watch sexy videos at nza-vids!
- Phim sexy ngủ lén với ngọc trinh rồi..!!
- Lộ clip mấy em teen nhảy khoe hàng
- tải trọn 20 bộ Tin Nhắn 8/3 ý nghĩa miễn phí



WAPSITE GIẢI TRÍ DI ĐỘNG
WWW.CHODIENTHOAI


Time: 20:51 Date: 28/11/24
MỤC LỰA CHỌN
Hồ Quý Ly
Hội thề Đồng Cổ là ngày lễ lớn của Thăng Long. Nó được cừ hành vào ngày mồng bốn tháng tư hàng năm. Đó là một lễ hội thuần Việt rất được dân kinh đô xem trọng ở thời Lý Trần, tiếc rằng đã bị các triều vua sau này nho hoá bỏ mất.

Sách cổ chép rằng vua Lý Thái Tông, thủa còn là thái tử, phụng mạng vua cha đi đánh Chiêm Thành, năm Canh Thân (1020), khi đến vùng Đan Nê, An Định, Thanh Hoá, đóng quân dưới chân một quả núi. Canh ba đêm ấy, trong cõi mộng mung lung, nhà vua chợt thấy một dị nhân, mình cao tám thước, mày râu cứng nhọn, mặc áo giáp, tay cầm binh khí, đến trước cúi đầu tâu rằng: “Tôi là Thần núi Đồng Cổ, nghe tin thái tử đem quân đi dẹp giặc phương Nam, tôi xin theo giúp phá giặc, để lập chút công nhỏ”. Thái từ cả mừng vỗ tay khen ngợi rồi tỉnh dậy. Sau đó tiến quân đánh chiếm quả nhiên toàn thắng. Khi trở về qua núi Đồng cổ, thái tử sửa sang lễ tạ rồi rước thần vị về kinh đô Thăng Long. để giữ dân, hộ nước. Đền thờ lập sau chùa Thánh Thọ, thuộc địa phận thôn Đông, phường Yên Thái (làng Bưởi).

Khi Lý Thái Tổ chết, thái tử lên ngôi vua, tức vua Lý Thái Tôn. Đêm nằm mộng thấy thần Đồng Cổ đến báo rằng: “Ba vị em vua là Vũ Đức Vương, Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương âm mưu làm phản”. Lúc vua tỉnh dậy. Sai Lê Phụng Hiểu dàn quân bố trí phòng bị. Sự việc xảy ra quả đúng như giấc mộng. Loạn ba vương được dẹp tan. Đến đây, vua xuống chiếu xây đàn thề ở miếu Đồng Cổ, và hàng năm cứ đến mồng bốn tháng tư thì trăm quan hội họp làm lễ ăn thề.

Năm nay, ông vua già Trần Nghệ Tông cho mở hội thề to hơn mọi năm. Tháng hai, viên quan coi việc tế lễ đã cho thợ đến sửa sang miếu thờ, cạo rêu, quét vôi, tô tượng, thay những câu đối cũ. xây dựng lại những chỗ đổ nát, sửa sang cây cối, trồng hoa, lát đường... và soát xét lại đồ tế khí. Đồ tế khí ở đây có hai thứ có thể gọi là linh vật của đất nước.

Thứ nhất là chiếc chuông chùa Yên Tử. Hồi vua Trần Thái Tôn bỏ nhà lên núi Yên Tử định cắt tóc đi tu, quan thái sư Trần Thủ Độ kéo cả triều đình lên theo, cầu xin vua về cho hợp lòng dân. Việc đi tu của vua không thành. Khi vua chia tay, Phù vân quốc sư nghĩ phải có cái duyên hạnh ngộ lớn thì mới có một ông vua lên tận chốn núi cao hẻo lánh này để tìm Phật. Ông bảo nhà vua: “Trong núi không có Phật. Phật ở trong lòng người”. Tuy nhiên, để kỷ niệm cái duyên kỳ ngộ ấy, phù vân quốc sư tặng nhà vua Đại Hồng Chung ở chùa Vân Yên đem về kinh đô.

