watch sexy videos at nza-vids!
- Phim sexy ngủ lén với ngọc trinh rồi..!!
- Lộ clip mấy em teen nhảy khoe hàng
- tải trọn 20 bộ Tin Nhắn 8/3 ý nghĩa miễn phí



WAPSITE GIẢI TRÍ DI ĐỘNG
WWW.CHODIENTHOAI


Time: 20:59 Date: 28/11/24
MỤC LỰA CHỌN
Nghìn lẻ một ngày
NGÀY THỨ CHÍN TRĂM SÁU MƯƠI SÁU;


Chúng tôi được giao hầu hạ ông tu sĩ Bàlamôn với nhiệm vụ ấy. Người tình của ông tu sĩ luôn luôn có anh Ađi và tôi đi kèm. Trong một thời gian khá dài, mọi việc diễn ra suôn sẻ. Giá bà ấy không đỏng đảnh và cứng đầu làm thay đổi tình hình thì hạnh phúc cho cả ba chúng tôi biết bao nhiêu! Bà luôn luôn giữ tiết hạnh người đàn bà có chồng, chúng tôi không hề nhận ra bà có ý tứ riêng tư đối với bất kỳ người đàn ông nào khác, thậm chí bà thường không thích trang điểm làm đẹp, chỉ thích sống sao cho thoải mái tự nhiên.
Thế rồi, một hôm bà trở nên mơ màng. Giữa những cuộc vui ông Canxu – ấy là tên vị tu sĩ Bàlamôn – bày ra để mua vui cho bà, bà cứ thở dài thườn thượt. Thỉnh thoảng bà lại đưa mắt nhìn anh Ađi và tôi, như thể thầm mong chúng tôi thương hại cho về một điều phiền muộn bí ẩn nào đấy trong lòng bà. Dung nhan bà ngày càng kém sút, sức khoẻ bà ngày càng gầy mòn. Anh Ađi và tôi đều ngạc nhiên trước sự thay đổi ấy. Chúng tôi nhìn nhau: “Quái! Bà ấy làm sao ấy nhỉ. Cái gì làm cho bà thay đổi không còn giống như con người xưa nay của bà?” Hỡi ôi, hồi ấy chúng tôi đâu có biết, chính hai chúng tôi là nguyên nhân gây nên nỗi buồn sâu lắng ấy ở bà và khiến chúng tôi lấy đó làm ngạc nhiên.
Hoá ra người đàn bà bất hạnh ấy, bởi luôn luôn nhìn thấy trước mắt hai chàng xinh trai, không thể không để ý đến, và sự quan tâm ấy rốt cuộc mang lại tai họa cho bà. Bà không thể tự ngăn lòng không yêu đương hai anh em chúng tôi. Và điều hấp dẫn nhất ở chúng tôi, theo như lời thú nhận sau này của bà, chính là mái tóc vàng xoăn thành nhiều lọn và rũ xuống trên bờ vai khoẻ mạnh của chúng tôi.
Nghe đến đây, Cađi nhớ lại giấc mộng, ngạc nhiên nhìn ông già. Cô bé bắt đầu quan tâm hơn đến câu chuyện ông đang kể, trước đây chưa bao giờ cô để ý đến lời ông nói.
- Anh trai tôi và tôi đều nhận thấy – ông Đahi kể tiếp – thời gian không những không làm khuây khỏa bớt nỗi buồn ở người đàn bà, ngược lại dường như càng làm cho nó mạnh mẽ hơn lên. Chúng tôi cố tìm cách để bà nói thật nỗi lòng. Một hôm, vào lúc viên tu sĩ Bàlamôn mãi bận chủ trì một cuộc họp các tiên nữ đâu ở tận cùng xứ Đại Tartari, chỉ còn có hai anh em chúng tôi bên cạnh bà. Anh tôi hỏi:
