Để tôi vững tin nhiều điều ông nói ra hoàn toàn đúng sự thật, ông già ấy đưa tôi đi sang phòng làm việc riêng của ông, trỏ cho tôi xem rất nhiều đống rupi vàng và rupi bạc để thành đống. Vô cùng nhiều. Ông bảo tôi:
- Đấy nhé, có đáng chú ý không? Giờ anh hết ngại ngần phải đi theo ta rồi chứ?
- Tôi đáp tôi chẳng có chi ngại ngần, song yêu cầu ông cho phép tôi được viết thư báo cho phụ thân tôi hay đã về thành phố Xurat và tại sao tôi chưa về đến nhà ngay. Ông già đồng ý. Thậm chí sau khi tôi viết thư xong, ông còn cầm lấy báo sẽ cho người gửi bức thư đến tận tay cha tôi.
Tôi tin cậy nên nghĩ ngơi tại nhà ông Hyzum - tên ông già ngoại đạo ấy - Ngày khởi hành đến, chúng tôi lên tàu rời cảng Xurat. Tàu giương buồm, thuận gió thuận nước đi ba tuần lẽ ròng, thì nhìn thấy một hòn đảo nhỏ hoang vu. Ông già bảo đấy chính hòn đảo chúng tôi cần tới nơi.
Tàu neo cạnh đấy, nhưng chúng tôi phải chờ đến đêm mới lên đảo. Ông già lệnh cho tất cả thủy thủ ở yên trên tàu, chỉ có ông và tôi lên bờ, tay cầm đuốc sáng, lại có nhiều đuốc khác mang theo bên người. Cũng có mang theo sẵn nhiều cái bị để đựng ngọc trai. Trang bị như vậy, hai người chúng tôi đi tìm các giếng. Cũng chẵng mất nhiều thời gian lắm, chúng tôi đã tìm được cái giếng sâu nhất. Ông già bảo tôi:
- Anh hãy xuống cái giếng này, ta tin dưới đáy có nhiều ngọc trai đẹp.
Xuống đến đái giếng, tôi có cảm giác mình đi trên các đống hàu. Tôi nhặt hàu cho vào đầy các túi, móc vào sợ thừng cho ông già đúng trên giếng kéo lên. Ông già kéo lên, tách các con hàu ra, nhận thấy ngọc trai ở các con hàu này còn non, lại móc cái túi vào sợi dây thừng dòng trở xuống và bảo: - Ngọc giếng nào chưa thể khai thác được. Hãy đổ trở lại, khõa đất lên trên, chờ cho ngọc trai lớn hơn ít nữa, sang năm chúng ta sẽ cùng nhau đến khai thác.
Tôi làm theo lời lão Hyzum. Ông già kéo tôi lên khỏi giếng. Chúng tôi lại tìm đến một cái giếng còn sâu hơn. Giếng này nằm khuất ven chân một ngọn núi cao chót vót chính giữa đảo. Ngọc trai ở đây đặt biệt đẹp. Tôi lấy cho ông già nhiều ngọc, cụ cứ nhẩn nha kéo lên từng bị một. Sao khi đã thấy vừa đủ sức mang của mình, lão già vừa cười vừa nói:
- Vĩnh biệt chàng trai! Cảm ơn anh đã giúp ta.
- Ô, thưa cha, cha kéo con lên khỏi giếng đã chứ.
- Chổ đáy giếng ấy hợp cho mày lắm, -lão già tráo trở nói, - hãy nằm đấy mà ngủ, mày hãy nằm trên đống ngọc trai mà ngủ kỹ. Ta có lệ năm nào cũng đưa đến đây một tên tuổi trẻ theo đạo Hồi giống như mày. Giờ mày chỉ có việc cầu nguyện tiên tri Môhamet của mày. Nếu quả thật ông ấy có lắm phép thần thông như mày hằng nghĩ, thì ông ấy chẳng bỏ rơi mày là người hết sức gắn bó với đạo giáo của lão.
Nói xong, lão rời cái giếng bước đi, để mặc tôi kêu la, khóc lóc, than thân trách phận:
- Ôi khốn nạn Abunphauri, trời lại bắt mi chịu thêm một tội mới. Mi đã làm gì nên tội đến nỗi chịu số phận thảm thương này? Ồ, nhưng cớ sao mi lại ca cẩm về một bất hạnh tự tay mi quàng vào mình? Tại sao mi không cảnh giác lão già theo tà giáo ấy? Nếu như mi chịu để ý xét đoán hơn một ít, có phải đã thấy những lời nịnh ngọt níu kéo quá mức của lão thật đáng ngờ? Giờ hối tiếc muộn mất rồi. Hẳn là nghiệp chướng đời mi chưa hết, có ước mơ khác đi cũng chẳng được nào. Những chuyện ấy có tùy thuộc mi đâu. Nếu trời đã đẩy mi xuống đáy vực thẩm, thì chỉ có trời mới đủ sức kéo mi lên khỏi đáy vực.
Suy nghĩ ấy làm tôi đỡ tuyệt vọng phần nào. Suốt đêm hôm ấy, tôi đi đi lại lại thăm giò đáy giếng, thấy nó có vẻ khá rộng. Tôi có cảm giác đi trên nhiều bộ xương người, từ đó suy ra, chắc trước tôi đã có nhiều chàng trai khác bỏ mạng ở chốn này. Tuy nhiên, điều ấy không làm tôi mất hết can đảm. Chắc nhờ có thần linh phù hộ, tôi mạnh dạn bước đến một cái cửa thông ra ngoài. Đến đây, nghe có tiếng ầm ầm khá lớn. Tôi chăm chú lắng tai nghe, và đoán có lẽ đây là tiếng nước chảy.
- Phán đoán của tôi quả không sai. Đấy là tiếng nước biển, theo sóng tung lên núi rồi lọt xuống giếng qua nhiều khe nức trên sườn, và cũng đổ vào chổ này. Suy rộng hơn nữa, tôi nghĩ nước từ mọi nơi lọt xuống đây, hẳn phải co một cái cửa thoát ra đủ rộng cho nước chảy trở về biển chứ. Thế là tôi nhắm mắt lao vào cái chổ mà tôi đố là nơi thoát nước. Suýt nữa nước làm tôi chết ngạt. Tôi ngất đi, dòng nước đẩy tôi lao xuống biển qua một miệng hang có thể nhìn thấy từ trên đỉnh núi.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM BẢY MƯƠI MỐT.
Hồi tỉnh sau cơn choáng, nhận ra nơi mình được nguồn nước từ đáy giếng chảy đưa ra biển rồi được sóng xô trở lại vào bãi cát, tôi quỳ xuống đọc kinh cầu nguyện tạ ơn đấng tiên tri Môhamet.
Cảm thấy vững tin hơn sau lễ tạ, tôi đúng lên đi vòng quanh hòn đảo quan sát, song chú ý không đi quá xa bờ. Chẳng thấy đâu còn tàu của lão Hyzum. Hẳn lão ta đã mau chóng giương buồm chạy thẳng về nhà rồi. Tôi lo bị hổ dữ vồ và ăn thịt song chẳng thấy bóng dáng một con. Đã thế lại còn vô cùng may mắn cho tôi: một chiếc tàu đang đi ngang qua ngoài biển, không mấy xa hòn đảo. Tôi tháo chiếc khăn đội đàu rũ ra thành tấm vãi, tung lên cao vẫy báo hiệu cấp cứu. Mấy người đang đứng trên boong tàu nhìn thấy. Một chiếc xuồng con được thả xuống, cập bờ vớt tôi lên tàu.