- Tâu bệ hạ. Đây là chiếc chuông quý truyền mấy trăm năm suốt triều nhà Lý. Đại Hồng Chung ít khi dùng đến, chỉ dùng vào dịp đầu xuân. Mỗi năm khi chuông rung lên là mây mù ùn ùn kéo đến. Mây trắng che kín đầu Yên Từ. Chuông gọi mây xong lại gọi mưa. Khi hồi chuông dồn dập binh boong ngân nga lần thứ hai thì những hạt nước li ti nằm trong mây sữa run rẩy, rồi chúng bay lượn quấn quít với nhau và thành những hạt to rơi xuống. Mưa rào. Đó là phật lộ. Mong rằng tiếng chuông của đức Phật từ bi được vang lên trên kinh thành Thăng Long. Mong rằng nước mưa của Phật từ bi sẽ nhuần thấm trong lòng người dân kinh kỳ.

Chiếc chuông Yên Tử đem về được treo ở chùa Thánh Thọ. Mấy năm trước, nhà sư Phạm Sư Ôn tập họp dân lưu tán đói khát nổi loạn. Giặc thày chùa kéo về kinh thành Thăng Long đốt phá. Ông vua già Trần Nghệ Tông, ông vua trẻ Trần Thuận Tôn và cả hoàng gia phải rời kinh đô đi lánh nạn. Đội cấm quân phía hữu kinh thành đóng binh ở chùa Thánh Thọ. Đội quân này đã gây cho quân nổi loạn nhiều thiệt hại. Tức giận, toán giặc thày chùa đã tàn phá, đốt trụi khu chùa thắng cảnh đẹp nhất Thăng Long. Cũng may khi giặc rút, nhân dân đã chữa cháy, cứu được tháp chuông. Giặc thày chùa mà lại đốt chùa. Ông vua già thở dài, và chẳng lẽ để chiếc chuông linh thiêng nằm chơ vơ giữa hoang phế, nên ông đã sai mang chuông đến đền Đồng Cổ.

Chiếc linh vật thứ hai ở đây là chiếc Đại Đồng Cổ. Đền Đồng Cổ thực ra thờ thần trống đồng. Khi vua Lý Thái Tôn rước linh vị thần Đồng Cổ ra kinh đô Thăng Long, các vị bô lão đã xin vua rước cả trống thờ luôn theo. Nhà vua không nỡ mang linh khí của nhân dân địa phương đi. Nhà vua truyền rằng: “Linh vật của nhân dân phải giữ lại đây. Ta muốn thờ thần ở hai nơi. Thần sẽ là thần hộ quốc, nhưng cũng vẫn còn là thần hộ dân địa phương”.

Vì vậy đền Đồng Cổ Thăng Long thờ thần Trống Đồng mà suốt hơn hai trăm năm không có trống đồng. Đến năm Mậu Ngọ (1258) vua Trần Thái Tôn đại thắng quân Nguyên lần thứ nhất. Nhân dân vùng An Định, Thanh Hoá cũng đào được chiếc Đại Đồng Cổ, chiếc trống đồng cỡ lớn, to gấp rưỡi chiếc trống đồng trên núi Đồng Cổ. Các vị bô lão nói: “Vượng khí của non sông xuất hiện để chào mừng một thời thịnh trị”. Nhân dân liền rước chiếc Đại đồng cổ lên Thăng Long tiến vua, để đưa vào thờ ở miếu thần hộ quốc. Vua Trần Thái Tôn nói:

- Thực là điềm trời giúp nhà Trần ta, binh khí phải đủ bộ. Có âm phải có dương. Mỗi khi nghe tiếng Đại Hồng Chung Yên Tử ngân nga lánh lót, ta cứ thấy băn khoăn như thiếu vắng một cái gì. Hoá ra tiếng chuông là thanh cao thanh nhẹ phải có tiếng thanh trầm thanh đục của chiếc Đại Đồng Cổ mới tạo ra được cảm giác hoà hợp. Bây giờ linh vật đủ đôi, âu cũng là điềm trời muốn giúp ta điều hoà âm dương.

Lệ nhà Trần năm nào cũng có hội thề Đồng Cổ. Nhưng chỉ có những năm đặc biệt, như vào năm thắng giặc, hoặc vua mới lên ngôi mới đem linh khí Đại Hồng Chung và Đại Đồng Cổ ra rước.