- Thưa phu nhân xinh đẹp, đã từ lâu anh em chúng tôi cũng nhận ra bà có một nỗi buồn bí ẩn, khiến bà không được thanh thản cho lắm. Chúng tôi cố tìm rõ nguyên nhân may ra có thể phần nào giúp đỡ bà khắc phục nỗi buồn ấy, song chúng tôi chưa thể biết. Xin bà chớ giấu chúng tôi, để nếu hai anh em có thể làm một chút gì đó giúp bà đỡ ưu phiền, xin bà cứ nói thật ra, bà hãy tin cậy ở sự mẫn cán của anh em chúng tôi lúc nào cũng muốn làm hài lòng bà.
Thật lòng, chúng tôi rất muốn bà thoát khỏi nỗi ưu phiền, được vậy chúng tôi hẳn hết sức vui, vì hai chúng tôi đều cảm thấy thân thiết với bà. Lời anh Ađi làm cho bà vô cùng bối rối. Tuy nhiên, hình như từ lâu bà chờ đợi một cơ hội để cởi mở lòng riêng, bà không để lỡ mất dịp tốt này. Bà buồn rầu đáp:
- Anh Ađi à, anh thật tốt bụng. Anh quan tâm nhiều đến một người đàn bà bất hạnh chẳng đáng để anh chăm sóc. Tôi van anh, xin anh hãy để yên cho tôi được ngầm ôm ấp một nỗi đau không phương cứu chữa.
- Bà nói chi vậy, thưa phu nhân! – Đến lượt tôi ngạc nhiên thốt lên – Nỗi đau của bà không phương cứu chữa ư? Nỗi đau gì vậy, thưa bà?
- Nỗi đau ấy chính là số phận khắc nghiệt của tôi – người đàn bà đáp – nếu có một phương thuốc có thể xoa dịu nó phần nào, ấy chính là tình thông cảm của hai anh em đối với tôi.
- Thông cảm ư? – tôi vội nói – chúng tôi sẵn sàng thông cảm hoàn toàn với bà. Nhưng đâu chỉ có thông cảm xuông thôi. Chúng tôi sẽ chẳng hài lòng, nếu những sự chăm sóc của chúng tôi chưa đủ sức làm tan đi nét phiền muộn ở bà. Nếu bà cảm thấy đang bị một chứng bệnh nào đấy, xin bà hãy vững tin, chúng tôi là những thần linh có đủ phép thần thông biến hoá, có thể am tường mọi bí quyết của trời đất, đủ sức chữa lành mọi chứng bệnh về cơ thể con người. Hoặc giả, nói thí dụ, nếu vị tu sĩ đã đối xử với bà theo cách nào đó chưa xứng đáng với mối tình nồng nhiệt của bà đối với ông, khiến bà phải phiền muộn, thì bà đâu có lạ gì, chúng tôi vốn ít nhiều được ông tin cậy. Vậy, thưa phu nhân khả ái, xin bà hãy nói thật ra đi, bà hãy tin cậy ở chúng tôi, bà hãy cho chúng tôi biết cách để sử dụng tất cả sự tận tụy của mình hòng làm sao cho bà được hoàn toàn hạnh phúc.