Các vị thử tưởng niềm vui của tôi khi nhận ra vị thuyền trưởng con tàu ấy là một người bạn rất thân thiết với cha tôi. Và tất cả mọi người trên con tàu đều là người thành phố Basra. Tôi thuật lại tại sao tôi trôi dạt một mình trên hoang đảo, mọi người chăm chú lắng nghe. Ai nghe cũng lên tiếng nguyền rủa lão già sao độc ác bất nhân đến như vậy. Tiếp đó, tôi hỏi thuyền trưởng về sức khỏe của cha tôi. Ông đáp:
- Thân sinh anh rất mạnh khoẻ. Trước khi rời thành phố Basra lên đường, tôi có đến thăm ông ấy.
Tiếp đó tôi hỏi ông những người thân trong gia đình.
Rồi mọi người trở lại bàn chuyện lão Hyzum. Tất cả nhất trí nên cho tàu ghé vào đảo, tìm các giếng nước lấy ngọc trai. Chúng tôi rất đông người, chẳng sợ bị hổ vồ. Sỡ dĩ lão già chỉ lên đảo ban đêm thôi, vì lão không muốn chia sẽ với bất kỳ ai kho báu.
Tàu neo lại một nơi ven đảo. Không cần chờ đêm tối, tất cả mọi người rời tàu lên bộ, mang theo vũ khí phòng, để dánh đuổi thú dữ trong trường hợp chúng dám xuất hiện và tấn công. Chúng tôi thay nhau xuống các giếng vớt ngọc trai, nhiều không thể nào xiết. Phải mất ba ngày ròng rã, rất cả mọi người xúm lại cậy trai lấy ngọc rồi chia nhau số ngọc ấy. Phàn chia cho mỗi người nhiều tới mức ai cũng lấy làm hài lòng.
Tàu tiếp tục chuyến đi, dự định đến đảo Xêređip bán vải hoa cất từ vùng Xurat rồi mua về quế thơm ở đảo ấy mang về. Cuộc hành trình đang vui vẻ, đột nhiên một cơn bão dữ dội nổi lên, đẩy con tàu ra khỏi lộ trình, bắt nó lang thang suốt sáu ngày không rõ trôi dạt về đâu. Sáng ngày thứ bảy, thời tiết tốt trở lại, song cả thuyền trưởng lẫn hoa tiêu không ai có thể nhận ra chính xác con tàu đang ở tọa độ nào lúc này. Mọi người lại có cảm tưởng như con tàu đang bị dòng nước cuốn đi. Các thủy thủ rất lấy làm lạ về hiện tượng ấy, không biết nên chèo chống thế nào, bởi cho dù mọi người cố gắng đến bao nhiêu, con tàu vẫn bị dòng nước xiết lôi vùn vụt về phía một ngọn núi cao, mà chúng tôi nhận rõ ràng sau ngày trôi dạt thứ tám.
Quả núi ấy rất rộng, và có vẻ cao không thể nào lường. Dốc núi hiểm trở, nhưng điều lạ lùng nhất là hình như nó bằng thép mài nhẵn thín, bởi nhìn vào thấy sáng và bóng sáng. Một thủy thủ già thấy vậy trút một hơi thở dài và cất tiếng than:
- Chết tất cả chúng ta rồi! Tôi nhớ có lần nghe nói đến đảo này. Vô cùng tai họa cho con tàu nào đến gần đây. Chúng đến sát chân núi, con tàu sẽ bị giữ chặt lại đấy như một phép thần, chẵng có cách nào gỡ ra cho thoát khỏi và trở lại ngoài khơi.
Lời người thủy thủ già khiến cả đoàn thủy thủ vô cùng buồn bã. "Ôi, ích gì nhặt được bấy nhiêu ngọc trai, nếu tất cả đều phải bỏ mạng nơi đây!" - "Ôi, làm sao cả đoàn thủy thủ chẳng có lấy một ai sớm nhận thấy tai ương này." Tưởng sắp đi vào cỏi chết, người thì than khóc, kêu tên vợ con, người thì quỳ xuống sàn tàu, cầu xin trời cứu giúp. Tôi buồn vì cảnh tượng thương tâm ấy hơn là lo sắp phải chết, tôi nói với thuyền trưởng:
- Thưa ngài, kêu van than thở một cách hèn nhát phỏng có ích gì? Về phần mình, có lẽ do bản tính tôi xưa nay ít nhiều can đảm, mặt khác hình như có thánh nhân phù trợ hay sao, thú thật tôi thấy chẳng mấy khiếp hoảng trước tai họa sắp tới. Nếu ngài nghe lời tôi nói, chừng nào con tàu cặp sát quả núi, hai ta cố trèo lên tận đỉnh xem sao. Cả hai người cùng hợp sức, biết đâu chẳng có thể tìm ra một cách gì để thoát khỏi tai ương.
Thuyền trưởng cũng hốt hoảng không kém mọi người, nghe đáp vậy vì nể lời tôi, ông sẽ cố làm thử xem, tuy thật lòng ông không mấy tin có thể thoát chết. Thuyền trưởng và tôi xuống chiếc xuồng con, chèo vào đất liền và bất đầu leo lên quả núi ấy. Khó khăn vất vả hồi lâu, hai chúng tôi mới trèo lên đến ngọn.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM BẢY MƯƠI HAI.
Trên đỉnh núi có một mái vòm màu xanh lá cây, khá rộng và rất cao. Đến gần hơn, chúng tôi nhận ra dưới mái vòm có một cái cột bàng thép cao chừng mười thước. Phía dưới chân cột thép có buộc bằng sợi dây xích vàng một cái trống con bàng gỗ lô hội và một chiếc dùi trống bằng gỗ trầm hương đỏ. Bên dưới trống có một cái bảng gỗ mun tuyền, khắc mấy dòng chữ dát vàng nội dung như sau:
Nếu một con tàu nào bất hạnh bị hút đến chân quả núi này, nó không thể nào gỡ ra để tiếp tục ra khơi nữa, trừ phi thực hành theo cách sau: Một người trong đoàn thủy thủ phải cầm dùi trống gióng lên ba tiếng trống. Sau tiếng trống thứ nhất, con tàu sẽ rời xa chân núi một tầm tên bắn; sau tiếng trống thứ hai, con tàu sẽ không nhìn thấy quả núi này nữa; sau tiếng trống thứ ba, con tàu sẽ trở lại đúng lộ trình mong muốn. Nhưng người giống lên ba tiếng trống ấy phải vĩnh viễn ở lại chốn này, để cho những người khác được ra đi.
