watch sexy videos at nza-vids!
- Phim sexy ngủ lén với ngọc trinh rồi..!!
- Lộ clip mấy em teen nhảy khoe hàng
- tải trọn 20 bộ Tin Nhắn 8/3 ý nghĩa miễn phí



WAPSITE GIẢI TRÍ DI ĐỘNG
WWW.CHODIENTHOAI


Time: 20:50 Date: 28/11/24
MỤC LỰA CHỌN
Nghìn lẻ một ngày
NGÀY THỨ BẢY MƯƠI LĂM.
Các hoạn quan cầm trên tay những chân đèn đúc bằng vàng, trên cắm nến làm bằng mỡ ráng( Người phương Đông đùng mở rắn làm nến thì ánh sáng tốt hơn
và toả hương thơm khi cháy ) đưa hoàng tử Nôgai vào phòng nghỉ. Chàng chuẩn bị lên giương, chợt nhìn thấy
trong phòng có một thiếu ph mặc một chiếc áo dài khá rộng bằng gấm đó thêu hoa vàng, bên ngoài lại mặc một chiếc áo chèn hơn bằng xa tanh thêu kim tuyến, có đính những viên hồng ngọc và lam ngọc. Trên đầu, nàng chít một chiếc khăn nhẹ bằng lụa hồng cũng có đính ngọc và thêu mấy nét hoa văn đơn giản. Chiếc khăn chỉ bịt mái tóc ở phần trên, để thoải mái rũ xuống những lọn tóc xinh xắn, cài mấy bông hoa chế tác tinh xảo. Nhìn hình dáng và khuôn mặt nàng, có thể thấy ngoại trừ công chúa Tuaranđoc nước Trung Hoa, chắc khó có người phụ nữ nào đẹp bằng.
Chàng trai con vua Timuatat rất ngạc nhiên thấy giữa đêm khuya lại có một thiếu phụ xinh đẹp dường ấy đến ngồi một mình trong phòng riêng của chàng. Dễ thường chàng đã không thể nhìn nàng mà không xúc động, nếu trước đó chưa được nhìn thấy dung nhan công chúa Tuaranđoc. Nhưng một chàng trai đã đam mê nàng công chúa ấy, còn có bụng dạ nào để mắt nhìn một người đẹp khác. Người thiếu phụ nhác thấy hoàng tử Calap vào phòng, vội đứng lên khỏi chiếc sập, bên cạnh chỗ nàng ngồi để tấm mạng che mặt chắc vừa bỏ ra khi nàng bước vào đây
Sau khi nghiêng đầu lịch sự chào chàng trai, nàng nói:
- Thưa hoàng tử em chắc chàng hẳn cực kỳ ngạc nhiên gặp ở đây một người đàn bà, bởi chàng còn lạ gì, tuyệt đối cấm đàn ông và phụ nữ ở trong cung này được tiếp xúc với nhau, ai vi phạm sẽ chịu những hình phạt cực kỳ nặng nề. Nhưng những điều em sắp trình bày với chàng đây quá quan trọng đến mức em coi khinh mọi hiểm nghèo. Em đã may mắn và khéo léo vượt qua được mọi trở ngại. Em đã thuyết phục các viên thái giám được cử đến đây hầu hạ chàng, và cuối cùng em vào được phòng riêng của chàng. Giờ đây, em chỉ còn có việc thưa chàng rõ nguyên nhân nào dẫn em đến. Xin chàng chú ý lắng nghe cho.
Câu mở đầu làm hoàng tử Calap chú ý. Chàng tin chắc người thiếu phụ này đã vượt qua bấy nhiêu hiểm nghèo để đến được nơi đây, hẳn có những điều đáng để chàng quan tâm. Chàng mời nàng ngồi xuống chiếc sập. Chàng cũng ngồi xuống sập. Sau đó thiếu phụ cất lời nói như sau:
- Thưa hoàng tử, em nghĩ cần bắt đầu thưa để chàng rõ em là con gái của nhà vua một nước chư hầu của hoàng đế Anh Tông. Cách đây mấy năm, phụ vương em cả gan khước từ không chịu cống nạp như lệ thường cho hoàng đế, bởi người hơi quá tin tưởng vào tài thao lược của mình cũng như đội quân tinh nhuệ của vương quốc. Phụ vương em tin mình đủ sức tự bảo vệ nếu bị tấn công. Và cuộc tấn công quả nhiên đã xảy ra. Hoàng đế Trung Hoa nổi cơn thịnh nộ về sự táo gan của phụ vương em, đã phái đi chinh phạt một đạo quân hùng hậu dưới sự chỉ huy của một vị tướng tài giỏi nhất của triều đình. Mặc dù quân lực mình không mạnh bằng, phụ vương em vẫn đưa quân tiến lên nghênh chiến. Sau một trận quyết chiến đẫm máu diễn ra bên bờ một con sông lớn, vị lão tướng Trung Hoa là người chiến thắng. Phụ vương em bị ngàn nhát tử thương, bỏ mình giữa trận tiền. Trước khi qua đời, người ra lệnh ném xuống dòng sông đang chảy xiết tất cả các hoàng hậu, phi tần cũng như con cái của mình, để tránh cho họ khỏi bị bắt làm nô lệ. Nhưng người được lệnh rất hào hiệp cho dù vô nhân đạo ấy đã thi hành nghiêm chỉnh. Họ ném xuống dòng sông hoàng hậu mẹ em, các chị gái của em, hai đứa em trai còn nhỏ tuổi cho nên phải theo sát chúng em. Vị tướng quân Trung Hoa được tin báo, ngay lập tức đến chỗ bờ sông nơi người ta vừa ném gia đình em xuống dòng nước cho chúng em kết liễu số phận đáng thương của mình. Cảnh tượng đáng buồn và ghê gớm khiến vị tướng quân đem lòng thương hại. ông vội truyền lệnh cho quân sĩ, hứa sẽ trọng thưởng cho những ai có thể cứu sống những người trong gia đình nhà vua bại trận. Mặc dù dòng nước chảy xiết, nhiều kỵ sĩ Trung Hoa đã thúc ngựa lao xuống giữa dòng, đến những nơi có những người sắp chết đuối. Họ vớt lên được một số, song chỉ cứu sống có mỗi mình em. Khi đưa được lên bờ, mọi người trong gia đình em đã tắt thở, trừ có em còn thoi thóp. Vị tướng quân hết sức quan tâm chăm sóc cho em sống còn, như thể vinh quang của ông cần có thêm sự việc ấy nữa, và sự bắt sống được em làm cho chiến thắng của ông càng thêm huy hoàng. Vị tướng ấy đưa em về kinh thành Bắc Kinh, đưa trình em với nhà vua và thuật lại tất cả những việc ông đã làm mong cứu sống gia đình em. Hoàng đế Anh Tông cho em vào hầu hạ nàng công chúa con gái người, nàng ít hơn em chừng hai ba tuổi.
Cho dù hồi ấy em vẫn còn là một đứa trẻ, em vẫn hiểu mình đã trở thành một kẻ nô tỳ, phải biết sống sao cho phù hợp với thân phận không may của mình. Vì vậy, em cố gắng tìm hiểu tính tình công chúa Tuaranđoc, cố gắng làm vui lòng nàng. Em cũng khéo xứ sự, nhờ vậy được công chúa yêu thương. Từ thời gian ấy, cùng với một nàng cung nữ trẻ khác, cũng là người thuộc dòng dõi trâm anh chẳng may gia đình sa sút nên lâm vào cảnh làm nô tỳ, em trở thành một trong hai người cung nữ tâm phúc của công chúa Tuaranđoc.
