watch sexy videos at nza-vids!
- Phim sexy ngủ lén với ngọc trinh rồi..!!
- Lộ clip mấy em teen nhảy khoe hàng
- tải trọn 20 bộ Tin Nhắn 8/3 ý nghĩa miễn phí



WAPSITE GIẢI TRÍ DI ĐỘNG
WWW.CHODIENTHOAI


Time: 21:03 Date: 28/11/24
MỤC LỰA CHỌN
Hồ Quý Ly
Thời nhà Trần, ở phía nam kinh thành Thăng Long có một khu hồ lớn gọi là Đại Hồ .
Nó còn to hơn cả Tây Hồ. Thực ra, đó là một hệ thống những hồ ăn thông với nhau gồm nhiều nhánh, ở giữa lại có những đảo đất cao trồi lên. Tuỳ theo hình thể hoặc địa danh từng nơi, có đoạn gọi là hồ Phượng Hoàng, có đoạn là hồ Bích Câu, có đoạn gọi là đầm Vạc, đầm Sậy... Thời đó, hồ khá nổi danh, vì trong khu vực ấy có Quốc Tử Giám ở vùng trên và Từ Thiên Giám ở vùng giữa. Vùng dưới Tư Thiên Giám, khu hồ rộng phình ra, quanh năm hơi nước bốc lên, mặt hồ lúc nào cũng phủ hơi sương. Chung quanh hồ, những làng rải rác mọc lên đây đó. Ở vùng hồ phình rộng có một chỗ cây cối mọc um tùm, những bụi tre lưu niên suốt ngày đêm đung đưa cót két, xào xạc. Quãng hồ ấy, mặt nước mọc đầy chỗ thì hoa súng, chỗ thì sậy lác. Vắng người, lại cận kề hồ nước nên cò vạc kéo về trú ngụ, nhất là vạc, vì vậy dân gọi vùng đó là đầm Vạc.
Bên bờ đầm Vạc có một xóm rất đặc biệt, xóm Đà La. Một cái tên rất Chiêm Thành, bởi vì nơi đây trú ngụ những người tù binh Chiêm Thành từ đời nhà Lý, trải qua mấy trăm năm, thôn Đà La đã biến âm thành làng Già. Cũng như mọi làng Việt, làng Già có một ngôi chùa tên gọi chùa Tiên. Tên như vậy, vì người đến vãn cảnh chùa thấy nó đẹp như một động tiên. Nghề tạc đá người Chiêm mang từ vùng Chiêm Động ra vẫn được lưu truyền. Những người thợ đá làng Già đã đục nên những con hươu, con voi, con hổ... và đặt trong vườn chùa dưới những bóng cây, cạnh những bụi hoa và bên bờ con ngòi thông ra đầm Vạc, tạo thành một phong cảnh kỳ tuyệt khác hẳn mọi ngôi chùa. Sư cụ chùa Tiên là một nhà sư du phương từ phương Nam tới. Ông gầy khô, ngày chỉ ăn một bữa, có tài chữa bệnh cho mọi người nhưng không bao giờ lấy công.
Năm Tân Hợi (1371), Nghệ Hoàng mới lên ngôi, Chế Bồng Nga từ Nam tràn ra đốt phá Thăng Long lần thứ nhất. Sau khi giặc rút, vua hỏi quần thần:
- Ta nghe nói trong dân gian có người tiếp tay cho Chiêm Thành.
Quý Ly tâu Với Nghệ Hoàng.
- Từ thời Lý đến giờ, ta với Chiêm Thành xảy ra nhiều cuộc chinh chiến. Những tù binh, vũ nữ người Chiêm ta bắt được nay đã hoà vào dân cư. Những kẻ đó không nói làm gì. Nhưng vẫn có những người Chiêm hoặc là người buôn bán, hoặc là những du tăng khất sĩ vẫn thường xuyên qua lại nước ta. Những kẻ đó ở những trấn, lộ xa sẽ chẳng sao, nhưng ở kinh đô Thăng Long thì ta cần chú ý, vì quân do thám có thể trà trộn lẻn vào...