Đọc xong mấy dòng chữ ấy, mà hai chúng tôi đều nghĩ là một cái bùa thiêng, chúng tôi trở lại con tàu báo cho mọi người cùng biết tin ấy. Ai ai cũng mừng sắp có cơ may thoát nạn, song chẳng một ai chịu đứng ra chịu làm người đánh trống. Không một thủy thủ nào muốn bỏ mình cho những người khác sống. Thấy vậy tôi liền nói:
- Trong trường hợp không có một ai trong số các bạn muốn ở lại trên hòn đảo vậy thì tôi xin là người đánh trống. Tôi chấp nhận hy sinh vì tất cả các bạn, với điều kiện là sau đi ra khỏi đây rồi trở về tới Basra, các bạn gặp thân sinh tôi, báo để cụ rõ tin tức về tôi, đồng thời trao trọn vẹn phần ngọc trai của tôi tận tay cụ.
Mọi người reo lên thán phục, và đồng thanh thề thốt trời đất sẽ đánh đắm tàu của họ, giá như họ không nhất nhất thực hiện đầy đủ những điều tôi yêu cầu. Viên thuyền trưởng cũng khẳng định, tôi có thể yên tâm về chuyện ấy, và ông quyết định tẩt ca sẽ trở về Basra ngay chứ không đi Xêrenđip nữa như dự kiến ban đầu. Ông tỏ ra vô cùng đớn để tôi làm vật hy sinh, nhưng tôi nhận ra thâm tâm ông vô cùng thích thú nhờ thế được tai qua nạn khỏi. Cuối cùng, tôi lần lượt ôm hôn tất cả mọi người trong đoàn thủy thủ và ngỏ với từng người lời chào vĩnh quyết.
Họ lấy xuồng đưa tôi trở lại đất liền. Một mình tôi leo lên đỉnh núi. Tôi tiến đến dưới cái mái vòm, cầm chiếc dùi trống và thong thả đánh trống. Sau tiếng trống thứ nhất, thấy con tàu của chúng tôi đã ra cách quả núi rất xa; sau tiếng trống thứ hai, tôi không còn thấy con tàu nữa. Tôi đánh nốt tiếng trống thứ ba. Sau đó ngôi yên dưới mái vòm, tôi sẵn sàng chấp nhận hy sinh, sẵng sàng chịu đựng số phận dành cho mình.
Lần này tôi vẫn không quên cầu nguyện Đấng tiên tri. Và như thể được ngài tiếp cho thêm nghị lực, tôi mạnh dạn đi sâu vào núi. Quả núi này chỉ rộng chừng hai dặm. Sau gàn một giờ đi đường, tôi nhìn thấy một cụ già lọm khọm. Đầu cụ rụng hết tóc, bộ râu bạc rất dài, và đôi mắt đầy nhử. Cụ ngồi trên một tảng đá trước một ngôi nhà nhỏ làm bằng gỗ và tường làm bằng đất nện, tay chống một cây gậy. Tôi bước đến gần, kính cẩn vái chào cụ, và cất lời xin cụ cho biết tại sao các con tàu nào khi đến gần quả núi này một tầm nào đó thì đều bị hút vào núi không có cách chi cưỡng lại và ai là người yểm đạo bùa thiêng bày cách đưa con tàu trở lại biển khơi.
Nghe hỏi, cụ già cố đứng lên, từa vào cây gậy, yếu ớt cúi đầu đáp lễ. Cụ cho biết sở dĩ các con tàu bị hút đến gần núi là do dòng nước cuốn. Về chiếc búa thiêng đặt dưới cái trống cụ không rõ ai là người làm nên. Nhưng nếu tôi quá hiếu kỳ muốn biết rõ điều ấy, thì tôi cứ tiếp tục đi vào sâu hơn ít nữa. Tôi khắc gặp ông anh của cụ, lớn tuổi hơn cụ nhiều, may ra có thể giúp tôi làm sáng tỏ.
Tôi cáo từ cụ già, đi tiếp và quả nhiên chẳng bao lâu gặp một cụ già thứ hai. Cụ này có vẽ cường trán hơn. Tóc cụ mới đầu bạc, tưởng đây là con của lão trượng anh cả của cụ già kia thì đúng hơn là anh trai cụ. Tôi hỏi cụ già này, có rõ ai là tác giả tấm bùa yểm nơi cột thép, cụ đáp:
- Không, già không được rõ. Nếu có một người nào có thể giải đáp điều ngài vừa hỏi, có lẽ đấy là ông anh cả của già. Ngài chỉ cần đi tiếp một quãng, khắc gặp ông anh trai của già này.
Tôi tiếp tục con đường, chẳng bao lâu nhìn thấy một người đàn ông đang cày ruộng. Tóc ông chưa có một sợi bạc, tôi chẳng sao hình dung được đây là ông anh cả của hai cụ già kia. Tôi ngõ lời:
- Thưa cha, con vừa gặp hai cụ già chắc có ý muốn trêu con. Khi con hỏi các cụ có ai biết ai là tác giả của đạo bùa yểm ở chân cột thép không, các cụ đáp không rõ, song nói hai cụ nói cứ đi vào nữa khắc gặp ông anh cả của hai cụ có khả năng giải đáp điều con muốn rõ.
Ông già này nghe nói, mỉm cười đáp:
- Các chú ấy nói đúng sự thật đấy, con trai à. Hai chú ấy đều là em trai của lão.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM BẢY MƯƠI BA.
Câu trả lời của cụ già làm tôi ngạc nhiên. Câu cụ nói tiếp khiến tôi càng kinh ngạc hơn nữa. Cụ nói:
- Người đời gọi ba anh em già là Ba ông lão trên núi cao. Người đầu tiên con gặp trẻ hơn cả, chú ấy mới có năm mươi tuổi. Sỡ dĩ trông người chú ấy mệt mỏi, gầy mòn, lụ khụ như vậy bởi chú ấy lấy người vợ kém đứt hạnh và có những đứa con làm phiền lòng cha. Chú thứ hai bảy mươi lăm tuổi, trông chú khá hơn một chút bởi chú ấy có một bà vợ hiền và không có con. Còn về phần già, sỡ dĩ già còn cường tráng hơn hai chú em dù năm nay già đã hơn một trăm tuổi, bởi suốt đời già chưa bao giờ lấy vợ.
- Còn về cái búa thiêng, - cụ nói tiếp, - con muốn rõ ai là tác giả ư? Hồi còn ít tuổi, có lần già nghe nói cái búa ấy do một đại pháp sư người Ấn Độ yểm. Già cũng biết có thế.
Tôi lại hỏi tiếp chổ này có gần một nơi nào có đông dân cư hay không. Cụ già đáp:
- Có. Con chỉ cần đi tiếp con đường đang đi, chẳng bao lâu nữa sẽ gặp một đồng bằng rộng. Về cuối cánh đồng là một quả núi khác. Dưới chân núi có hai con đường mòn. Con hãy theo con đường mòn bên phải, nó sẽ đưa con đến một thành phố lớn, có một bến cãng rất đẹp. Con chú ý chớ đi theo con đường bên trái, nó sẽ dẫn con đến một khu rừng trong ấy có nhiều người độc ác lắm. Họ làm nghề sản xuất xà phòng, họ có cái tệ là nhỡ có người nước ngoài nào lỡ ngớ xa vào tay họ, là bị họ ném luôn vào bể xà phòng. Họ tin như vậy xà phòng họ làm ra sẽ tốt hơn. Mà quả cũng đúng là xà phòng họ làm ra thuộc loại tốt nhất trên thế giới.