- Thưa hoàng tử, xin ngài tha thứ cho,- nàng nói tiếp- câu chuyện trên chẳng liên quan gì đến nguyên nhân dẫn em đến đây hôm nay. Em nghĩ cần phải thưa vậy để chàng rõ em vốn dòng dõi cao sang, nhờ đó chàng tin tưởng phần nào những lời em sắp thổ lộ. Bởi câu chuyện quan trọng em sắp trình với chàng đây nếu do một cung nữ bình thường nào khác nói ra, hẳn khó được chàng tin cậy. Em không biết, cho dù mình xuất thân là công chúa con vua, em có thuyết phục nổi chàng không. Chàng đã quá say mê công chúa Tuaranđoc, liệu chàng có thể tin những điều em giải bày về công chúa ấy?
- Thưa công nương(Nguyên bản ghi là canume và giải nghĩa: quận chúa),- hoàng tử Calap ngắt lời- xin đừng bắt tôi phải chờ đợi lâu hơn nữa. Xin nàng nói ngay cho tôi rõ nàng định có ý kiến gì về công chúa nước Trung Hoa?
- Thưa hoàng tử,- thiếu phụ nói tiếp- công chúa Tuaranđoc, cô Tuaranđoc dã man ấy có mưu đồ ám hại chàng.
Nghe mấy lời ấy, hoàng tử ngả ngửa trên chiếc sập vừa kinh ngạc vừa hãi hùng.

NGÀY THỨ BẢY MƯƠI SÁU.
Nàng công chúa bị bắt làm cung nữ, chắc hẳn đã dự kiến sự ngạc nhiên của chàng hoàng tứ trẻ, liền nói tiếp với chàng:
- Em không chút ngạc nhiên về thái độ của chàng khi nghe cái tin khủng khiếp ấy. Em đã biết trước, em có lý do để ngờ chàng có thể chưa tin lời em.
Tỉnh trí lại sau phút bàng hoàng, hoàng tử Calap thốt lên:
- Trời cao đất dày ơi! Ta vừa nghe gì vậy? Nàng công chúa nước Trung Hoa lại có thể có mưu đồ đen tối đến mức ấy sao? Làm sao nàng có thể nghĩ ra điều đó?
- Thưa hoàng tử,- thiếu phụ lại nói- em xin nói thêm để chàng rõ công chúa đã đi đến quyết định ghê tởm ấy trong hoàn cảnh nào. Sáng nay, sau khi từ điện thiết triều trở về- suốt buổi sáng em trong vai người vẫn đứng hầu sau ngai công chúa- nàng vô cùng buồn bã trước những điều vừa diễn ra. Trở về đến cung riêng, nàng rất xúc động vì hận thù và điên giận. Nàng đã suy nghĩ hồi lâu về câu hỏi ngài đặt ra, song chẳng thể nào tìm ra cách trả lời. Tuyệt vọng, nàng đâm ra quẫn trí. Về phần em, cũng như nàng cung nữ tâm phúc kia, hai chúng em cố sức khuyên giải cho công chúa giảm bớt cơn điên giận. Chúng em đã cố hết sức gợi lên trong lòng công chúa tình cảm ưu ái nên có đối với chàng. Chúng em chẳng nề hà ngợi ca vẻ khôi ngô tuấn tú cũng như trí tuệ uyên thâm của chàng, chúng em đã bảo công chúa chớ nên buồn bã quá đáng như vậy, mà tốt hơn là nên quyết định đi, cần nhận lời kết hôn với chàng. Nhưng công chúa buộc chúng em câm miệng, và tuôn ra không biết bao nhiêu lời nguyền rủa chê bai nàng vẫn thường có đối với đàn ông. Với công chúa thì chàng trai xinh đẹp nhất cũng chẳng gây nên ấn tượng gì khác trong lòng nàng hơn một chú hề vừa xấu xa vừa vô học. Công chúa còn nói:" Tất cả cánh đàn ông đều là những sinh vật đáng khinh bỉ, ta luôn luôn thù ghét họ. Đối với anh chàng vừa đến trình diện ta hôm qua, ta còn hận thù hắn hơn tất cả những người đàn ông khác. Bởi hắn đặt ta vào tình thế chẳng còn có cách nào giải thoát khỏi bàn tay hắn. Vậy chỉ còn mỗi một cách là ám hại nó thôi. Ta muốn sai người giết chết hắn".
- Em đã cố gắng làm cho công chúa từ bỏ ý đồ đen tối,- nàng công chúa nô tỳ nói tiếp.- Em đã cố gợi cho Tuaranđoc thấy rõ những hậu quả ghê gớm của việc ấy. Em nói với công chúa làm như vậy là gây thiệt hại cho chính mình. Rồi đây hậu thế sẽ kinh tởm một cách chính đáng khi nhắc đến tên công chúa. Chị cung nữ tâm phúc bạn em cũng nói vun vào, thêm nhiều lý lẽ nữa, nhưng mọi lời giãi bày của chúng em đều vô ích, không có cách nào làm cho công chúa thay đổi mưu đồ. Công chúa đã giao phó cho mấy tên hoạn nô trung thành, sáng sớm mai sẽ hạ sát chàng, ngay khi chàng bước ra khỏi biệt điện này để đi đến điện thiết triều.
- Ôi, hỡi nàng công chúa bất nhân? Hỡi nàng Tuaranđoc nham hiểm,- hoàng tử xứ Nôgai thốt lên- vậy ra bằng cách ấy nàng chuẩn bị cho tình yêu của chàng trai con vua Timuatat đạt tới đỉnh cao hay sao? Vậy ra hoàng tử Calap này trước mắt nàng khủng khiếp đến vậy, bởi nàng cho thà giết chết hắn đi và gây nên một tội ác sẽ làm Ô danh nàng đến muôn đời, còn hơn là gắn bó duyên số nàng với duyên số hắn! Trời đất ơi! Sao cuộc đời ta lại trải qua nhiều sự kiện lạ lùng đến vậy? Khi ta ngỡ sắp hưởng được một hạnh phúc xứng đáng với mong muốn của mình, thì chính là lúc ta sắp bị ném xuống vực sâu đau khổ!
- Thưa hoàng tử,- công chúa nô tỳ lại nói- nếu trời bắt chàng phải trải qua nhiều bất hạnh, ít ra trời không muốn chàng phải gục ngã hôm nay, bởi trời đã xui khiến người đến báo cho chàng biết trước những nỗi nguy đang rình rập chàng: Vâng, đúng vậy, thưa hoàng tử, có lẽ trời đã run rủi em nảy ra ý nghĩ phải cứu sống chàng. Bởi em không chỉ đến báo cho chàng biết có một cạm bẫy giương ra để sát hại chàng, em còn đến đây trao cho chàng phương sách tránh khỏi cạm bẫy ấy. Nhờ sự trung gian của vài quan thái giám trung thành với em, em đã mua chuộc được một số binh sĩ trong đội cấm vệ, họ sẽ tiếp tay cho chàng dễ dàng thoát khỏi hoàng cung. Bởi sau khi chàng trốn thoát, người ta sẽ điều tra khám xét khắp nơi, và người ta khắc hiểu chính em đây là người đã bày ra việc cứu thoát chàng, cho nên em quyết định sẽ cùng đi với chàng. Em muốn cùng chàng đi khỏi triều đình định mệnh chết chóc này, ở đấy trước đây em chỉ có buồn phiền, thân phận em chỉ là con nô lệ, và từ nay, sau khi xảy ra việc chàng trốn thoát, thì em cũng không thể nào sống sót.