Đô hộ phủ Thăng Long do đó rà soát lại tất cả những người gốc gác Chiêm Thành. Sư cụ Đà La chùa Tiên bị xét hỏi. Ông trả lời;
- Bần tăng là người tu hành, suốt đời chỉ làm Phật sự, lòng chẳng chút dinh dáng tới việc trần tục.
- Dân chúng nói hàng ngày ông vẫn đi từ làng này qua làng khác, phường này qua phường khác, phải chăng để dò xét tình hình quan quân?
- Oan cho bần tăng, bần tăng chỉ đi chữa bệnh cứu người. Cũng có lúc chỉ đi khất thực.
- Có những người Chiêm lạ mặt thỉnh thoảng ngủ tại chùa?
- Họ là người buôn bán trầm hương... có cả người buôn voi, thấy chùa có sư người Chiêm... vì tình đồng hương nên khi ra buôn bán có ghé thăm chơi.
Rủi cho ông sư, người ta cho rằng kẻ buôn voi đó chính là quân do thám người Chiêm, vì vậy ông sư chùa Tiên bị ghép vào tội chết.
Ngôi chùa Tiên từ đó trở thành hoang phế. Hoang phế nhưng lúc nào cũng nhộn nhịp đông đúc. Đám cư dân đầu tiên đến nương nhờ cửa Phật là lũ cò vạc. Sự thực, người đầu tiên rủ đám chim đến là sư cụ Đà La. Hồi chưa bị chết thiêu, sư Đà La một đêm đang tụng kinh bỗng nghe thấy một tiếng chim kêu thảm thiết ngoài vườn chùa. Tụng xong, sư cụ cầm đèn ra vườn tìm, sư thấy một con vạc lớn bị một con chim đêm hung dữ nào đó đánh bị thương xoã cánh từ ngọn tre rơi xuống đất. Sư là một lương y giỏi, đã chăm sóc lành vết thương cho con chim, tuy vậy nó còn đi khập khiễng. Một đêm, cụ thả con vạc về với trời đất. ít lâu sau, một đêm cụ lại nghe thấy tiếng vạc ngoài vườn. Cụ cầm đèn ra, con vạc khập khiễng xưa đã trở về. Lần này nó rủ theo một con vạc khác. Con này chắc là chồng, con chim đực như vẫn sợ hãi, nó đậu ở ngọn tre và kêu xáo xác. Cụ bảo:
- Đừng sợ! cứ về đây mà ở. Đất này là đất Phật.
Đôi vạc đẻ ra một lũ vạc con. Thấy gia đình nhà vạc được sống yên ổn, dần dần lũ chim trời rủ nhau đến, càng ngày càng đông đúc thêm. Vườn chùa trở thành vườn chim. Hôm sư Đà La bị chết thiêu, ba ngày liền, lũ chim xáo xác bay trên bầu trời vùng chùa.
Thiếu bóng sư cụ, mấy sư bác và chú tiểu cũng chuyển đi ở chùa khác; ngôi chùa hoang phế hoàn toàn. Sự vắng lặng đã khuyến khích lũ chồn cáo đến chiếm lĩnh. Chứng đào hang hốc trong các bệ thờ. Những đêm tĩnh mịch chúng nô đùa đuổi nhau trên mái làm sụt lở từng mảng, để nước mưa luồn vào phá hoại thêm.
