1- Hát Bội: Hát bội có rạp, hoặc bắt màn dưới gốc cây to, hoặc hát nơi đình. Phường hát bội khoảng chừng mười một mười hai người, một vài anh chàng đánh trống đánh phách, một vài anh vẽ hề đóng tướng. Họ đóng các tuồng các tích và còn diễn hề làm cho người coi cười vui vẻ. Ở ngoài có một người cầm trống chầu, hễ hát câu nào hay pha trò câu nào thì gõ cắc một tiếng. Phường nào hát giỏi thì được thưởng nhiều, phường nào hát dở được thưởng ít, họ cũng có khi hát khoán là cứ tính theo mỗi buổi tối là bao nhiêu đồng thì hát.
2- Hát tuồng: Hát tuồng chỉ khác hát bội là hát tuồn là hát nghiêm chỉnh, người hát ít tán chuyện hài và thường dùng các điểm tích như Tam quốc, Bình Đông, Bình Tây...
3- Trò quỷ thuật: Đó là mục ảo thuật hay xiếc ngày trước. Những trò họ hay có như là thả một cần câu trong một chậu nước trống, đọc thần chú thì tự nhiên câu lên có cá. Hay một cái chén không, trùm mảnh vải lên cái chén đó khi mở ra là chén rượụ Một cái lồng không trùm lại mở ra là đầy cả một lồng chim. Khi leo dây múa rối, họ dùng một sợi dây to cột trên lưng chừng hai cây tre, căng từ đầu này đến đầu kia dài khoảng 10 thước tạ Sau đó một người tay cầm cái sào đi trên sợi dây vừa đi vừa múa hát, có khi còn tung hai ba con daọ
4- Các tuồng dưới nước: Họ treo màn và sạp dưới nước rồi thì hát trống, múa rối dước nước. Họ còn cầm máy làm cho các người rối đi trên mặt nước hoặc đánh nhau, hoặc làm hai con rồng chọi nhau, có khi làm ông Lã Vọng câu cá, cá nhảy đớp mồi thì giật lên được cá.
5- Hát quan họ: Hát quan họ là một bên trai và một bên gái, họ hát đối đáp với nhau như hát trống quần. Hát quan họ xuất thân từ vùng Bắc Ninh.
6- Bắt bài: Mười hai hoặc mười tám hoặc hai mươi bốn ả đầu mỗi người mặc một màu áo, xanh hoặc đỏ, đầu đội nón cài trâm, thắt lưng ngoài, mỗi vai có một cái đèn bóng, tay múa miệng hát, múa lượn theo nhịp.