Cung nữ lại nói tiếp:
- Ở một nơi nọ trong kinh thành, đã sắp sẵn mấy con tuấn mã chờ chúng ta. Chúng ta hãy cùng lên đường, hãy tìm mọi cách đến cho được lãnh địa của bộ tộc người Berla.Em vốn có họ hàng với vị Hãn Alinhgơ, đang trị vì ở bộ tộc ấy Chắc hẳn ông sẽ vô cùng mừng vui thấy cô em họ của mình thoát khỏi nơi giam cầm trong cung cấm của hoàng đế Anh Tông, và vị hãn ấy nhất định sẽ đón tiếp chàng như người giải thoát cho em. Hai chúng ta sẽ cùng sống trong bộ tộc dưới quyền trị vì của Hãn Alinhgơ, bình thản hơn, hạnh phúc hơn sống ở nơi đây. Em sẽ thoát khỏi những ràng buộc thân phận một tù nhân, số phận của em nhờ vậy sẽ dễ chịu hơn. Còn chàng, thưa hoàng tử, chàng có thể tìm thấy ở đấy một nàng công chúa xinh đẹp nào đó xứng đáng để chàng yêu thương. Nàng công chúa ấy không tìm cách mưu hại mạng sống của chàng để khỏi trở thành người vợ, mà nàng sẽ luôn luôn quan tâm săn sóc làm hài lòng chồng- giả sứ công chúa ấy có được niềm hạnh phúc được một hoàng tứ như chàng hạ lòng yêu quý. Chúng ta chớ nên để mất thời giờ, chúng ta hãy đi ngay, làm sao sáng mai khi mặt trời vừa rạng, chúng ta đã đi khỏi kinh thành Bắc Kinh khá xa rồi.
Hoàng tử Calap đáp:
- Thưa công chúa xinh đẹp, tôi vô cùng cảm tạ nàng đã vui lòng đến đây tìm cách giải thoát cho tôi khỏi nỗi hiểm nguy đang chờ đợi. Giá mà tôi có thể, để bày tỏ lòng tri ân nàng, đưa nàng thoát ra khỏi cảnh nô tỳ và đưa nàng đến được lãnh địa của vị hãn bộ tộc Berla họ hàng của nàng! Giá mà tôi có được niềm vui giao nàng tận tay vị hãn ấy! Bằng cách ấy, tự tôi cũng đền đáp được phần nào bao nhiêu cái ơn sâu đã chịu đối với đức hãn Alingơ. Nhưng, thưa công nương, xin nàng hãy cho tôi biết, trong trường hợp tôi biến mất khỏi nơi này thì tôi sẽ còn ra gì dưới con mắt của hoàng đế Anh Tông? Nhà vua sẽ nghĩ thế nào về kẻ này? Chắc hẳn nhà vua sẽ ngỡ rằng tôi đến triều đình này chỉ nhằm mục đích bắt cóc và đưa nàng chạy trốn. Và trong thời gian tôi chi ra đi để tránh cho công chúa con gái hoàng đế khỏi phạm một tội ác tày trời, thì hoàng đế sẽ lên án tôi là kẻ không biết đền đáp tấm lòng hiếu khách của người khác. Vả chăng, không biết tôi có nên thú nhận điều này với nàng hay không, cho dù công chúa Trung Hoa Tuaranđoc dã man đến thế, trái tim hèn hạ của tôi vẫn không thể nào thù ghét được nàng. Sao tôi vừa buột miệng nói thù ghét nhỉ! Không đâu, tôi vẫn yêu quý nàng, tôi vẫn chung thuỷ tuân theo mọi ý muốn của nàng. Bởi nàng đã muốn kết liễu đời tôi, thì tôi sẵn sàng để chịu chết.
Nàng cung nữ thấy chàng hoàng tứ xứ Nôgai khăng khăng thà chịu chết hơn ra đi cùng nàng, bật ra khóc và nói:
- Có thể nào, thưa hoàng tử, chàng chuộng cái chết hơn là lòng biết ơn của một công chúa bị giam cầm mà chàng có khả năng giải thoát cho? Nếu công chúa Tuaranđoc xinh đẹp hơn em, ngược lại em có một trái tim khác trái tim cô ấy. Hỡi ôi, sáng nay khi chàng xuất hiện trước triều đình, em đã run lên lo sợ cho chàng, em chỉ e chàng không trả lời đúng các câu đố của công chúa vua Anh Tông. Khi chàng đã trả lời đúng tất cả, em lại cảm thấy nảy sinh một nỗi lo âu mới, có lẽ em linh cảm người ta sẽ tìm cách hãm hại chàng. Ôi, hỡi chàng hoàng tử quý yêu của em, em van chàng hãy suy nghĩ kỹ hơn, chớ nên để tình cảm nồng nhiệt vô lý lôi kéo mình đến một cái chết vô nghĩa. Tình yêu mù quáng không nên khiến chàng coi thường một nỗi nguy có thật làm em rất lo lắng. Hai ta không nên chần chừ nữa, chúng ta hãy chạy trốn ngay khỏi hoàng cung này, nơi em luôn luôn bị dày vò đau khổ.
- Thưa công chúa quý mến của tôi, - chàng trai con vua Timuatat lại nói - cho dù có hiểm họa nào xảy ra với mình chàng nữa, tôi vẫn không thể nào quyết định chạy trốn nhanh chóng như vậy. Tôi xin thú thật với nàng, nàng rất xứng đáng được người có khả năng giải thoát cho nàng đền đáp lại công ơn. Nàng sẽ mang lại cho người ấy một duyên phận đầy lạc thú. Nhưng tôi sinh ra không để được hưởng hạnh phúc ấy, duyên số của tôi là yêu thương công chúa Tuarandoc. Cho dù trước mắt nàng ấy, tôi là một người đáng kinh tởm, thì về phần mình, xa cách nàng tôi chỉ có thể kéo dài những ngày sống đầy ưu phiền...
- Vậy thì, hỡi con người bạc nghĩa, anh hãy ở lại đây! - Cô gái đột ngột đứng lên và ngắt lời chàng - Anh hãy chớ xa lánh một nơi mà anh cho là đầy lạc thú này! Đến chừng nào anh nhìn thấy máu của mình chày xuống ướt đẫm mảnh đất này, khi ấy ta chẳng còn thôi thúc anh ra đi làm chi nữa. Anh không muốn chạy trốn cùng với một con nô tỳ? Nếu anh nhỉn thấy tận đáy tâm can ta, thì ta cũng đã nhìn rõ tâm can anh. Cho dù bề ngoài anh tỏ ra say mê nàng công chúa Trung Hoa đến đâu, thật tâm anh ít yêu thương cô ấy hơn là ghét bỏ chính ta đây.
Nói xong nàng đeo lại tấm mạng che mặt và bước ra khỏi phòng hoàng tử Calap.

NGÀY THỨ BẢY MƯƠI BẢY.

Sau khi người đàn bà đi khỏi, chàng hoàng tử trẻ ngồi lặng trên sáp, trong lòng rất đỗi phân vân. Chàng tự hỏi "Ta có nên tin hay không những lời vừa nghe? Có thể nào một con người dã man cùng cực đến vậy? Nhưng, hỡi ôi! Chẳng có gì phải nghi ngờ nữa. Nàng công chúa nô tỳ này kinh tởm mưu đồ của công chúa Tuaranđoc, cho nên đã vượt qua mọi hiểm nguy tìm cách đến báo trước cho ta bíêt. Những tình cảm nàng vừa để lộ ra là bảo đảm chắc chắn cho lòng chân thành của nàng. Ôi, hỡi người con gái độc ác của vị hoàng đế anh minh nhất? Sao nàng đang tâm lạm dụng những năng khiếu trời cho như vậy! Hỡi thượng đế! Sao người lại phú cho một công chúa bất nhân nhan sắc hoàn hảo đến vậy? Sao người lại ban cho một tâm hồn dã man bấy nhiêu nét đẹp mê hồn?".
