy bay MiG 31 tối tân và họ đang dự định đóng một hàng không mẫu hạm. Với tiềm năng nhân lực và kinh tế tài chánh như thế, vớt khuynh hướng bành trướng lâu đời, Trung hoa sẽ có thể trở nên một mối đe doạ cho toàn vùng Đông Á, và trực tiếp nhất là cho Việt nam, nhất là khi Việt nam vẫn còn bị cai trị bởi những lãnh tụ kiêu căng, thiển cận và mù quáng.

Tài liệu tham khảo:
- China, a country history - Bộ quốc phòng Hoa kỳ xuất bản.
- Conspiracy and death of Lin Giao - Yao Mang Le
- Brother Enemy - Nayan Chanda
- Quelling the People - Timothy Brook.



Hết P11 Sơ lược tình hình chính trị và quân sự tại Trung hoa cận đại. Mời bạn xem tiếp : P12 Mục tiêu và sách lược chuẩn bị chiến tranh của Trung hoa.
• LIÊN HỆ - HỖ TRỢ

XÂY DỰNG MỘT WAP MIỄN PHÍ
TRÊN DI ĐỘNG

WWW.CHODIENTHOAI
1