Chúng trèo lên cây cao bắt chim non làm vườn chim xơ Những cư dân cuối cùng đến ở là những con người lang thang, những anh học trò nghèo đến Thăng Long học tập, những nô tỳ trốn chủ hoặc được giải phóng, những kẻ ăn mày, những người lỡ độ đường, thậm chỉ cả bọn trộm cướp tạt qua... Có bóng người, lập tức lũ chồn cáo chuồn ngay, trả lại sự yên lành cho lũ chim và những con người. Người lang thang vốn không thích nhiễu sự, không thích ai nhòm ngó, họ không muốn đàn chim xáo xác, kéo sự chú ý đến ngôi chùa, vì vậy người và chim sống rất hoà thuận. Vườn chim từ đó lại đông đúc như sinh thời sư cụ Đà La. Kể từ ngày Chế Bồng Nga cướp Thăng Long lần thứ nhất, đã gần ba mươi năm; thời gian không người chăm sóc dài như vậy đã đủ làm ngôi chùa trở thành tiều tuỵ biết nhường nào.
Một nho sinh tên là Phạm Sinh đến Thăng Long làm nghề viết mướn, nghe mách có ngôi chùa hoang, bèn tìm đến trú ngụ. Nhìn thấy cảnh hoang phế, đôi mắt sáng của anh buồn bã tối sầm lại. Anh thở dài và xắn tay áo dọn dẹp ngôi chùa.
Bước vào nhà tiền điện đã thấy ngay hai pho hộ pháp, ông Thiện ông ác khổng lồ đắp bằng đất sét tô sơn. Hai ông uy nghi đầu sát mái chùa nhìn trừng trừng vào mặt Phạm Sinh.
Phạm đến trước bệ thờ ông Thiện, thắp một nén nhang. Ông khổng lồ râu ba chòm, mắt hiền hậu buồn rầu như cúi nhìn Phạm Sinh. Tay trái ông giơ ra phía trước cầm viên ngọc, như muốn tặng cho người đời. Một luồng sáng tròn như cái cột từ lỗ thủng trên mái dọi xuống, chiếu thẳng vào bàn tay ấy, rồi đâm trúng nơi đầu gối trên vạt áo sặc sỡ vàng son. Chắc nước mưa cũng qua lỗ hổng ấy đã rơi xuống làm lói lở bàn tay, làm rã ra một mảng áo nơi đầu gối. Ông có đau đớn không? Sao mắt ông vẫn dịu dàng như vậy? Phạm thầm nghĩ và chợt nhìn sang ông ác, ông hộ pháp khổng lồ này vẫn rực rỡ vàng son. Ông ta như mỉm cười với pho tượng bạn đã đang dần dần trở nên phôi phai cùng với thời gian.
Ngay ngày hôm sau, Phạm Sinh cắt cỏ, đánh tranh, bịt lại những chỗ đột trên mái chùa Tiên.
Ngôi chùa hình chữ Công. Nhà hậu điện thờ các tổ nhỏ hơn, nên vững chắc hơn, nó hầu như không bị phá huỷ. Phạm Sinh dọn dẹp một ngày ròng và ngôi chùa chợt như bừng sáng trở lại. Anh thấy ưng ý, và cảm thấy căn hậu điện trở nên ấm cúng như ngôi nhà đích thực của mình vậy.
***
Chắc chúng ta không quên anh chàng học trò đã gặp gỡ Thiên Nhiên Tăng, Phạm Sư Ôn lúc nhà sư bắt đầu nổi loạn với ba vạn quân du đãng ở lộ Quốc Oai. Người đó chính là Phạm Sinh và cũng chính là con trai ông thày chùa Phạm Sư Ôn và cô nô tỳ cắt cỏ bên bờ đầm năm xưa. Cô nô tỳ sau một tháng ròng giao hoan với nhà sư trẻ cường tráng, thấy trong lòng mình đã đâm hoa kết trái. Cô nô tỳ xinh đẹp từ lâu đã lọt vào mắt ông trại chủ quý tộc Trần Tùng. Kể về dòng dõi, ông là cháu đời thứ bẩy của cụ Trần Liễu. Cụ Trần Liễu là anh ruột cụ Trần Cảnh tức vua Trần Thái Tôn. Cụ Liễu là cha cụ Trần Hưng Đạo, cụ tính hào hoa phóng đãng. Cụ Liễu một lần Thăng Long bị lụt, chèo thuyền đi chơi. Cụ thấy một cô cung nữ xinh đẹp, liền bắt lại, rồi mây mưa cùng nàng. Cô cung nữ mang thai, vì thế cụ Liễu bị triều thần hạch tội, bị giáng chức. Cụ Trần Thái Tôn muốn cho yên chuyện liền cấp mười mẫu ruộng cho cô cung nữ để cô sinh nở. Cô cung nữ cũng khéo xoay xở nên từ mười mẫu ruộng đã biến thành ba mươi mẫu ở lộ Quốc Oai; và trang trại ấy được truyền tới đời thứ bẩy cho Trần Tùng thì nó đã được mở rộng tới gần trăm mẫu.