Đáng nhẽ cần nghỉ ngơi vài tiếng đồng hồ, chàng lại thức trắng suốt đêm hôm ấy, buông mình vào những suy tư buồn bã. Cuối cùng, trời rạng sáng. Tiếng trống tiếng chiêng lại nổi lên như ngày hôm trước. Lát sau sáu vị dại thần lại vào y như ngày hôm trước mời chàng đến điện thiết triều. Chàng đi qua cái sân rộng, ở đấy đội quân cấm vệ của hoàng đế đã xếp hai hàng nghiêm chỉnh. Chàng ngỡ có lẽ mình sẽ bỏ mạng ở chốn này. Chắc người ta lựa chọn nơi này để ám hại chàng, khi chàng đi ngang qua lọt giữa hai hàng quân. Tuy vậy, không mảy may nghĩ bởi chuyện giữ thế thủ phòng thân hoặc tự bảo vệ, chàng cứ vững bước đi, như một con người quyết tâm đến cái chết, hình như còn trách những kẻ định ám hại mình sao chậm ra tay đến vậy.
Tuy nhiên, chàng đi qua hết cái sân rộng chẳng hề bị ai tấn công. Khi bước vào gian phòng đầu tiên để sang điện thiết triều, chàng tự bảo: "Chắc là nàng công chúa ra lệnh hành quyết tại nơi này". Đồng thời chàng d0ưa mắt nhìn quanh mọi phía. Nhìn thấy ai chàng cũng ngỡ đó có lẽ là hung thủ sát hại mình. Tuy nhiên, chàng vẫn đi tới, và bước vào gian phòng rộng của điện thiết triều, mà chẳng hề bị nhát dao nào đâm chết người như chàng chờ đợi.
Lúc này, các đại thần và các đại học sĩ đều đã ngồi yên vị dưới những chiếc lọng, chờ hoàng đế Anh Tông xúât hiện. Chàng Calap lại tự hỏi: "Vậy ý đồ của nàng công chúa là gì? Có phải nàng muốn tự mắt chứng kiến cái chết của ta? Hay là nàng định cho người ám hại ta ngay trước mắt phụ vương nàng? Nhà vua có đồng tình vụ mưu sát này chăng? Ta khôg biết nên nghĩ thế nào đây? Hay là nàng đã thay đổi ý định, để cho ta sống chứ không muốn kết liễu cuộc đời ta nữa?"
Trong khi chàng trai đang phân vân như vậy, thì cánh cửa thông với nội cung mở rộng. Đức hoàng đế, theo sau có công chúa Tuaranđoc, bước vào. Hai vị lại ngồi lên ngai. Hoàng tử Nôgai lại đứng trước mặt họ, cũng đúng với khỏang cách y như ngày hôm qua.
Chờ nhà vua an toạ, vị đại thần đứng lên, cất lời hỏi chàng hoàng tử trẻ, chàng có còn nhớ đã từng hứa sẽ khước từ không đòi được kết hôn với công chúa nữa, trong trường hợp hôm nay nàng trả lời đúng câu hỏi chàng đã đặt ra cho nàng. Hoàng tử Calap đáp đúng như vậy, và một lần nữa chàng khẳng định trongtrường hợp ấy, chàng xin khước từ, không còn dám mong chờ vinh dự được làm phò mã của hoàng đế. Viên đại thần lại quay sang ngỏ lời với công chúa Tuaranđoc:
- Thưa công chúa cao cả, hằn công chúa đã rõ có lời thề ràng buộc công chúa phải tuân theo, trong trường hợp bà không thể nói ra hôm nay, tên họ chàng hoàng tử được đặt ra trong câu hỏi hôm qua.
Hoàng đế nghĩ con gái mình không thể giải đáp câu hỏi của hoàng tử Calap nên bảo nàng:
- Con gái ta, con đã có đủ thời giờ để suy nghĩ về điều người ta yêu cầu con phải trả lời. Nhưng dù ta có cho con một năm ròng để suy ngẫm, ta vẫn nghĩ mặc dù con rất thông tuệ, cuối cùng con đành phải thú nhận đấy là đềiu con không thể nào biết rõ. Vậy, con đã không trả lời được câu hỏi, tốt hơn con nên đáp lại tình yêu của chàng hoàng tử trẻ. Con hãy làm cho cha vui lòng được nghe con đồng ý chọn hoàng tử ấy để se duyên. Chàng rất xứng đáng được cùng với con, trị vì muôn dân đất nước Trung Hoa chúng ta, sau khi ta băng hà.
- Muôn tâu bệ hạ,- nàng Tuaranđoc đáp - tại sao ngài vội nghĩ con không có khả năng trả lời câu hỏi của chàng hoàng ửt kia? Chẳng phải khó khăn lắm đâu, như phụ vương nghĩ. Nếu ngày hôm qua con tạm cam chịu cái nhục thất bại, thì ngày hôm nay con quyết đạt được quang vinh chiến thắng. Con sẽ làm cho chàng bạo gan trẻ tuổi kia bối rối. Chàng ta đã đánh giá quá thấp trí tuệ của con. Mời chàng hãy đặt câu hỏi đi, con sẵn sàng trả lời.
Hoàng tử xứ Nôgai liền cất lời hỏi:
- Thưa công chúa, tôi xin công chúa hãy nói đúng tên họ chàng hoàng tử sau khi đã chịu đựng muôn vàn khổ ải và có khi phải ăn mày để kiếm miếng ăn, lúc này đây đang tràn trề mừng vui và chói lọi quang vinh?
- Chàng hoàng tử ấy,- công chúa Tuaranđoc đáp- tên là Calap, chàng là con trai của vua Timuatat.
Chàng Calap vừa nghe nói đến tên mình, mặt liền biến sắc đôi mắt tối sầm. Chàng ngã xuống bất tỉnh nhân sự. Nhìn quang cảnh ấy, hoàng đế cũng như toàn cử toạ đều rõ công chúa quả đã nói đúng tên họ chàng hoàng tử đặt ra trong câu đố. Mọi người đều tái mặt và vô cùng bối rối.

NGÀY THỨ BẢY MƯƠI TÁM.

Sau khi hoàng tử Calap hồi tỉnh nhờ sự săn sóc của mọi người có mặt trong điện thiết triều, bản thân nhà vua cũng bước xuống ngai để cứu giúp, chàng Calap ngỏ lời nói với nàng Tuaranđoc:
- Thưa công chúa xinh tươi, bà nhầm rồi, bà ngỡ trả lời đúng câu hỏi của tôi. Chẳng phải thế đâu. Chàng trai con vua Timuatat lúc này không tràn trề mừng vui và chói lọi quang vinh, mà ngược lại chàng đang ngập ngụa trong hổ thẹn và đứt ruột đớn đau.