Vậy năm nay là năm gì mà ông vua già Trần Nghệ Tôn lại sai quan tư tế chuẩn bị khám soát cả chuông thần và trống thần. Tự đặt câu hỏi vậy thôi, chứ thực ra dân Thăng Long đã tự biết câu trả lời. Cứ nhìn những sự kiện xảy ra trong những năm gần đây thì rõ. Quân Chiêm Thành do vua Chế Bồng Nga đã mấy lần tấn công uy hiếp. đại binh của họ tiến gần sát kinh đô. Những nô tì theo nhà sư Phạm Sư Ôn nổi loạn đã tràn vào Thăng Long, đốt phá ba ngày đêm. Vua Trần Duệ Tôn đem quân vào đánh Chiêm Thành bị tử trận. Vua Trần Phế Đế bị ông vua già truất ngôi rồi giết chết. Ông vua già Trần Nghệ Tôn làm thái thượng hoàng suốt ba đời vua. Nghệ tôn cho con út là Thuận Tôn lên ngôi vua. Đất nước chao đảo thế này mà quyền hành lại nằm trong tay một ông vua già và một ông vua trẻ nít. Trong khi đó, thế lực của quan thái sư Quý Ly thì càng ngày càng mạnh.

Ông vua già Nghệ Tôn lo lắng là phải. Ông phải nhớ đến hội thề. Ông phải nhờ đến thần hộ quốc. Ông muốn tiếng chuông vàng, tiếng trống Đồng Cổ sẽ vang động làm thức tỉnh trăm quan. thức tỉnh thần dân trong nước. Các cụ tổ nhà Trần. lúc giặc Nguyên xâm lấn, trong cơn nguy cấp, đã gióng trống thần, đã khua chuông thiêng, gọi thần linh hộ quốc về giúp sức. Và tổ tiên của nhà Trần đã thành công phá tan giặc nước. Đến đời ông, phút này đây, chẳng là cơn nguy cấp sao. Vậy thì ông cũng phải dùng đến chuông thiêng, trống thiêng.

Chính đích thân quan bình chương Lê Quý Ly chỉ đạo tổ chức ngày hội thề Đồng Cổ. Thái bảo Trần Nguyên Hàng lo việc nghi lễ cho tôn nghiêm, việc rước xách cho linh đình, thiên tử thân hành làm việc tế lễ. Thượng tướng quân Trần Khát Chân lo việc quân cơ cho nghiêm ngặt.

Trước mấy hôm, quan thượng tướng đã sai quân đi sửa đường, sửa cầu từ nội điện đến đền Đồng Cổ. Từ tối hôm trước, suốt dọc đường vua đi đã được cắm cờ, và có quân lính túc trực từng quãng để xem xét động tĩnh, đảm bảo an toàn. Ngày mồng bốn tháng tư, từ lúc gà gáy sáng, quan tể tướng Lê Quý Ly dẫn trăm quan đến điện Đại Minh, ăn mặc lễ phục chỉnh tề, chờ sẵn ở sân chầu. Thượng hoàng Trần Nghệ Tôn và đức vua Trần Thuận Tôn mặc quần áo màu vàng. Trời rạng sáng, hai vua ngự ra cửa điện. Trăm quan quỳ lạy hai lạy, rồi tung hô vạn tuế.

Đúng giờ xuất hành, trên lầu cửa Hữu Lang điện Đại Minh, chuông trống nổi lên. Đám rước bắt đầu. Dân chúng Thăng Long cũng dậy từ gà gáy như vua quan. Người từ khắp làng quê cũng đổ về Thăng Long đi trẩy hội thề. Dọc đường, cắm cờ suốt từ cửa Tây tức Quảng Phúc Môn đến đền Đồng Cổ, người che kín hai bên đường.

Đám rước rất dài, chừng vài dặm. Người trong đám rước chừng vài ngàn người.

Đầu tiên là đội vụt roi dẹp đường. Đó là những chức quan nhỏ, tay cầm chiếc roi làm bằng tơ nhuộm đỏ. Họ lặng lẽ vút chiếc roi vào trong không trung. Sáu ông quan hàng nhị phẩm. tam phẩm cưỡi voi dẫn đường, một bên hàng văn, một bên hàng võ. Hai hàng voi bước chân đủng đỉnh. Những chiếc lọng đỏ, lọng tía lắc lư nghiêng ngả theo nhịp voi đi, những bác quản tượng áo nẹp đỏ phải ngoái đầu nhìn đằng sau, sao cho những chú voi đừng quá nhanh.

Sau voi là cờ biển. Phải nói một rừng cờ. Những đội quân hàng ngũ chỉnh tề, cán vờ đặt trên vai đều tăm tắp. Đội cờ ngũ hành gồm những lá cờ xanh, đỏ, vàng. trắng đen. Tiếp đến là đội cờ nhật nguyệt. đội cờ nhị thập bát tú, đội cờ thanh long, đội cờ bạch hổ, đội cờ chu tước, đội cờ huyền vũ.