Công bằng mà nói, cụ Trần Liễu có cả ưu điểm cả nhược điểm: ưu điểm là sự thông minh, táo bạo quyết đoán còn nhược điểm là tính phóng đãng, quá đa tình. Trí thông minh, và quyết đoán cụ truyền kết cho con trai cả là Trần Hưng Đạo. Còn đứa con hoang với cô cung nữ, ông đại chỉ truyền cho cái tính đa tình dâm loạn. Vì là chúa đất một vùng, có điều kiện thuận lợi nên tính phóng đãng ấy sang đời con đời cháu ở lộ Quốc Oai lại càng phát triển. Chắc người đọc không quên cô quận chúa Trần A Kim trong truyện Hà Ô Lôi (Lĩnh Nam trích quái). Cô quận chúa xinh đẹp goá chồng ấy đã tằng tịu với anh chàng người Chiêm Thành đen như củ súng nhưng đặc biệt hát rất hay và rất cường tráng. Cuộc tình sôi động ấy, thời Trần Dụ Tôn đã làm xôn xao dư luận Thăng Long, đến nỗi được ghi lại thành sách trong cuốn Lĩnh Nam trích quái truyền cho hậu thế. Cô Trần A Kim chính là cô ruột Trần Tùng. Tùng còn có năm anh em trai đều là trại chủ và quan chức ở lộ Quốc Oai. Tùng rất háo sắc, hầu hết nô tỳ trong trang trại đều bắt buộc phải qua tay Tùng.
Hôm ấy Tùng dắt chó đi săn cầy ở đầm Thiên Nhiên. Đến lều vịt, Trần Tùng gặp cô nô tỳ cắt cỏ. Cô bé kia ngẩng đầu lên. Cô chào thế đủ rồi. Cô nô tỳ đang quỳ lạy. từ từ ngẩng bộ mặt nhem nhuốc sợ sệt nhìn ông chủ.
- Cởi chiếc khăn vuông ra. Ôi! Sao đầu tóc lại rối tung, mặt mũi lại đầy bùn.
Bôi bùn vào mặt, để đầu tóc rối bời, là một mưu kế hay của một bà nô tỳ già dậy cho cô để tránh sự dâm loạn của ông chủ. Cô bé cắt cỏ chỉ rửa mặt và chải tóc mỗi khi chiều xuống, để chờ đón ông thày chùa cường tráng của mình. Cô nô tỳ run rẩy khi nhà quý tộc Trần Tùng ra lệnh:
- Xuống hồ rửa mặt ta xem.
Khi bộ mặt trắng hồng với đôi mắt bồ câu đen láy hiện ra, ông chủ cười mỉm:
- Cô đừng sợ! Trông mặt sáng sủa thế này... Người như cô mà phải cắt cỏ ư? Đô quản đâu.. Nhà ngươi cho cô bé này tắm rửa sạch sẽ, phát cho quần áo mới, ngày mai cho chuyển vào làm việc trong nhà chăn tằm...
Cô nô tỳ càng run rẩy hơn. Nhà chăn tằm, đó là nơi ở của những cô gái được ăn sung mặc sướng, hay nói khác đi, đó là nơi ở của bầy thê thiếp của Trần Tùng... Đêm hôm ấy cô nô tỳ bỏ trốn, không kịp một lời báo tin cho Thiên Nhiên Tăng.