Ta đồng ý,- công chúa nói,- lúc này chàng không được mừng vui và cảm thấy quang vinh; nhưng hôm qua chàng đã như vậy, hôm qua chàng ở trong trạng thái tinh thần ấy khi đặt câu hỏi cho ta. Bởi vậy, thưa hoàng tứ, chớ nên biện bạch những uẩn khúc ngôn từ, hãy thành thật thú nhận đi, chàng đã mất hết mọi quyền đáng được có về nàng Tuaranđoc này. Như vậy, có nghĩa ta có thể khước từ không phải trao duyên cho chàng, để mặc cho chàng tha hồ hối tiếc vì thất bại. Tuy nhiên, tôi muốn thưa để chàng rõ, và xin được công khai tuyên bố điều này trước triều đình: tôi có thái độ khác rồi. Do cảm tình của phụ vương tôi đối với chàng, và đặc biệt do các đức tính ưu việt của chàng, tôi quyết định chấp nhận chàng làm hôn phu chính thức của mình.
Lời công chúa làm cả điện thiết triều vang lên tiếng reo mừng rỡ. Các vị đại thần cũng như các đại học sĩ đều hoan hô lời của nàng công chúa. Hoàng đế tiến đến gần con gái, ôm hôn và nói :
- Con gái của ta, con không thể có một quyết định nào làm ta vui lòng hơn thế. Bằng quyết định ấy con có thể xoá ới mọi ấn tượng không hay mà con đã gây nên trong đầu óc trăm họ, con mang lại cho một người cha sự hài lòng mà ta chờ đợi ở con từ lâu lắm rồi, và ta đã ngỡ không bao giờ được thoả mãn. Đúng vậy, sự ghét bỏ của con đối với đàn ông, một sự ghét bỏ trái với tự nhiên, đã làm cho cha mất hết hy vọng rồi đây được nhìn thấy một đứa cháu sinh ra từ dòng máu của mình. Hạnh phúc xiết bao, nỗi căm ghét ấy hôm nay chấm dứt. Điều làm cha đạt đến tột đỉnh ước vọng, là nghe từ miệng con ngỏ lời đồng ý trao thân cho vị anh hùng trẻ tuổi rất thân thiết với cha đây.
- Nhưng, con hãy nói cho mọi người biết,- nhà vua nói tiếp- bằng cách nào con đoán ra được tên chàng hoàng tử chưa từng gặp bao giờ, và cả nước này chưa ai rõ tính danh? Phép thần nào giúp con phát hiện điều ấy?
- Tâu bệ hạ,- công chúa Tuaranđoc đáp- không phải nhờ phép thần mà con biết được, chỉ là việc khá bình thường thôi. Đêm hôm qua, một cung nhân của con đã đến tìm gặp hoàng tử Calap, và đã khéo léo khiến chàng tiết lộ điều bí mật. Mong chàng tha thứ cho con đã sứ dụng một phương sách không đẹp lắm, bởi con không dùng kết quả ấy để hôm nay dùng vào mục đích xấu.
- Ôi, hỡi nàng công chúa Tuaranđoc tuyệt vời!- chàng hoàng tử người Nôgai thốt lên.- Có thể nào nàng có với tôi những tình cảm ưu ái đến vậy? Nàng đã lôi tôi từ vực thẳm khủng khiếp, đặt lên chỗ cao sang nhất thế gian. Hỡi ôi! Thế mà có lúc tôi đã nghi ngờ bất công xiết bao! Trong khi nàng chuẩn bị cho tôi một duyên phận tốt lành như vậy, thì tôi lại nghĩ nàng đang nuôi dưỡng mưu đồ đen tối đối với tôi Do bị một câu chuyện bịa đặt đáng ghê tởm đánh lừa, tôi mất hết trí khôn, đi đến chỗ đền đáp lòng tốt của nàng bằng sự nghi ngờ đầy xúc phạm. Sự bất cẩn của tôi thật đáng tội chết.
Chàng trai si tình con của vua Timuatat định tiếp tục nói thêm nhiều lời say sưa nữa, thì đột nhiên phải ngừng lại để nhìn một cung nữ. Cung nhân này nãy giờ vẫn đứng hầu sau ngai nàng công chúa Trung Hoa. Nàng bước ra chính giữa điện thiết triều, và làm mọi người cực kỳ ngạc nhiên về hành động của mình: Nàng lật tấm mạng che mặt; hoàng tử Calap nhận ra ngay đấy chính là người thiếu phụ đêm hôm qua đến gặp chàng tại phòng riêng. Mặt nàng tái nhợt như sắp chết, đôi mắt nàng lạc đi, có vẻ như nàng đang suy tư một việc gì đó đầy chết chóc. Tất cả mọi người đều nhìn nàng kinh lạ. Hoàng đế Anh Tông cũng như những người khác đang im lặng chờ nghe nàng muốn nói gì, thì nàng hướng về công chúa Tuaranđoc và ngỏ lời như sau:
- Tâu công chúa, đã đến lúc bà nên thôi, chớ nhầm lẫn nữa. Hôm qua, em đã không đến tìm hoàng tử Calap để lừa chàng lộ cho biết rõ tính danh, em không làm việc ấy nhằm phục vụ công chúa. Em dám vượt qua hiểm nguy, dấn thân vào việc ấy chỉ vì lợi ích riêng của mình: em muốn tìm cách thoát khỏi cảnh nô tỳ và chiếm đoạt luôn người yêu của bà. Em đã sắp đặt đầy đủ mọi việc để có thể trốn chạy cùng một lúc với chàng. Chàng đã khước từ đề nghị của em. Hay đúng hơn, kẻ vô ơn bạc nghĩa kia đã coi thường tình yêu của em. Em đã tìm mọi cách cố tách chàng khỏi công chúa. Em đã mô tả sự kiêu căng của bà với những lời lẽ nặng nề nhất. Thậm chí em còn bày đặt ra, rằng công chúa sẽ cho ám hại chàng nội trong ngày hôm nay. Nhưng, cho dù em vu oan cho công chúa có mưu đồ xấu, em không sao lay chuyển được tình yêu kiên định của chàng đối với bà. Chàng đã tự mắt chứng kiến thái độ bực bội mà em không kìm chế được, khi rời chàng ra về. Đôi mắt chàng đã chứng kiến nỗi buồn đau và sự bối rối của em. Vì ghen tuông, vì thất vọng, trở về cung của công chúa, em giả vờ tâm tình để công chúa ngỡ em đã có công tìm cách làm giúp công chúa việc tốt, nhưng thật ra rất xấu xa.
Không phải đâu. Không phải để giúp công chúa đỡ phải bối rối nên em lộ cho công chúa rõ tên họ hoàng tử. Chàng đã vô tình buột miệng thốt ra trong một phút hoang mang. Em ngỡ công chúa vẫn đố kỵ đàn ông, để rồi hôm nay nhờ biết rõ lời giải đáp, công chúa được cuộc và nhờ vậy buộc hoàng tử Calap phải rời khỏi nơi này. Tóm lại, em tưởng bằng cách ấy chặt đứt mối dây ràng buộc công chúa với hoàng tử. Nhưng bây giờ mọi cố gắng của em đều vô ích cả rồi. Bây giờ công chúa đã quyết định kết hôn với chàng. Sự tình đến thế, em không còn cách xử tử nào khác với cách này.
Nói đến đấy, nàng cung nữ rút một lưỡi dao găm thủ sẵn từ dưới áo ra và tự đâm vào ngực mình.

NGÀY THỨ BẢY MƯƠI CHÍN.