Đội đồng văn làm người trẩy hội nức lòng. Người cai cầm cái trống khẩu chỉ huy. Một chiếc trống cái có lọng che, người khiêng. Chiêng to cũng vậy. Rồi một đội sinh tiền, một đội trống bản. Tiếng trống theo nhịp rước rộn vang với những bài bản nhịp nhàng, làm nức lòng người.

Cá đội lọng làm người ta hoa mắt vì mầu sắc. Những chiếc lọng hoa, lọng xanh, lọng đỏ... Những chiếc tàn, chiếc tán thêu bằng chỉ ngũ sắc có tua phất phơ trước gió.

Sau lọng đến quạt: quạt lông công, quạt lông trĩ, quạt trắng, quạt đen, quạt to, quạt nhỏ...

Đội nhã nhạc cung đình, cả đời người dân mới được thầy vài lần. Một trăm nhạc công mang đàn sáo, tấu lên những điệu nhạc lạ lùng chỉ sáng tác dành riêng cho vua nghe. Hoà vào điệu nhạc là một đoàn cung nữ đẹp như một bầy tiên, cổ tay dẻo quẹo rung lên những chiếc quạt lụa.

Đội lọng vàng đi ngay trước kiệu vua. Hai chiếc kiệu cũng mầu vàng. Rèm kiệu cũng màu vàng. Cả bầu trời vàng rực lên làm loá mắt con người. Quân cấm vệ, binh khí tuốt trần, cưỡi ngựa đi hai bên. Những tên lính canh đường quỳ sụp xuống, thiên hạ hai bên đường cũng quỳ sụp xuống theo khi vua qua.

Đền Đồng Cổ nằm trên một khu đất cao nhìn ra dòng sông Tô Lịch và Hồ Tây. Ngôi đền năm gian nằm giữa một rừng cây muỗm, cây nhân. Hai bên cửa đền là một dãy hoàng lan và ngọc lan. Ngay trước cửa đền là đàn thề nằm giữa một khoảng đất rộng. Chung quanh khu đền có xây tường bao.

Hôm nay, hai cánh cửa lim ở cổng chính tam quan mở rộng đón hai vua. Khi đoàn rước đến, các đội cờ, đội quạt, đội binh tản ra dưới khu rừng bàng nằm ngoài khu đền để nhường chỗ cho kiệu vua và trăm quan vào trong. Đội đồng văn và nhã nhạc đến ngồi ở hai gian bên. Nhạc tấu vang lừng. Cuộc lễ bắt đầu.

Chiếc trống đồng và chiếc Đại Hồng Chung được đạt ở gian giữa đền. Đích thân nhà vua rót rượu lễ. Quan Thái sư Lê Quý Ly đánh ba hồi trống đồng, thượng tướng quân Trần Khát Chân đánh ba hồi chuông. Ngoài sân thái bảo Trần Nguyên Hàng sai giết ngựa trắng, lấy máu pha rượu đổ vào cái chậu lớn đặt trên đàn thề. Cửa đền đóng kín; các bộ, các viện, các sảnh các các cục kiểm điểm sổ quan xem ai vắng mặt ngày hội thề đều bị phạt tiền rất nặng.

Ông vua già Trần Nghệ Tôn leo lên đàn thề, sau ông là ông vua con Trần Thuận Tôn, kế đến quan binh chương Lê Quý Ly, thượng tướng Trần Khát Chân, Thái bảo Trần Nguyên Hàng.

Trần Nguyên Hàng cầm tờ thề đứng trước trăm quan, xếp theo chức phẩm, im phăng phắc dưới chân đàn thề. Hàng dõng dạc đọc:

“Làm tôi phải hết lòng trung, làm quan phải giữ thanh bạch, làm con phải giữ tròn đạo hiếu. Nếu làm con mà bất hiếu, làm tôi mà bất trung thì thần minh tru diệt”.