Khi Phạm Sư Ôn trốn chùa đi làm giặc ông biết mọi sự đều do Trần Tùng. Việc đầu tiên ông làm khi trở về Quốc Oai là bắt ngay tên chúa quý tộc. Ông không giết mà chỉ cắt phăng bộ “tam sự”. Ông bảo:
- Việc đầu tiên phải làm là cắt bỏ sự dâm loạn của dòng dõi nhà Trần .
Cô nô tỳ trốn thật xa khỏi lộ Quốc Oai, ra trấn Hải Đông, định đi tìm bà nô tỳ già người đã chăm sóc và dậy dỗ cô lúc bé, nay đã được giải phóng, cùng với một ông già khác dắt díu nhau ra vùng biển. Đi ròng rã một tháng trời, một bận cô đói quá vào ăn mày cửa Phật tại một ngôi chùa nhỏ vùng Yên Tử. Thật may mắn cô đã gặp sư cụ Vô Trụ người đã nuôi dạy Thiên Nhiên Tăng khi xưa, sau khi học trò trốn đi làm giặc, ông cũng chuyển chùa ra đây trụ trì. Cô nữ tỳ xin làm tam bảo nô, chăn trâu, cắt cỏ làm ruộng cho ngôi chùa núi. Phạm Sinh được sinh ra ở đây. Sư cụ thấy thằng bé thông minh, dạy cho học chữ. Khác với ông bố Phạm Sư Ôn chỉ phát triển về sức mạnh cơ bắp, Phạm Sinh lại có sức mạnh rất lớn về tinh thần. Cậu bé học đâu biết đấy, ham đọc sách, tham khảo đủ cả Phật và Nho. Một bận sư Vô Trụ nói với cô nô tỳ:
- Con không nên cho thằng bé biết cha nó là ai
- Bẩm thầy, sao lại phải thế
Sư thở dài, lắc đầu, không trả lời. Cậu bé hay trầm tư và thường hỏi những câu hỏi nằm ngoài kinh sách. Càng lớn, cậu càng hỏi những câu hỏi mà sư khó trả lời. Gần đến tuổi thanh niên, cậu lại hỏi những câu hỏi thuộc về thời cuộc. Sư Vô Trụ bảo;
- Học đạo là để tự mình giải thoát, để tránh xa đường tục luỵ níu chân ta lại.
Sinh nói:
- Đức đệ nhất tổ Trúc Lâm (tức Trần Nhân Tôn) làm vua, đánh giặc rồi mới đi tu. Ai bảo người không mắc tục luỵ?
- Người là Bồ Tát. Còn chúng ta chỉ là kẻ thường nhân.
Sinh không cho là phải. Một bận, Sinh xin phép thầy lên đường để tìm hiểu mọi lẽ huyền ở đời. Sư Vô Trụ lắc đầu:
- Nghiệt chướng? Ta lại mắc lầm như xưa rồi.
Sinh không hiểu, gặng hỏi. Sư lặng lẽ nói:
- Con đã đọc sách của Trúc Lâm đại sĩ (tức Trần Nhân Tôn). Con hãy đi đi! Ta chỉ nhắc con nên nhớ hai câu của người:
Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên
Cơ tắc xan, hề, khốn tác miên...
(ở cõi phàm trần, vui đạo hãy tuỳ duyên
Đói thì ăn, mệt ngủ yên...).
Phạm Sinh lạy thầy, rồi giã từ mẹ, khăn gói lên đường. Sinh lang thang khắp đó đây, vừa để biết sự kỳ thú của núi sông, vừa có chí tìm thầy học đạo. Anh đã đến nhiều ngôi chùa, nhưng chỉ thấy ở đấy rặt những người trốn tránh cuộc đời, hoặc những ông thày chùa thân thì nương nhờ bóng Phật, hồn thì tham vọng bon chen.