Toàn thể cử toạ rùng mình trước hành động ấy. Hoàng đế Anh Tông cũng cảm thấy kinh hoàng. Hoàng tử Calap mất hẳn niềm vui. Còn công chúa Tuaranđoc thì thét lên một tiếng, nàng vội vã bước xuống ngai mong cứu giúp nàng cung nữ, hy vọng có thể ngăn được cái chết. Người cung nữ tâm phúc kia cũng vội vàng chạy đến, đồng thời với hai cô gái đang cầm giấy bút và nghiên mực ở tay. Nhưng, các cô chưa kịp tới nơi thì cung nữ vốn nặng lòng yêu thương chàng trai con vua Timuatat, sợ nhát đâm vừa rồi chưa đủ cho mình từ giã cõi trần, lại rút lưỡi dao găm ra và đâm thêm vào ngực một nhát nữa. Các cô gái chạy đến chỉ còn kịp đỡ người cung nữ lảo đảo ngã vật xuống trong vòng tay họ. Công chúa Tuaranđoc lớn tiếng than:
- Ađenmuc, em Ađenmuc thân quý của chị, em làm gì vậy? Cần gì phải đi đến chỗ cùng cực này? Tại sao đêm hôm qua em không giãi bày hết tâm can với chị? Sao em không nói chị rõ, em sẽ bỏ mình nếu chị đồng ý kết hôn với hoàng tử Calap? Nếu biết trước thì chị đã có cách cứu em khỏi kết cục bi thảm này.
Nghe vậy nàng công chúa nô tỳ cố mở đôi mắt mà thần chết đã bắt đầu khép lại, buồn bã nhìn công chúa
Tuaranđoc và nói:
- Thế là hết, thưa công chúa, thế là em hết sống, em hết đau khổ. Xin đừng ai thương xót cho số phận của em. Mọi người hãy khen em đã có một quyết định hào hiệp. Em chết đi để tự giải thoát mình khỏi hai lần nô lệ: Nô lệ của triều đình và nô lệ của tình yêu- cả hai đều vô cùng nghiệt ngã như nhau. Em tin, theo đạo giáo của dòng họ em, con người sau khi chết đi không ai xuống địa ngục cũng không ai lên thiên đường. Không có gì đáng thưởng công, không có gì phải trả nợ. Em ra đi thanh thản. Vậy xin mọi người chớ ngạc nhiên sao em dám quyết tâm đến vậy.
Nói xong, cung nhân thở hắt hơi cuối, cùng.
Tất cả các vị đại thần và đại học sĩ có mặt trong triều đều xúc động trước kết cục bi đát của nàng Ađenmuc. Công chúa Tuaranđoc tiếp tục tuôn nước mắt như mưa. Hoàng tử Calap tự cho mình là người gây nên sự kiện bi thảm này, rất lấy làm đau đớn. Hoàng đế Trung Hoa vốn là người hào hiệp, tỏ ra buồn rầu. Vua nói:
- Ôi! Hỡi nàng công chúa bất hạnh! Người cuối cùng còn lại của một hoàng triều danh tiếng, đến cơ sự này thì có ích gì việc mọi người đã cố sức cứu nàng khỏi dòng nước đá Hỡi ôi! Có thể nàng đã sung sướng hơn nếu được bỏ mình cùng một lúc với phụ vương nàng, quốc vương Caycobat, Hãn của người Catalan. Ta hy vọng rằng, sau khi trải qua chín trùng địa ngục, trả xong nghiệp chướng, nàng sẽ đầu thai thành công chúa một gia đình quân vương khác.
Hoàng đế Anh Tông không chỉ bằng lòng thở than cho sự bất hạnh của công chúa Adenmuc, vua còn ra lệnh tổ chức lễ tang trọng thị cho nàng. Thi thể nàng được mang vào một biệt điện khác, ở đấy nàng được khâm liệm xiêm y toàn màu trắng. Trước khi khâm liệm cho nàng, nhà vua cùng tất cả các quan trong nội cung, đều đến vái và vẩy nước hoa vào người nàng. Tiếp đó thi thể nàng được đặt vào một chiếc quan tài làm bằng gỗ lô hội, và đặt lên một cái giống như ngai cao chính giữa một sân rộng. Nàng được quan ở đấy suốt một tuần. Hằng ngày phu nhân của các vị đại thần trong triều vận toàn đồ tang, lần lượt đến viếng, mỗi người vái nàng bơn vái để tỏ lòng thương tiếc.
Sau lễ nghi ấy, quan khâm thiên giám chọn một ngày lành, quan tài của nàng được đặt lên một chiếc chiến xa sơn bạc có chạm hình các linh vật, mang nàng đi mai táng. Đám tang đi ròng rã ba ngày, bởi thỉnh thoảng lại phải ngừng để làm lễ tế thổ thần từng nơi, mới đến được dãy núi nơi xây lăng mộ của các nhà vua nước Trung Hoa. Hoàng đế Anh Tông muốn di hài công chúa Ađenmuc được táng chung với các công chúa, hoàng từ của hoàng triều. Chính nàng công chúa Tuaranđoc vì quý yêu người cung nữ tâm phúc đã xin phụ vương cho nàng được vinh dự ấy.
Khi đoàn xe tang tới dãy núi, chiếc quan tài đặt trên chiến xa được khiêng xuống đạt vào một cái quách còn đẹp hơn, sau đấy người ta giết một con bò đực làm lễ tế, rưới nước hoa xuống mặt đất và làm lễ cúng thổ thần lần nửa, xin thổ thần hãy vui lòng chấp nhận di hài của nàng công
chúa nước ngoài.

NGÀY THỨ TÁM MƯƠI.
Tang lễ công chúa Ađenmuc vừa kết thúc, quanh cảnh triều đình Trung Hoa thay đổi hắn. Mọi người cởi bỏ áo tang. Sau các lễ buồn là những ngày vui nối tiếp. Hoàng đế Anh Tông ra lệnh chuẩn bị hôn lễ giữa hoàng tử Calap và công chúa Tuaranđoc. Trong thời gian chuẩn bị, hoàng đế sai sứ thần đến bộ tộc người Beng báo cho nhà vua người Nôgai Tumuatat biết tất cả những gì vừa xảy ra ở nước Trung Hoa, và mời nhà vua cùng với hoàng hậu đến Trung Quốc.
Mọi việc chuẩn bi xong xuôi, hôn lễ được cử hành với lễ nghi huy hoàng tráng lệ xứng với cấp bậc đôi vợ chồng. Vua quyết định bỏ lệ thường là phải cử các quan phụ đạo giúp dạy phò mã biết cách xử sự ở triều đình cũng như hằng ngày trong nội cung. Thậm chí vua Anh Tông còn cho công bố, vì đặc biệt quý trọng hoàng tử phò mã của mình, vua cho phép chàng miễn vái lạy vợ như phong tục từ xưa tới nay. Suốt một tháng ròng, khắp triều đình chỉ có tiệc tùng, đàn ca, múa hát, kịch hội. Dân chúng thành phố Bắc Kinh cũng đua nhau mở hội vui chơi.
Cuộc hôn nhân càng làm thắt chặt tình yêu của Calap đối với Tuaranđoc thêm nồng thắm. Nàng công chúa ấy xưa nay vẫn nhìn đàn ông với đôi mắt khinh đời, nay không thể tự ngăn mình không yêu thương một hoàng tử hoàn hảo đến vậy. Một thời gian sau hôn lễ, các sứ thần vua Anh Tông cử đến bộ tộc Berla quay trở về, nhưng không chỉ về với những người họ được lệnh đi mời họ. Cùng đến kinh thành Bắc Kinh, ngoài phụ vương và hoàng hậu song thân chàng phò mã Calap, còn có đích thân Hãn Alingơ, ông cùng với nhiều triều thần quan trọng của mình tiễn chân vua Timuatat và hoàng hậu Enma đến tận Bắc Kinh.