Trong đền, trống đồng và chuông quý lại vang lên một hồi, rồi nhã nhạc tấu lên. Trăm con mắt đổ xô về nhìn vào ông vua già Trần Nghệ Tôn. Họ nhìn vì chính thượng hoàng Nghệ Tôn là người đã đòi hỏi phải làm cuộc lễ này thật tốn kém linh đình; đáng lẽ như mọi năm thì cuộc lễ này chỉ đơn giản thôi. Họ nhìn vì ai ai cũng biết, nhưng chẳng ai nói ra, rằng thượng hoàng là người nhiều tâm sự nhất lúc này. Thượng hoàng bày vẽ linh đình để làm gì? Để cứu vãn một tình huống chẳng thể cứu vãn nổi chăng? Để tự đánh lừa mình, sau đó để đánh lừa toàn dân, rằng triều đại nhà Trần vẫn còn đang thịnh trị, vẫn còn đầy nét vàng son chăng? Để thăm dò xem lòng dân còn hướng về nhà Trần tới mức nào? Để thăm dò trăm quan xem còn trung thành với triều đại nhà Trần đến mức nào? Hay để biểu dương lực lượng, để đe doạ kẻ thù, để khơi gợi lòng trung trinh của một kẻ mà ông đã có một thời rất trọng, rất yêu? Hay chỉ là một sự nuối tiếc, sự giãy giụa tuyệt vọng? Con thú chết ắt phải giãy, một triều đại sắp chết cũng giãy giụa, phải chăng đây là sự giãy giụa vàng son? Ông vua già mạt vàng bệch, đứng oai nghiêm mà đờ đẫn. Ông biết mọi người đang nhìn mình, nhưng ông chẳng muốn nhìn mặt ai lúc này; những khuôn mặt quá quen thuộc, những khuôn mặt ông đã nhìn hàng ngàn lần, hàng vạn lần, có những khuôn mạt đã ở với ông từ tấm bé, những khuôn mặt đã hả hê nhận từ ông biết bao ân sủng. Còn lúc này, họ nhìn ông, họ chờ đợi gì ở ông; ngược lại thì đúng hơn, ông đang chờ đợi ở họ, ông đang cần họ. Ông thầm kêu lên: “Các người ơi! Hãy ngọ nguậy cái óc lên một chút. Hội thề này là cái gì? Một tiếng trống ngũ liên. Một lời kêu cứu. Một lời động viên đấy. Ta bị buộc chân, buộc tay rồi. Ta bị bịt miệng lại rồi. Một sự trói buộc ngọt ngào. Ta làm gì còn có thể ra sắc lệnh cứu giá, cứu nguy. Họ luôn ở bên ta. Thì đây một sắc chỉ! Hội thề là một sắc chỉ kêu gọi sự trung trinh. Các người đã hiểu rồi chứ...”.

Từ lúc lên kiệu ở điện Đại Minh, tay ông vua già luôn run bắn. Ông không thể làm chủ được hai bàn tay; để tránh mọi người nhìn thấy, ông phải giấu chúng vào hai ống tay áo, ông thọc bàn tay nọ vào ống tay áo kia và đặt chúng trước ngực. Nhưng kỳ lạ chưa, từ lúc rót rượu trong đền, đôi bàn tay ông bỗng nhiên bình tĩnh trở lại, chúng hết run rẩy. Và lúc này, cầm chén rượu máu, bàn tay ấy bỗng cứng cáp như hồi ông còn trẻ. Đáng lẽ theo nghi lễ, ông không phải nói một lời, nhưng ông đột nhiên cao hứng, nói rất to và dõng dạc: “Kẻ làm tôi bất trung thì thần minh tru diệt” Trần Khát Chân đứng bên cạnh hai vua bỗng quỳ xuống và hô to:

- “Thượng hoàng vạn tuế!”.

Trăm quan dưới đàn thề cũng quỳ rạp tất cả và tung hô vạn tuế. Trần Nghệ Tôn giơ cao chén huyết tửu uống ực một hơi. Xong rồi, ông quay sang quan thái sư Lê Quý Ly, ông muốn tìm trên nét mặt của quan thái sư một biến đổi; một nét lo âu chẳng hạn, một tia mắt tức giận chẳng hạn, một cái nhếch mép thách đố chẳng hạn... Song, nét mặt Quý Ly vẫn lạnh tanh như mọi lúc Quan thái sư chỉ đỡ lấy cái chén mà ông vua già đang giơ trước mặt.


Hết Hồ Quý Ly Chương 1 Hội thề Đồng Cổ . Mời bạn xem tiếp : Hồ Quý Ly Chương 2 .
• LIÊN HỆ - HỖ TRỢ

XÂY DỰNG MỘT WAP MIỄN PHÍ
TRÊN DI ĐỘNG

WWW.CHODIENTHOAI
1