Một bận, đi trong rừng, bụng đói, lại lên cơn sốt. anh hôn mê trong một căn nhà mồ. Một ông lão bán than đem anh về nhà thuốc thang mấy hôm mới tỉnh. Ông già quắc thước, râu tóc đã bạc phơ hỏi:
- Có phải anh là kẻ thư sinh ngán việc đời đi tìm Phật trong núi. Há chẳng biết câu: núi không có Phật?
- Thưa cụ, con chưa đủ cao vọng để đi tìm đức Phật...
Ông già cười:
- Vậy, chắc muốn di tìm cái lý ở đời? - Nhìn chàng thư sinh im lạng, ông ôn tồn - Nhưng xem ra anh ốm yếu quá. Chưa tìm được nó thì mình đã thân tàn, lực kiệt. Thôi, cứ tạm ở đây. Ta sẽ dậy cho anh phép dưỡng sinh. Con người ta sống ở đời, trước tiên thể xác phải cương kiện. Thân có vững vàng thì hồn mới có nơi mà nương tựa.
Phạm Sinh biết đã gặp được cao nhân, liền cúi xuống lạy tạ. Ông già dạy anh phép hít thở, sau đó dạy anh luyện võ. Được ít lâu sau, Phạm Sinh mạnh khỏe trở lại.
Nửa năm sau, ông lão càng thấy mến chàng trẻ tuổi. Thầy trò đã quấn quýt chẳng khác tình cha con. Lại được biết Phạm Sinh là con một nô tỳ bỏ trốn, và được sư Vô Trụ dạy dỗ cẩn thận, lúc đó ông già mới bảo:
- Ta tên là Sư Tề, xưa kia mở trường dạy võ ở Thăng Long. Hồi ấy, học trò ta đông lắm, trong số đó có cả Quý Ly. Ta có người con trai là Nguyễn Đa Phương. Quý Ly vụt lên, giữ ngôi cao trong triều đình, nhận Đa Phương làm nghĩa đệ. Ta bảo thằng Phương: “Triều đình là chốn hang hùm ổ rắn; chớ đắm đuối vào đó, nguy hiểm lắm”. Con ta không nghe, nó làm tướng dưới quyền Quý Ly. Trận đánh nhau với Chế Bồng Nga ở Lương Giang Thanh Hoá, Quý Ly thua chạy. Con ta là kẻ hữu dũng vô mưu, về triều nó cứ lu loa Quý Ly là kẻ bất tài quân sự. Vì lẽ đó Quý Ly đã giết Đa Phương. Ta đã già rồi, nhưng ta hiểu, nếu còn ở Thăng Long, ta cũng sẽ bị giết nốt. Ta bỏ trốn lên đây làm nghề đốt than...
Phạm Sinh nghe xong liền quỳ lạy xin cụ Sư Tề thu nhận làm học trò. Ông già đỡ dậy:
- Năm nay ta đã ngoại tám mươi, anh là người học trò cuối cùng. Thời gian còn lại của ta ngắn lắm. Ta không còn đủ thời gian để dậy nghề đao kiếm cho anh... Vả lại, anh tư chất thông minh nhưng ốm yếu, không hợp với nghề luyện võ. Hơn nữa anh còn muốn tìm hiểu cái lý ở đời, ta sẽ truyền cho anh binh thư, những mưu lược chiến trận. Binh thư học đến chỗ uyên áo, cũng sẽ vỡ ra cái lý ở đời. Bởi vì gốc của binh thư là đạo, là thiên lý...
Từ đó ông già giảng cho anh binh pháp Tôn Tủ, binh thư Trần Hưng Đạo, và nguyên lý cương nhu của Hoàng Thạch Công... Ông dạy cho học trò một cách hối hả, hình như ông đã cảm nhận được cái gì đó khác thường trong người. Một năm sau ông ngã bệnh. Có những cơn đau dữ dội đến tắc thở trong lồng ngực. Ông gọi người học trò nhỏ bé nhất của mình đến dặn dò.