Tôi cảm tạ cụ già đã dặn dò cẩn thận, và chú ý làm theo lời cụ. Sau khi đi qua khỏi đồng bằng, tôi đi theo con đường mòn bên phải, và quả nhiên đến một thành phố khá lớn, dân cư đông đúc. Các phố xá nhà cửa điều đẹp, còn bến cảnh san sát tàu bè. Tôi đoán đây là một trung tâm buôn bán to lắm, và quả tôi không nhầm. Tôi nhìn thấy có những con tàu to chở hồ tiêu đến từ các vương quốc Canara va Vixapua. Lại có những con tàu khác chất đầy các bao đậu khấu mua từ nước Canano. Nơi đây dường như có mặt thương nhân từ mọi nước đến làm ăn.
Trong khi tôi còn mãi mê ngắm nhìn cái bến cảng, chợt có một người đàn ông đến gần. Hai chúng tôi chăm chú nhìn nhau, và cùng nhận ra nhau. Đấy chính là ông Habib, đối tác của cha tôi ở Xêrenđip. Chúng tôi ôm hôn nhau nhiều lần. Ông kêu lên:
- Làm sao có thể tin, tôi gặp anh Abunphauri ở tận nơi đây nhỉ? Có xảy ra chuyện gì bất trắc đến nổi anh phải rời Xêrenđip không từ biệt tôi, thậm chí không buồn báo cho tôi biết ngày khởi hành? Và bây giờ thật sung sướng quá, bất ngờ quá bỗng dưng được gặp lại anh nơi đây.
Tôi thuật cho ông Habib nghe chuyện về nàng Canzat, và những gì diễn ra tiếp theo sau câu chuyện ấy. Ông cho biết ông có một chiếc tàu đang cập bến này. Ông mang quế sang đây bán, hàng đã bán hết, hy vọng trong hai mươi bốn giờ nữa, con tàu của ông có thể đi xa khỏi nơi này. Tôi nói rất mừng được gặp lại ông. Ông đưa tôi lên tàu. Ngay trong ngày hôm ấy, tàu giương buồm hướng về Xêrenđip. Tôi rất hoan hỉ được trở lại hòn đảo ấy, vì sao, hẳn các vị đã rõ: Nàng Canzat giữ phần lớn nhất trong niềm hoan hỉ ấy của tôi.
Chuyến đi ấy, nhờ ngày nào cũng toàn gặp gió thuận chúng tôi trở về đến đảo Xêrenđip sau một chuyến đi mày ngày dài.
Tôi cực kỳ nôn nóng muốn rõ tin tức về nàng Canzat mà tôi vẫn yêu, cho dù nàng đáng trách móc nhiều vè cách nàng đối xử với tôi ngày trước. Một sáng tôi rả khỏi nhà ông Habib, với ý định tìm cách làm sáng tỏ điều mình muốn biết bằng bất cứ giá nào, chọt một người nô lệ đón tôi ngang trên đường phố. Anh nói:
- Thưa ngài, ngài không nhận ra tôi sao?
- Quả thực tôi không nhớ anh là ai, cho dù nhìn nét mặt thấy quen quen. - tôi đáp.
- Tôi thì nhận ra ngài ngay, - anh ta nói, - Ngài là người Hồi giáo chứ gì, tên ngài là Abunphauri, có phải không? Thời gian ngài lưu lại nhà tiểu thư Canzat, tôi có vinh dự giúp ngài một vài việc lặt vặt. Hồi ấy cũng như hiện nay, tôi vẫn hầu hạ trong dinh tiểu thư. Chính tôi là người được tiểu thư phái đi tìm ông chủ Đêhaut đến để bắt ngài trao cho ông ấy. Tôi rất tiếc bị ép phải làm việc đó, mong ngài tin cho như vậy.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM BẢY MƯƠI TƯ.
Tôi mừng rơn nghe người nô lệ nói. Tôi tháo chiếc nhẫn ở ngón tay đưa biếu anh ta và bảo:
- Anh bạn thân mến ơi, hãy nói ngay cho ta rõ, ta van anh đấy, nàng tiểu thư ấy hiện nay ra sao? Cho dù nàng đối xử với ta hơi quá mạnh tay, ta vẫn cứ một dạ yêu nàng. Nàng có còn được như khi ta ra đi nữa hay không?
Thưa ngài không. - anh nô lệ đáp, - Cuộc sống của tiểu thư nay đã thay đổi nhiều lắm kể từ hai tháng nay. Đức vua Xêrenđip muốn tiểu thư thành hôn với một vị đại thần cao tuổi trong triều, quan ấy say mê tiểu thư lắm. Cô không thể không tuân lệnh đức vua. Nay cô đã làm gái có chồng.
Tin ấy làm tôi đau đớn ấy, anh nô lệ nhận thấy cũng thương tình. Anh nói:
- Tôi rất buồn thấy lễ thành hôn của bà chủ của tôi làm ngài phiền muộn đến vậy. Cũng do lỗi ở ngài nữa. Tại sao lúc ấy ngài không chịu bỏ đấng tiên tri của ngài? Làm thế có phải bây giờ ngài đã sỡ hữu người đàn bà xinh đẹp nhất thế gian với vô vàn của cải rồi không. Giá tôi được ở trong địa vị ngài, tôi không bắt người đẹp phải chờ đợi lâu đến vậy. Ngay từ đầu, từ giờ đầu, từ phút đầu, tôi quyết tâm ngay, làm mọi việc răm rắp đúng như ý tiểu thư Canzat. Có phải như vậy tránh được cho ngài, cũng như cho tiểu thư nữa, biết bao nhiêu điều phiền muộn rồi không! Bởi sau khi nào ra đi, tiểu thư thương nhớ ngài đến đổ bệnh, suýt nữa tưởng không qua khỏi.
Tôi không rõ có nên thưa với tiểu thư ngài đang có mặt ở Xêrenđip hay không. - anh nô lệ nói tiếp - Một mặt tôi e biết tin, càng khiến cho tiểu thư thêm buồn, bởi vị đại thần cao niên ấy không làm sao giúp tiểu thư khuây nguôi được mối tình xưa. Mặt khác, nhìn thấy ngài đau khổ quá, tôi lại không nỡ để ngài mất hết điều hy vọng. Tôi hứa với ngài, nội nhật hôm nay bà chủ tôi sẽ rõ tôi vừa gặp được ngài. TÔi sẽ nhờ một cô gái hầu thưa với tiểu thư, là ngày hối tiếc cách xử sự ngày trước và giá như hiện nay được bắt đầu lại, ngài sẽ không chần chừ vì nàng mà khước từ giáo lý của tiên tri Môhamet.
- Không, không nên thế. - tôi vội ngắt lời, - anh chớ nên nói với tiểu thư điều ta không nghĩ trong đầu và cũng không bao giờ ta nghĩ, sẽ cố chiếm hữu cho bằng được nàng với cái giá đó, cho dù việc ấy tùy thuộc ta đi chăng nữa. Anh chỉ nên nói với nàng, ta tuyệt vọng vì đã để mất nàng, và vì được biết hiện nay nàng không hạnh phúc lắm.
Người nô lệ thề sẽ thi hành đúng đắn những điều tôi nhờ vả. Anh còn nói thêm, anh tin chắc nàng Canzat sẽ thương hại và tìm cách làm vơi bớt nỗi bất hạnh của tôi. Hơn thế, tiểu thư có nhiều người hầu gái khôn ngoan sành sõi lắm, thế nào họ chẵng nghĩ ra cách gì đó giúp cho tôi đỡ cô đơn sầu não.