Được tin, hoàng tử xứ Ngoài vội vàng ra cổng hoàng cung nghênh đón. Không thể nào tả nổi niềm vui tái ngộ với mẹ cha sau bấy nhiêu điều bất hạnh. Nhà vua, hoàng hậu và hoàng tử ôm hôn nhau nhiều lượt, cả ba người đều tuôn rơi nước mắt, khiến những người Trung Hoa và người Tarta chứng kiến cũng mủi lòng.
Tiếp đó, hoàng tử Calap đến chào vị hãn người Berla, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với Hãn đã xử sự vô cùng hào hiệp với gia đình mình, đã thế còn vui lòng tiễn nhà vua và hoàng hậu người Ngoài đến tận nước Trung Hoa. Hãn Alingơ đáp, trước đây do chưa tường địa vị của vua Timuatat và hoàng hậu Enma, nên đã đối xử với các vị chưa thật đúng với tước hiệu cao quý của họ; để bù lại khiếm khuyết ấy, Hãn Alingơ thấy mình cần tiễn hai vị đến đây để tạ lỗi phần nào. Đến lượt vua Timuatat và hoàng hậu Enma cảm tạ vị thủ lĩnh người Berla.
Sau đó mọi người cùng tiến vào hoàng cung yết kiến hoàng đế Anh Tông. Vị minh quân này đã chờ sẵn ở gian phòng đầu trước khi vào điện thiết triều. Hoàng đế lần lượt ôm hôn từng người với tình cảm chân thành. Rồi hoàng đế mời tất cả vào đại điện. Sau khi bảy tỏ với nhà vua Timuatat niềm vui được gặp, hoàng đế ngỏ lời chia sẻ những bất hạnh mà vương triều xứ Nôgai đã phải trải qua trong những năm tháng vừa rồi. Hoàng đế khẳng định sẽ mang hết sức lực của mình tiễu phạt vua nước Carim, trả hận cho họ.
Hoàng đế giữ lời. Nội ngày hôm ấy, nhà vua truyền chiếu lệnh cho thống đốc các tỉnh trong nước huy động quân đội sẵn sàng lên đường tiến về phía hồ Bangiuta, giao hẹn đấy là điểm hội các đạo quân lớn. Về phía mình, vị hãn người Berla Alingơ cũng muốn tham gia cuộc chiến tranh để tái lập vua Timuatat trên ngai vàng, cũng ra lệnh cho quân sĩ các bộ tộc của mình sẵn sàng lên đường ra mặt trận. Hãn Alingơ truyền cho các tướng lĩnh khẩn cấp kẻo dân đến hội với các đạo quân Trung Hoa khác cạnh hồ Bangiuta sớm càng tốt. Quân đội nước Trung Hoa thời bình vốn phân bố khắp tỉnh thành trong đế quốc, trong khi chờ đã các đạo binh về tới nơi hội quân, hoàng đế ra lệnh chuẩn bị mọi điêu kiện cần thiết để các vị khách quý được nghỉ ngơi tại Bắc Kinh. Hoàng đế sai người mời mỗi nhà vua đến một biệt điện riêng rẽ, và cử một số hoạn quan để hầu hạ từng người, cùng một đội cấm vệ hai nghìn quân sĩ lo việc bảo vệ hai nhà vua khách quý.
Hầu như ngày nào hoàng đế cũng cho mở đại yến, tiểu yến đãi đằng các vị khách quý. Hoàng tử Calap cho dù bận rộn trăm công nghìn việc, vẫn không quên bà cụ già chủ nhà trọ của mình. Chàng thú vị nghĩ đến phần bà cụ đã đóng góp cho duyên phận của mình, liền sai người mời cụ vào hoàng cung, và ngỏ lời xin công chúa Tuaranđoc hãy nhận bà như một người trong đoàn tuỳ tùng của công chúa.

NGÀY THỨ TÁM MƯƠI MỐT.
Vua Timuatat và hoàng hậu Enma hy vọng giành lại ngai vàng người Nôgai ớ quê hương Tarta. Niềm vui làm họ vơi đi mọi khổ ải đã trải qua. Hạnh phúc của hai vị càng lớn khi nàng công chúa Tuaranđoc đúng tháng đúng ngày sinh hạ một hoàng tử rất xinh. Để mừng cậu hoàng bé nhỏ mới ra đời, hoàng đê Anh Tông phong ngay cho cháu làm thái tử nước Trung Hoa. Sự kiện được tất cả các tỉnh thành trong đế quốc Trung Hoa rộng lớn mở hội mừng vui, coi như một ngày đại khánh.
Giữa lúc các hội hè đang diễn ra thì có tin báo về triều, các đạo quân đã tề tựu đông đủ cạnh hồ Bangiuta, kể cả quân lính của vị hãn người Berla. Thế là vua Timuatat, hoàng tử Calap và hãn Alingơ ngay lập tức lên đường. Đến điểm hội quân, đã có đủ bảy mươi vạn quân sĩ sẵn sàng chiến đấu ( Rất có thể, bởi bình thường nước Trung Hoa có hai triệu quân. Riêng ở kinh đô Bắc Kinh có hai mươi vạn quân thường trực (Chú thích của F.P. De La Croix).). Họ ra lệnh tiến quân về xứ Cotan, từ đó băng qua nước Caxga, và cuối cùng tiến vào lãnh thổ của nhà vua nước Carim.
Nhà vua này, được tin cấp báo từ biên cương, không lấy gì làm ngạc nhiên. Vua dũng cảm chuẩn bị nghênh chiến. Vua không ém binh bố trí cố thủ trong thành, mà táo bạo cất đại quân tiến lên đón đánh quân thù. Đội quân vua vừa tập hợp tuy vội vàng cũng đông tới bốn mươi vạn người. Hai đạo quân lớn gặp nhau ở một điểm gần thành phố Cogien. Trận chiến quyết định bắt đầu, Về phía quân Trung Quốc, vua Timuatat chỉ huy cánh bên phải, Hãn Alingơ chỉ huy cánh bên trái, còn hoàng tử Calap làm tư lệnh trung quân. Về phía mình nhà vua nước Carim giao phó cánh phải cho một vị tướng tài giỏi nhất, và cử hoàng tử của mình cầm đạo quân ở giữa chiến đấu chống lại quân do hoàng tử người Nôgai chỉ huy, còn cánh trái là đội kỵ binh rất điêu luyện do đích thân vua lãnh đạo.
Vị hãn người Berla bắt đầu cuộc chiến, xua quân của bộ tộc mình tiến lên, họ chiến đấu rất dũng cảm và chẳng bao lâu đẩy lùi được cánh phải của quân địch, song chẳng mấy chốc đối phương lại dốc sức phản công. Tình hình quân cánh phải do vua Timuatat trực tiếp chỉ huy không được thuận lợi, bởi ngay từ đầu nhà vua nước Carim tung những đạo quân thiện chiến nhất ra đánh, khiến quân Trung Hoa rối loạn sắp bỏ chạy tháo thân. Vua Timuatat đang bối rối chưa có cách nào ngăn được. May sao vừa lúc ấy hoàng tử Calap được tin, vội giao quyền chỉ huy trung quân cho một lão tướng Trung Hoa, rồi tự mình cầm đầu một đội quân tinh nhuệ cấp tốc sang chi viện vua cha. Chẳng bao lâu chiến cục lại thay đổi chiều hướng. Cánh quân trái của người Carim bị tấn công dữ dội, hàng ngũ bắt đầu rối loạn, và cuối cùng bỏ chạy tan tác.
Nhà vua nước Carim quyết tâm hoặc chiến thắng hoặc bỏ mình, đã cố gắng hết sức tập hợp lại quân lính và củng cố trận tuyến. Nhưng vua Timuatat và hoàng tử Calap không để cho ông kịp có thời gian, xua quân bao vây ngay cả bốn mặt. Trong thời gian ấy. Hãn Alinhgơ cũng đã đánh tan được cánh quân bên phải của người Carim.