- Sau khi thầy chết, không phải việc báo thù là điều chính yếu. Đất nước mới là chính yếu. Có thể kẻ thù của ta sẽ làm điên đảo đất nước... Cũng có thể kẻ thù của ta sẽ làm phồn vinh đất nước... Ta chẳng biết dạy con thế nào cho phải. Lúc đó con phải tự mình quyết định. Ở Thăng Long hiện nay còn có nhiều sư huynh của con... Hãy tìm họ...
Cụ Sư Tề trút hơi thở cuối cùng. Sau khi chôn cất thầy, Phạm Sinh quay trở về ngôi chùa núi. Sư Vô Trụ đã đi du phương. Còn mẹ anh, bà nô tỳ đang ốm và ngày đêm mỏi mắt chờ Phạm Sinh về. Người mẹ bảo:
- Đã hơn hai chục năm, mẹ dấu không cho con biết cha con là ai. Nhưng mẹ thấy mình yếu lắm rồi, mẹ không có thể dấu điều bí mật ấy ở trong lòng nữa.
- Cha con là ai?
Ông ấy là Thiên Nhiên Tăng, cũng là học trò của sư cụ Vô Trụ đã cưu mang mẹ con con ta.
Phạm Sinh buồn rầu:
- Không hiểu tại sao sư cụ cũng dấu con điều ấy?
- Cụ bảo con rất giống cha. Cái mầm phản loạn cũng có trong con... Sư cụ thương con lắm. Cụ không muốn con đi theo vết cũ của đời trước. Nhưng gần đây, trước khi đi ẩn tu trong rừng sâu, cụ bảo mẹ: “Ta nghĩ kỹ rồi. Không thể bắt nó theo ý người lớn. Nghiệp thế nào, phải chịu thế ấy. Chịu cho hết nghiệp của mình mới là phải đạo. Tránh cũng chẳng được”. Cụ cho phép mẹ nói với con về cha con.
- Vậy cha con bây giờ ở đâu?
- Sau khi rời chùa. Cha đi tìm mẹ con ta mãi nhưng không gặp. Mẹ cũng chẳng biết tin gì... Mãi gần đây, người ở kinh đô về nói rằng cha con đã dấy binh chống lại triều đình. Người đã chiếm được hầu hết địa phận Quốc Oai.
Nói rồi, bà lục cái hòm gỗ lấy ra chiếc khăn vuông bốn góc có bốn cái thao ngũ sắc.
- Con hãy cầm vật này đến Quốc Oai đưa cho ông, xem ông còn nhận ra không? Hãy nhớ con chưa nên nói ngay mình là ai đối với ông. Con xem xét rồi trở về cho mẹ biết. Nhớ cho kỹ, con chỉ được gặp cha, nhưng không được nhận cha.
Người mẹ đã nghĩ thế nào lại dặn con như vậy. Bà sợ ông thay lòng đổi dạ rồi chăng? Hay bà lo cho số phận của người con nếu gắn với người cha? Hay trước khi đi ẩn tu, sư Vô Trụ đã nhìn thấy một điều gì đó trong số phận của Phạm Sinh và sư muốn tránh cho chàng...
Hôm con trai ra đi, bà thức suốt đêm không ngủ. Bà dậy sớm nấu cơm nếp gói cho con ăn đường. Cuối cùng bà nói với con một câu, có lẽ là gan ruột của bà.
- Đừng cho cha con biết là mẹ còn sống. Mẹ không muốn làm vướng chân ông ấy. Khi gặp, hỏi ông xem còn nhớ đến chiếc khăn vuông bốn quả đào phủ lồng con sáo khi xưa không. Và nhớ nói với ông câu này: “Con sáo đã sổ lồng, nhưng sáo phải khôn ngoan. Đừng để sa vào lồng lần nữa”.