Sau lần gặp và chuyện trò với người nô lệ, tâm trạng tôi rất khó tả, vừa đau đớn vùa mừng thầm xen kẽ vào nhau. Sự thay đổi trong cuộc đời nàng Canzat có làm tôi buồn thật đấy, song tôi lại thầm vui khi nghĩ nhờ vậy tôi co dịp bí mật đi lại với nàng, và nàng sẽ chấp nhận mối tình thầm lén của tôi. Tự ru mình trong giấc mơ êm đềm ấy, ngày nào tôi cũng thấp tha thấp thỏm chờ đợi người nô lệ đến nhà ông Habib tìm gặp tôi. Tôi đã cẩn thận nói cho anh rõ chỗ ở của mình. Nhưng chờ đợi vô ích. Một tháng ròng rã trôi qua, tôi vẫn không nhận tin tức gì về tiểu thư Canzat.
Tôi nghĩ hẵn người nô lệ không thật hiểu rõ tình cảm của bà chủ. Hoặc nàng thật lòng yêu vị đại thần đã kết hôn hoặc đức hạnh của một bà mệnh phụ phu nhân buộc nàng phải dập tắt mối tình đầu. Nghĩ vậy, tôi buồn bã rời dinh cơ ông Habib, đến ở một ngôi nhà nghỉ khá đẹp ông mua từ trước cách kinh thành Xêrenđip chưa tới một dặm đường.
Trong ngôi nhà nghĩ này, hằng ngày tôi chỉ có việc dạo chơi và trong khi đi dạo mơ màng nghĩ đến người thương. Một hôm tình cờ đi xa nhà một ít, tôi men theo một con sông và đến một ngôi chùa rất đẹp xây bên bờ sông. Sau khi ngắm nghía chán kiến trúc đặc sặc của ngôi chùa, một việc đang diễn ra gần đấy thu hút sự chú ý của tôi. Mấy nhà sư đang dựng bên bờ sông một cái liều bằng lau sậy, và xếp vào trong nhiều cũi gỗ. Tôi tiến đến gần, bái một nhà sư, cac; thầy đang làm gì vậy? Một nhà sư đáp:
- Hẳn ngài là người sứ khác lần đầu tiên đến Xêrenđip, nên mới hỏi chúng tôi câu ấy. Vậy ra ngài chua tường phong tục chúng tôi. Cái lều dựng lên kia để làm lễ hỏa táng. Nơi đây sẽ làm lễ hỏa thiêu người quá cố và cả vợ của người ấy. Người phụ nữ nào bằng lòng chịu chết và được hỏa tang cùng một lúc với chồng sẽ được vinh hiển đời đời. Vừa qua, một vị đại thần trong triều qua đời, chừng năm sáu giờ đồng hồ nữa, thi hài của vị ấy sẽ được hỏa thiêu tại đây và phu nhân của vị ấy muốn được hỏa thiêu cùng với chồng trên dàn lữa này.
Tuy cũng có nghe nói tục lệ ấy thực hành ở rất nhiều nơi trên thế giới, bản thân tôi chưa được nhìn thấy bao giờ, tôi quyết định lần này xem tận mắt. Tôi không khỏi thầm phàn nàn cho sự cuồng tín của những người này và chê trách các thầy tu. Nhớ lại hồi ở Xurat, có lần tôi nghe nói có những nhà sư cố tình duy trì tục lệ dã man ấy nhằm quyên góm được nhiều tiền sống sung sướng hơn.
Gần đến giờ hỏa táng, cảnh đồng bên cạnh chùa có đông người hiếu kỳ đổ đến xem. Phần lớn là người từ trong thành phố đổ ra, phần đông đi bộ, một số cưỡi ngựa. Cũng có nhiều người đến đây bằng cáng, đi trước cáng có một số gia nhân cầm cờ quạt hoặc thổi kèn. Ông cỡi trên lưng một thớt vơi lớn, ngồi chiễm chệ trên lưng voi có chiếc tàn che, cùng với mươi, mười hai người nữa. Chỉ trong vòng hai, ba tiếng đồng hồ, đã tụ tập quanh ngôi chùa và cái lều mới dựng hơn ba vạn người. Không muốn bỏ lỡ cơ hội, tôi rẽ đám đông, cố chen lấn đến gần giàn hỏa thiêu hơn để nhìn cho thật rõ. Tôi đếm được khoãng hai chục nhà sư đang tụng kinh, mỗi người cầm một cuốn kinh ở tay, trông chờ người vợ xin được hỏa táng cùng chồng đến.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM BẢY MƯƠI LĂM.
Khi người phụ nữ ấy đến, trời đã gần tối. Nàng cưỡi trên lưng một con ngựa trắng tuyền, trắng, thắt yên cương rât sang trọng, người nàng mang nhiều vòng tết bằng những hoa tươi. Ngựa nàng bước sau cổ quan tài, đặt trên một cái kiệu lộng lãy do sáu người khiêng trên vai. Theo sau nàng, có mười hai người hầu gái, tất cả đều cỡi ngựa. Các cô xõa tóc dài, cổ mang vòng ngọc, tai đeo hoa tai tinh xảo. Người phụ nữ nào cũng đội trên đầu một chiếc miện vàng, có kết nhiều tấm bạc mỏng buông xuống che khuất một nữa khuông mặt. Các công không mặt áo ngoài, mà chỉ vận những tắm áo ngắn và chên, ống tay áo chỉ dài đến khuỷu tai. Đấy là các nữ tỳ của người đàn bà sắp được hỏa thiêu. Theo sau họ, các nhạc công. Bà con, bè bạn của người vợ chịu hỏa thiêu đi sau rốt. Tẩt cả vừa đi vừa múa hát, bày tỏ niềm hân hoan được có một người bà con hoặc bạn hữu đức hạnh cao thượng đến vậy.
Hai nhà sư giúp người đàn bà xuống ngựa, và cầm tay dắt nàng đi đến tận bờ sông. Thi hài người chồng được mang tới. Người vợ tự tay tắm rửa cho chồng từ đầu tới chân, trước khi trao cho các nhà sư. Thi hài được các nhà sư đem vào trong lều cỏ, trên một chiếc ghế bằng rơm trộn nhiều bột lưu huỳnh. Rồi nàng đứng lên, cứ để nguyên trang phục trên người, bước đến gần giàn lữa. Nàng đi vòng quanh dàn hỏa táng nhiều lần, mắt đăm đăm nhìn thi hài người quá cố. Tiếp đó, nàng lần lược ôm hôn bà con, bạn hữu đến tiễn. Những người này ta về ngay tức khắc. Đến lượt những người hầu gái bước tới vừa khóc vừa ôm bà chủ lần cuối cùng. Nàng tuyên bố trả quyền tự do cho họ, rồi tháo đồ trang sức đang mang trên mình phân phát cho mọi người.