Vậy là toàn bộ chiến cuộc sắp đến hồi quyết định. Nhà vua nước Carim thấy chỉ còn hai cách để lựa chọn. Hoặc mở một con đường máu thoát ra ngoài vòng vây., chạy đến xin cư trú tại một nước lân bang nào đấy. Nhưng nhà vua này thà chất vì thất trận hơn là đi cầu xin một quốc gia khác trong cảnh thất cơ lỡ vận này. Vua liều mình xông vào những nơi chiến trận đang diễn ra dữ dội nhất, và tiếp tục chiến đấu tả xung hữu đột cho đến khi người bị cả ngàn nhát chém tử thương. Vua gục ngã xuống giữa trận tiền, trên đống xác chết.
Hoàng tử nước Carim cũng chịu chung số phận như cha. Hai mươi vạn quân hoặc bị giết hoặc bị bắt làm tù binh. Phần còn lại tìm đường chạy tháo thân. Quân đội Trung Hoa cũng tổn thất khá nhiều binh sĩ, nhưng trận chiến cho dù rất đẫm máu, thiệt hại khá nặng nề, phần thắng cuối cùng vẫn thuộc về họ. Vua Timuatat tạ ơn trời đất về chiến thắng này, vội phái một võ quan về Bắc Kinh cấp báo, tâu với hoàng đế Trung Hoa rõ cuộc chinh phạt đã thắng lợi. Trong thời gian ấy, ông tiếp tục dẫn quân tiến vào thảo nguyên Zatai, và thừa thắng chiếm đóng kinh đô nước Carim.

NGÀY THỨ TÁM MƯƠI HAI.
Vào được kinh thành nước Carim, vua Timuatat cho ban bố cho toàn dân rõ, mình không có ý định chiếm đoạt của cải cũng như tước bỏ tự do của người dân nước này. Thượng đế đã muốn cho vua chiếm được ngai vàng kẻ thù thì ông sẽ phải giữ. Từ nay, vùng Zatai cũng như các nước trước đây vốn là chư hầu thần phục nước Carim, nay bắt buộc phải thừa nhận hoàng tử Calap là quốc vương nước Carim cũng như chua tế tất cả các nước chư hầu.
Người dân Carim, quá mệt mỏi trước sự cai trị của nhà vua vừa qua đời, và hy vọng tân vương Calap sẽ đỡ khắc nghiệt hơn nhà vua trước, đều vui lòng khuất phục. Mọi người đồng thanh tôn vinh chàng hoàng tứ trẻ mà ai nấy đều hiểu rõ tài đức lên làm vua ngư trị đất nước mình. Trong thời gian vị tân vương nước Carim cho ban hành những biện pháp cần thiết để củng cố quyền lực, thì vua Timuatat dẫn một phần quân đội đang dưới quyền chỉ huy của mình nhanh chóng quay về cố quốc. Những người Tarta thuộc bộ tộc Nôgai vẫn một lòng trung thành với vị hãn cũ, đều vui mừng thấy vua Timuatat của mình trở về chiếm lại ngôi báu.
Vua Timuatat không chịu dừng lại ở đấy. Thừa thắng, vua tuyên chiến với người Xiêca để trả thù họ đã phản bội trong liên minh của cuộc chiến trước đây, do hoàng tử Calap trực tiếp chỉ huy tại vùng Giun. Người Xiêca không chịu khuất phục. Họ huy động quân chống trả, nhưng cuối cùng bị quân chiến thắng đánh tan. Vua Timuatat tuyên bố mình đồng thời làm vua cả nước Xiêca. Sau chiến thắng ấy vua dưa quân trở về đến Zaita, thì gặp hoàng hậu Enma và công chúa Tuaranđoc vừa đến nơi. Đích thân hoàng đế Anh Tông đã sai một đạo quân tháp tùng trọng thể hai bà đến kinh đô nước Carim.
Vậy là kết thúc tất cả mọi nỗi bất hạnh của hoàng tử Calap. Với tài năng và đức độ của mình chàng được nhân dân Carim rất quý mến. Chàng làm vua ngự trị đất nước ấy ít lâu sau, công chúa Tuaranđoc sinh hạ thêm một hoàng tử nữa. Hoàng tử thứ hai sau này sẽ lên làm vua nước Carim, bởi con trai đầu của công chúa Tuaranđoc và chàng Calap đã được hoàng đế Anh Tông nuôi dạy và phong làm thái tử từ trước, chuẩn bị làm người kế vị mình lên ngôi báu toàn nước Trung Hoa.
Vua Timuatat và hoàng hậu lui về sống những ngày cuối đời ở kinh đô Astracan. Còn vị hãn người Berla, sau khi nhận lòng biết ơn sâu sắc của mọi người về lòng hào hiệp của hãn, kéo quân về lại lãnh địa bộ tộc của mình.
Bà nhũ mẫu Xutlumêmê của công chúa nước Casơmia kể xong câu chuyện về hoàng tử Calap, liền hỏi những người hầu của công chúa Farucna nghĩ sao về câu chuyện vừa nghe. Tất cả đều đồng thanh cho rằng câu chuyện cực kỳ thú vị, chàng Calap quả là một hoàng tứ tài đức vẹn toàn và một người yêu hoàn hảo. Riêng công chúa Casơmia nói:
- Về phần ta, ta thấy anh chàng ấy kiêu ngạo hơn si tình, phần nào ngớ ngẩn, tóm lại giống y như mọi chàng trai chưa chín chắn. Đối với nhà vua cũ xứ Muxen, cụ Fađala tốt bụng ấy,- nàng vừa nói vừa mỉm cười- phải nhận rằng đấy là một ông chồng yêu đương và chung thuỷ. ông đã không chịu chết ngay như nàng Zemrut mà còn cố sống năm mươi năm nữa sau khi nàng mất để khóc than nàng.
- Nếu vậy thì, thưa công chúa,- bà nhũ mẫu nói- nếu hoàng tử Calap và vua Falala đều chưa đủ thoả mãn sự tinh tế của công chúa, thì nếu được bà cho phép, tôi xin thuật câu chuyện nhà vua xứ Đamat và vị tể tướng của ông, may ra công chúa sẽ hài lòng hơn.
- Ta sẵn lòng nghe,- nàng Farucna đáp- các gia nhân của ta ai cũng thích nghe các câu chuyện của bà, ta không muốn không cho họ được thưởng thức. Quả là nhũ mẫu biết phác hoạ nên những bức chân dung tuyệt vời. Nhưng mẹ Xutlumêmê ạ, mẹ Xutlumêmê thân yêu của ta ơi, cho dù mẹ hết sức cố gắng tô vẽ đàn ông bằng những màu sắc rất đẹp đẽ, các khiếm khuyết của họ vẫn lộ rõ qua các bức chân dung mẹ thực hiện.



Hết Chương 10 (D) NGÀY 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, . Mời bạn xem tiếp : Chương 11 CHUYỆN QUỐC VƯƠNG BÊRÊTĐIN'LÔLÔ VÀ TỂ TƯỚNG ATANMUC, BIỆT DANH TỂ TƯỚNG ƯU PHIỀN. NGÀY THỨ TÁM MƯƠI BA.
• LIÊN HỆ - HỖ TRỢ

XÂY DỰNG MỘT WAP MIỄN PHÍ
TRÊN DI ĐỘNG

WWW.CHODIENTHOAI
1