Như ta đã biết, Phạm Sinh đã gặp Phạm Sư Ôn ở lộ Quốc Oai khi đội quân dấy loạn của ông thầy chùa đang đùng đùng nổi dậy, đi đến đâu quân triều đình tan rã đến đấy. Hai cha con gặp nhau rất tương đắc. Phạm Sinh hiểu ngay ra mình có một người cha anh hùng. Cảm giác cô đơn côi cút anh mang trong mình từ lúc bé đột nhiên tan biến, để nhường chỗ cho một cảm giác hào hùng, bạt núi lấp sông mà anh chưa hề biết tới. Nhưng Phạm Sinh cũng rất tỉnh táo, anh hiểu Phạm Sư Ôn có thừa dũng khí nhưng lại thiếu sự trật tự sự kỷ luật khắt khe, điều kiện rất cần cho việc lớn. Hơn nữa, cha anh còn nóng vội mà chí lớn thì cần sự bình tĩnh kiên nhẫn.
Ở với cha được nửa tháng, Phạm Sinh bỗng thấy lòng nóng như lửa đốt. Anh ra đi lúc mẹ đang ốm... Vậy nên, lúc này cha anh sắp tiến vào Thăng Long, một trận đánh hào hùng và chắc chắn, anh rất muốn tham dự, nhưng cũng phải đành lòng dứt áo, nhanh chóng trở về với mẹ. Nhất là đêm qua anh lại mơ thấy bà đầm đìa những máu đang vẫy gọi anh. Lúc chia tay, Sư Ôn ôm lấy anh và bảo:
- Về quê xong việc. cậu lên đây ngay với ta. Ta sẽ nghe lời cậu, đánh xong Thăng Long, ta lại rút đi ngay, lúc đó, thanh thế quân ta sẽ như sấm dậy. Cậu hiểu đấy, ta rất mến cậu và rất cần cậu...
Lúc đó... Phạm Sinh về đến ngôi chùa núi lúc bà mẹ đang ốm rất nặng. Bà nằm trên giường thều thào hỏi con:
- Ông ấy có nhận ra chiếc khăn bốn quả đào của ta không?
- Dạ, nhận ra ngay. Cầm lấy chiếc khăn, cha con nhỏ nước mắt.
- Ông ấy khóc ư? Tức là... Ông ấy còn nhớ đến mẹ.
- Vâng. Cha con còn nhớ đến mẹ. Ông không nói nhưng con biết, tình của cha con rất sâu nặng. Người đã luôn để chiếc khăn vuông của mẹ trong người...
Người mẹ mỉm cười, nước mắt bà trào ra. Phạm Sinh nắm lấy tay mẹ:
- Cha con đã đánh chiếm Thăng Long. Người thật oai hùng.
Người mẹ bóp chặt tay con, lắc đầu:
- Sư cụ đã đoán trước được hết cả... Người biết cha con sẽ rất kiêu hùng... nhưng rồi sẽ thất bại... Sư cụ còn bảo: sắp đến rồi đấy. Chính vì thế cụ dặn mẹ: con chỉ được gặp mặt cha rồi phải về đây ngay...
Người mẹ tắt thở, nụ cười thoả mãn còn đọng trên môi. Cùng lúc chôn cất mẹ, Phạm Sinh lại được tin, Phạm Sư Ôn đã bị triều đình bắt giải về Thăng Long.
Phạm Sinh tức tốc lên kinh đô. Anh chỉ còn được nhìn thấy mặt cha lần cuối cùng ở tháp Báo Thiên. lúc triều đình đem ông ra xử trảm.



Hết Phần XI -Chương 1 Ngôi chùa đổ . Mời bạn xem tiếp : Chưong 2 Phạm Sinh ở lại Thăng Long .
• LIÊN HỆ - HỖ TRỢ

XÂY DỰNG MỘT WAP MIỄN PHÍ
TRÊN DI ĐỘNG

WWW.CHODIENTHOAI
1