Khi nàng tháo bỏ các mảnh bạc vốn che khuất một nữa mặt, khiến cho tôi nãy giờ dù đứng rất gần vẫn không thể rõ dung nhan, tôi vô cùng sững sờ. Đấy chính nàng Canzat. Nói thật, nếu trước mắt tôi bỗng chốc thấy tất cả mọi vậy trên đời này lộn xuống đất, tôi cũng không thể nào kinh ngạc hơn.
- Trời đất ơi! - Tôi thầm kêu, - ta có thể tin vào đôi mắt của mình không đây? Ta lóa mắt chăng? Đấy chính là nàng Canzat, nàng Canzat sắp phải qua đời một cách dã man ư?
Tôi cố nghĩ là mình nhầm, tôi cố tình tự đánh lừa, nhưng không thể nào khác, tôi không thể không nhận ra đấy đúng nàng Canzat. Đau đớn quá, tôi không chịu đựng nổi nếu cứ tiếp tục đứng đây đưa mắt cho đến khi nhìn thấy nàng lìa đời. Tôi bỏ nàng lại đấy, trong tay các nhà sư, và chen lấn để thoát ra ngoài đám đông. Các nhà sư khích lệ nàng hãy kiên định hòng hưởng hạnh phúc vĩnh hằng về sau, dẫn nàng vào trong lều cỏ và đưa cho nàng một bó đuốc để tự tay nàng châm giàn hỏa.
Tôi tìm đường quay trở về ngôi nhà nghỉ của ông Habib, đầu óc rối như mớ bòng bong. Tôi hoang mang, tôi ngơ ngẩn, tôi không biết mình nên làm gì bây giờ. Thỉnh thoảng quay lại nhìn về phía đang tiến hành lễ hỏa táng. Ánh lửa từ giàn thiêu hắt lên trời là lưỡi dao cắt nát con tim tôi.
Tôi về đến nhà. Thoạt gặp ông Habib hỏi tôi có chuyện gì xảy ra đến nổi làm tôi thất thần như vậy. Tôi vừa khóc vừa thuật lại. Ông nghe, cũng rơi nước mắt thương hại cho tôi. Ông nói:
- Tôi ngạc nhiên sao tiểu thư Canzat lại chỉu hỏa thiêu theo một người chồng già ai cũng biết nàng không yêu.
Ngắt lời ông, tôi vội hỏi:
- Vậy ra nàng có quyền không chịu hỏa thiêu cũng được?
- Đúng vậy - Ông Habib đáp, - không ai bắt buộc họ phải chết theo. Ngược lại, theo lệnh đức vua, vị thống đốc thành phố mỗi lần có người vợ xin được chết theo chồng đều cho mời từng người đến và đích thân ông hỏi tại sao có ý định ấy. Quan thống đốc cố thuyết phục các bà từ bỏ ý định ấy. Cuối cùng, chỉ những ai cứ khăng khăng nhất mực đòi chết theo chồng, mới được ông cho phép.
Như vậy là Canzat tự ý mình không muốn sống nữa - Ông Habib nói tiếp, - Có thể nàng tin như tất cả các bà phụ nữ khác, tự nguyện chết theo chồng để tỏ lòng chung thủy sẽ đời đời vinh hiển nơi cõi vĩnh hằng. Mặt khác, các bà thường dễ bị mê hoặc trước sự tôn vinh thờ phụng của nhân dân đối với các vị tiết phụ chịu chết theo chồng như cung cách ấy. Trên thực tế nhân dân ở đây suy tôn các bà ấy lắm, người ta còn tạc tượng họ và thờ trong các chùa. Tóm lại, những bà qua đời theo lối ấy được kính như thần thánh và có lẽ đấy là điều khuyến khích họ khăng khăng đòi chết theo chồng không nề hà đau đớn gian nan.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM BẢY MƯƠI SÁU.
Những nhận xét của ông Habib gợi trong lòng tôi nhiều suy tư khác nữa. Tôi hình dung nếu quả nàng Canzat yêu tôi tha thiết như tôi yêu nàng, nàng đã không tự thiêu nhanh chóng như vậy. Ít nhất trước đó nàng cũng cố một lần nữa đề nghị tôi kết hôn với những điều kiện nàng từng đưa ra lần trước và tôi đã khước từ, như vậy đâu có mất gì. Đáng ra nàng nên thử thách tôi lần nữa, và khiến cho tôi lại phải bối rối rồi chẳng biết đáp thế nào.
Tôi có khá nhiều lý do để tự an ủi về cái chết của nàng Canzat, dù không thể nghĩ đến nàng mà không đau khổ. Tôi nói với ông Habib:
- Thưa ngài, đáng ra tôi nên quên nàng Canzat ấy, tôi đã cố gắng hết sức song không thể vượt qua. Sau những gì đã xảy ra, tôi không còn bụng dạ nào lưu lại Xêranđip lâu hơn nữa. Xin ngài vui lòng cho phép tôi rời khỏi nơi nàym cho phép tôi được trở về Basra.
Không muốn ép buộc tôi, ông chủ nhà đồng ý. Ngày hôm sau chúng tôi rời ngôi nhà nghĩ trở vào thành phố. Việc đầu tiên của tôi khi đến nơi, là hỏi xem sắp tới có chuyến tàu nào khởi hành về vùng biển Ấn Độ hay không. Được biết có một tàu buôn xừ Xurat chở vảy hoa sang đây bán, chắc chẳng bao lâu nữa tàu sẽ bán hết hàng. Tôi quyết đinh sẽ đáp con tàu này.
Trong khi chờ đợi ngày lên đường, tôi sống khá buồn rầu ở trong nhà ong Habib. Ông chủ cố làm cho tôi khuây bớt ưu phiền song không mấy kết quả. Ngày nào ông cũng nghĩ ra một cách mới cho tôi tiêu khiển. Không bữa ăn nào ông mời tôi mà không có đàn ca múa hát đi kèm.
Ông còn cho mời đến nhà những cô đào xinh đẹp nhất trong số các gánh hát phục vụ ở dinh quan thống đốc. Tại thành phố này, có lệ các gia đình có thể thuê các cô đào ấy về nhà hát riêng rồi trả số tiền. Ông hy vọng sẽ có một cô nàng nào đấy đủ lả lơi để lọt vào mắt tôi và rồi sẽ giúp tôi khuây khỏa dần hình ảnh nàng Canzat.
Trong một buổi chúng tôi đang nghe hát như vậy, có một người nô lệ đến nhà ông Habib và xin được gặp riêng tôi. Đấy chính là anh nô lệ tôi gặp khi mới trở lại Xêranđip lần vừa rồi. Anh chàng ấy hứa hẹn với tôi khá nhiều điều, song chẳng hề thực hiện. Anh nói:
- Thưa ngài, nếu tôi không đến gặp ngài sớm hơn, xin ngài hiểu cho, ấy không phải lỗi tại tôi. Bà chủ cấm tôi được quyền trò chuyện với ngài, và phận tôi đâu dám không tuân lệnh. Bà một mực giữ đúng tiết hạnh, bà không chỉ hài lòng chung thủy với một người chồng bà không yêu, hơn thế bà còn xin được tự thiêu để chết theo chồng, để được người đời rồi đây tôn vinh thờ phụng. Nhưng thôi, xin đừng nói đến chuyện ấy nữa. Hãy để cho bà ấy được hạnh phúc vô cùng tốn kém của bà. Xin trở lại lý do đưa tôi đến gặp ngài hôm nay. Hiện nay tôi đang làm nô lệ cho một tiểu thư xinh đẹp không kém tiểu thư Canzat, lại có lòng yêu quý ngài hơn. Tôi được biết ngài chuẩn bị lên đường sang Xurat nay mai. Trong khi chờ đợi, tôi xin phép đươc, khuyên ngài hãy tận dụng cơ may.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM BẢY MƯƠI BẢY.
Tôi ngạc nhiên hơn là thú vị những lời người nô lệ cho biết. Tôi bảo anh ta:
- Anh bạn à, ta rất phiền lòng đành phải tỏ ra bạc bẻo với những tình cảm tốt lành của bà chú mới của anh đối với ta. Hình ảnh nàng Canzat lúc nào cũng hiện diện trong trái tim ta, ta chẳng còn bụng dạ nào nghĩ tới các cuộc phiêu lưu tình ái mới. Xin bà chủ của anh hãy tha thứ cho ta. Bởi ta chưa được nhìn thấy bà bao giờ, hy vọng như thế sự vô cảm của ta không làm bà phật ý.
- Đúng là tôi chẳng bao giờ thành công trong việc mai mối, - anh nô lệ nói tiếp - Tuy nhiên, tôi tin chắc nếu ngài trò chuyện chốc lát với nàng tiểu thư này, ngài sẽ say mê cho mà xem, mặc cho lòng ngài tưởng nhớ nàng Canzat đến bao nhiêu.
- Anh nhầm rồi, - tôi đáp, - Anh chưa mấy quen đánh giá đúng tình cả đích thực của những người đang yêu. Lần trước, anh cứ ngỡ bà chủ của anh vẫn còn yêu thương tôi ghê lắm và chỉ có mong ước gặp lại tôi ngay, khi hay tin tôi đã trở lại Xêranđip....
- Tôi đáng để ngài trách nhiều lắm, -anh ngắt lời tôi, -nhưng trong trường hợp này, tôi tin chắc tôi nghĩ đúng hơn những lần khác. Xin ngài hãy vui lòng cho phép tôi tối nay đến đây mời và đưa ngài đi.
- Không, không thể thế đươc. - tôi thốt lên, -Tôi đã quá hiểu phụ nữ rồi, không thể đưa tiểu thư ra làm vật thử thách. Rồi nàng sẽ buồn phiền đến bao nhiêu, nếu nhận ra trái tim rôi không thể buộc nàng.
Người nô lệ trở quả quyết, tiểu thư này biết điều lắm, nàng chẳng cho việc tôi cứ trung thành nới nàng Canzat là một tội lỗi nghiêm trọng đại, tôi nhất quyết khước từ không chịu gặp người ấy.
Tôi nghĩ từ nay trở đi thôi chẳng bao giờ còn thấy mặt anh nộ lệ kia cũng như nàng tiểu thư nọ nữa, không ngờ ngay tối hôm ấy anh ta quay trở lại, mang theo một bức thư trao tận tay tôi. Thu viết đại khái như sau:
Câu chuyện sáng nay giữa ngài với người nô lệ của tôi làm cho tôi vui thích hơn phiền lòng. Nó càng làm tăng thêm nỗi náo nức tôi vốn có, muốn được diện kiến với ngài. Nếu quả thực ngài quan tâm đến nàng Canzat đến mức như ngày bày tỏ, thì chẳng bao lâu nữa ngài cũng như tôi, hai ta đều thật sự hài lòng về nhau.
Mấy câu bí ẩn ấy làm tôi suy nghĩ, hay nói thật chính xác, có vẻ như được viết ra cho vui. Tuy nhiên, tôi vẫn không ngăn được ý muốn làm sáng tỏ chuyện này ngay tức khắc. Tôi đi theo người người nô lệ. Anh đưa tôi đến một ngôi nhà nhỏ, vào một căn phòng đơn giản, để tôi lại đó và bảo chờ anh đi báo cho phu nhân kia biết. Tôi không phải chờ đợi lâu. Nàng đến ngay. Các vị hãy hình dung thái độ của tôi khi nhận ra người bước vào. Đấy chính là tiểu thư Canzat chứ không phải ai khác, nàng Canzat mà tôi những tưởng đã hóa thành tro bụi rồi.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM BẢY MƯƠI TÁM.
Ba người đang nghe ông Abunphauri kể chuyện: quốc vương Bêrêtdin-Lôlô, tể tướng Atanmuc và hoàng thân Hay-en-Muluc đều cực kỳ kinh ngạc, không nhiểu làm sao tiểu thư Canzat vẫn còn sống sau khi người ta đã làm lễ hỏa thiêu nàng. Nhìn thấy thái độ ba người, ông mỉm cười và kể nốt câu chuyện như sau.
Thoạt tiên tôi tưởng đây là một sự hiện hình. Hình dáng người đàn bà đối với tôi thân thiết nhất trên đời bỗng dưng suất hiện gây nên trong lòng tôi cơn chống động mạnh chẳng khác khi nhìn thấy một bóng ma. Nhận thấy vể hoang mang của tôi, nàng không nhịn được cười. Nàng nói:
- Chàng Abunphauri ơi, đâu phải em đòi gặp để nát chàng. Đây không phải là bóng ma của Canzat, đây chính Canzat. Thật ra, sự ngạc nhiên của chàng không phải vô căn cứ, ai chẳng phải kinh hoàng khi đột nhiên gặp lại một người tưởng đã qua đời. Nhưng xin chàng hãy yên tâm, em chưa bao giờ chêt cả.
Nói xong, nàng kể lại đầu đuôi cho tôi rõ. Nàng đã mua chuộc được vị sư cả, bằng một số tiền lớn, nhờ nhà sư ấy cứu nàng thoát khỏi ngọn lửa theo cách sau:
- Vị sư cả sau một số môn đệ trung thành đào một con đường hầm bí mật.” Nàng kể tiếp. “Giàn hỏa táng được dựng lên ngay trên con đường hầm ấy. Sau khi châm đuốc, em cứ theo con đường hầm ấy mà thoát ra ngoài, thành ra chỉ có thi hài chồng em cháy ra tro. Đêm hôm ấy, sau khi tất cả những người xem đều ra về hết, địch thân vị sư cả ấy thân hành đưa em tới nếp nhà nhỏ này, em đã nhờ anh nô lệ thân tín giúp thuê sẵn cho từ trước.”
- “Nhưng, thưa tiểu thư,” tôi hỏi, “có điều gì buộc nàng phải tạo nên lễ hỏa thiêu giả để đánh lưa nhân dân? Nàng làm bộ giả vờ quyết chết theo chồng như vậy nhằm mục đích gì? Có ai bắt buộc nàng phải chết đâu, hà tất phải tạo ra câu chuyện ấy.”
- “Không đơn giản thế,” nàng đáp. “Em rất cần làm những điều như đã làm, bởi em quyết tâm gắn kết số phận của em với số phận chàng. Em muốn khước từ đạo giáo của mình, rồi sang Basra quy theo đạo Hồi. Chắc là Đấng tiên tri đã xui khiến em như vậy. Muốn được tự do thực hiện ý đồ của mình, em không có cách nào khác ngoài cách như em đã làm. Bà con họ hàng tưởng em đã qua đời, em không có gì phải sợ hãi nữa, có thể ra khỏi kinh thành Xêrenđip để gắn gó duyên em với duyên chàng. Đấy là động cơ duy nhất của một hành động khiến chàng kinh ngạc, và có thể đã gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người, bởi ai cũng biết em không yêu ông chồng già của em, sở dĩ em thành thân với ông do phải tuân lệnh đức vua. Nhiều người cho em kiêu kỳ, em muốn làm một vị nữ anh hùng để rồi sẽ có được một bức tượng thờ trong chùa, cho nên mới nhất quyết tự thiêu cùng lúc với chồng. Song cái lý của em, hay đúng hơn tình yêu của em đối với chàng, đã khiến cho em nghĩ ra phương sách ấy, chứ không phải em muốn được làm một bà thánh.”
- “Vậy ra, thưa bà hoàng của tôi, vì Abunphauari này mà nàng nghĩ ra phương sách tài tình ấy?” Tôi hỏi. “Vậy ra, vì muốn được chung sống với Abunphauari, nàng quyết định rời khỏi kinh thành Xêrenđip? Và càng vui mừng hơn nữa, như nàng vừa cho biết, nàng định rồi đây quy theo đạo của Đấng tiên tri? Ôi, hỡi nàng Canzat! Lúc này đây nàng làm cho tôi trở thành con người hạnh phúc nhất thế gian!”
Nói xong, tôi quỳ xuống ôm hôn nàng thắm thiết. Nàng nói:
- “Hãy khoan, hỡi chàng Abunphauari, xin chàng đứng lên. Em không hiểu giờ đây có phải đã đến lúc chàng tự cho mình là con người hạnh phúc nhất thế gian chưa. Giờ đây, chàng không chinh phục được một con người vô vàn giàu có như ngày trước nữa. Than ôi! Em không còn có những tài sản để mang hiến dâng chàng cùng với trái tim của em. Em đã đưa phần lớn gia sản cho các nhà sư lo việc hỏa thiêu, ngài thống đốc thành phố đòi em phải nộp cho ông một số tiền khổng lồ mới chịu bán cho em cái giấy phép được tự hỏa thiêu cùng một lúc với ông chồng già.”
Những lời nói vừa rồi của nàng tạo cơ hội cho tôi bày tỏ tình yêu đích thực của mình. Tôi âu yếm nhìn nàng và nói:
- “Nàng chẳng công bằng chút nào, nàng Canzat xinh tươi ơi! Sao nàng nỡ nghi ngờ tôi không có được những tình cảm trong sáng bằng nàng? Tôi nói có trời đất chứng giám, ngay khi nàng mời tôi đến dinh cơ tráng lệ của nàng, khi nàng bày ra trước mắt tôi bao nhiêu của cải châu báu của nàng, thì lúc ấy tôi cũng mơ được có mỗi nàng mà thôi.”
NGÀY THỨ MỘT TRĂM BẢY MƯƠI CHÍN.
Tôi khẳng định sự vô tư, tôi thuyết phục nàng tin tôi yêu là yêu con người nàng chứ đâu phải tài sản tiền bạc của nàng. Nàng cho biết, nàng đang mong như thế. Thật ra, không phải nàng đã khánh kiệt hoàn toàn, còn lại một số ngọc ngà đủ sức làm thành một khoản hồi môn xứng đáng. Tiếp đó, nàng xin thông cảm những điều phiền muộn từng gây nên cho tôi, bởi nàng sau đó đã phải chuộc tội bằng nỗi đau của chính nàng.
Chúng tôi thỏa thuận sẽ đi Basra trong thời gian sớm nhất có thể. Cũng chỉ phải đợi cơ may ấy có mấy ngày nữa thôi. Con tàu từ thành phố Xurat đến, đã mau chóng bán hết số vải hoa mang theo, đã mua lại Xêrenđíp đủ các thứ hàng hóa cần thiết khác, và sẵn sàng nhổ neo.
Đến ngày ấy, tôi cáo biệt ông chủ nhà. Rồi tôi đến tìm nàng Canzat, đưa nàng ra bến cảng và cùng nàng xuống tàu vào buổi tối, theo hầu chỉ có vài người nô lệ tâm phúc, mang vác châu báu và các đồ nữ trang của nàng.
Con tàu chở chúng tôi đến thành phố Xurat không gặp bất cứ trắc trở nào suốt cụôc hành trình. Chúng tôi đáp luôn một chuyến tàu buôn vừa từ Basra đến nay quay trở về. Và như thể có trời phù hộ cho, chúng tôi thuận buồm xuôi gió cập bến cảng Basra một cách vô cùng thuận lợi.
Không có gì so sánh được niềm vui của thân sinh tôi khi thấy tôi trở về. Sau khi chào hỏi và ôm hôn cha, tôi giới thiệu nàng Canzat. Tôi không cần nói kỹ về thân thế của nàng, dáng vẻ sang trọng và nhan sắc thiên phú đủ nói lên hộ nàng. Thân sinh tôi đón tiếp nàng nồng nhiệt. Sau khi tôi thuật lại bấy nhiêu nỗi gian truân, người càng biểu lộ tình cảm sâu đậm của một người cha đối với con. Sau đó tôi kể tiếp các chuyện phiêu lưu tôi gặp trong chuyến đi dài vừa rồi. Cha tôi cho biết đã nhận đủ số ngọc trai tôi nhờ vị thuyền trưởng mang về.
Cha tôi và tôi đưa nàng Canzat đến gặp viên phó chánh án. Ông làm thủ tục cho nàng chối bỏ tôn giáo cũ trước sự có mặt của nhiều nhân chứng. Tiếp đó, ông hỏi nàng có bằng lòng làm vợ tôi không. Nàng đáp, nàng chỉ mong được thế, vậy là viên quan tòa ấy chứng nhận lễ thành hôn. Để mừng hôn lễ, cha tôi cho mở một đại tiệc thật tưng bừng, mời tất cả bà con bạn bè đến dự. Tiếp đó, lễ mừng kéo dài suốt mười lăm ngày trong gia đình tôi.
Chuyến đi đầu tiên của tôi là như vậy. Các vị đã nghe nhiều chuyện không mấy bình thường. Tôi còn có lắm chuyện khác nữa rồi đây kể hầu các vị. Ngày mai, tôi sẽ thuật lại chi tiết chuyến đi thứ hai của tôi. Rồi các vị sẽ thấy, chưa bao giờ xảy ra với bất kỳ ai những chuyện từng xảy ra cho tôi.
Nói đến đấy, nhà du hành vĩ đại ngừng lời. Ông vừa muốn nghỉ lấy hơi vừa không muốn làm quá mệt những người nghe. Đoàn du hành vẫn tiếp tục đi. Ngày hôm ấy, đoàn đi được một đỗi đường xa hơn bình thường. Đến chân một quả núi, gặp một nơi thuận tiện để hạ trại, các lều trại lại được dựng lên. Mọi người hóng gió, nghỉ ngơ, và sáng hôm sau lại lên đường.
Quốc vương thành Đamat, tể tưởng Atanmuc và hoàng thân Sêyp-en-Muluc rất ham nghe tiếp câu chuyện về các chuyến đi của Abunphauari. Bản thân ông cũng thấy thích kể. Và câu chuyện được tục như sau.