NGÀY THỨ CHÍN TRĂM SÁU MƯƠI BẢY.


Bà Fazana – đấy là tên bà ấy – liền đáp lời tôi như sau:
- Sức khoẻ tôi không hề giảm sút. Ông Canxu cũng chẳng làm gì khiến tôi phải phiền lòng. Thế nhưng tôi vẫn đau khổ lắm. Nếu anh biết rõ, anh Đahi đáng yêu ơi, dù anh vẫn nói anh tận tụy với tôi, nhưng nếu anh biết rõ, chưa chắc anh đã sẵn sàng làm nhẹ nỗi ưu phiền của tôi.
- Ôi thưa phu nhân! – ông anh tôi kêu lên – bà nói vậy không sợ xúc phạm tấm lòng của anh em chúng tôi sao! Bà cứ đưa chúng tôi ra thử thách đi, rồi bà sẽ đánh giá chúng tôi tốt đẹp hơn thế cho mà xem.
- Vậy nếu tôi nói – bà đỏ mặt đáp – hai anh chính là nguyên nhân gây nên cho tôi căn bệnh đau đớn mà các anh đòi chữa trị, thì sao nào?
- Ai? Tôi ư? – Tôi bối rối hỏi lại, bởi chưa thật rõ lắm hàm ý của người đàn bà – vậy ra chúng tôi có làm một việc gì đây đi ngược lại mong muốn đích thực của chúng tôi là luôn làm vui lòng bà?
- Tôi đã đi quá xa – bà ấy nói tiếp – để không thể không bộc bạch nốt cho hai anh rõ tất cả nỗi đau thầm kín của mình. Các anh đã ép tôi phải nói ra lời, thì xin biết cho, chính vẻ xinh trai của hai anh khiến cho tôi mất ăn mất ngủ. Tôi đã cố chống chọi chớ để cho tình yêu đối với hai anh ngày càng sâu đậm hơn. Bởi do phải tự nén lòng, cho nên đi đến chỗ người tôi trở nên âu sầu phiền não như hai anh thấy hôm nay.
Tiếp đó bà mô tả một cách sắc sảo và chân thành cuộc đấu tranh nội tâm ở bà quyết liệt như thế nào khi phải lòng chúng tôi, khiến hai chúng tôi đều ngạc nhiên và ít nhiều xúc động. Tôi nói:
- Có thể nào nói chăm lo giữ gìn hạnh phúc và yên vui, cũng như nghĩ đến tình nghĩa vị tu sĩ đối với bà, lại không đủ giúp bà vượt qua nỗi đam mê bà vừa bộc bạch? Bà có suy nghĩ đến hậu quả nếu bà cứ một mực lao vào cuộc tình ấy?
Cả hai người, anh trai tôi và tôi, cùng cố gắng thuyết phục bà hay vợ ông tu sĩ hãy tỉnh trí trở lại, hãy tỏ ra biết điều hơn ít nữa. Song muộn quá rồi, nỗi đau đã bén rễ quá sâu.
Bà Fazana im lặng nghe chúng tôi nói, không ngắt lời. Và sau lời tỏ tình với chúng tôi như thể vừa trút bớt được một gánh nặng, trông bà có vẻ đỡ âu sầu phiền não hơn thường ngày một chút. Chắc không phải tại bà thoáng có một hi vọng nhỏ nhoi nào trước thái độ hai anh em tôi khi nghe lời tỏ tình. Chẳng qua đấy là điều tự nhiên, khi ta đau khổ vì người yêu, ta muốn người yêu thấu hiểu nỗi đau của ta, và rồi nỗi đau ấy sẽ tạm vơi bớt phần nào nếu ta nắm bắt được cơ hội để trút ra mà giải toả nỗi lòng.
Bà cảm thấy hơi yên tâm, vì dù sao chúng tôi cũng có tỏ ra ít nhiều xúc động trước tình yêu âm thầm dai dẳng của bà. Hy vọng một cái gì đấy sẽ xảy ra làm bà đỡ rầu rĩ một thời gian. Nhưng rồi chờ đợi mãi, thấy vẫn chẳng đạt được điều thầm mong ước, bà càng khát khao hơn và càng trở nên trầm uất hơn. Tình cảnh của chúng tôi lúc này khá lúng túng. Bởi ông Canxu lệnh cho chúng tôi không một lúc được rời bà nửa bước. Vì vậy ngày nào chúng tôi cũng vẫn phải đưa thân ra chịu những trận trách móc hờn dỗi không nguôi của bà. Bà nói:
- Các anh đúng là những con người độc ác! Tại sao các anh cứ để cho tôi chết dần chết mòn một cách khốn nạn thế này, trong khi các anh hoàn toàn đủ khả năng làm cho tôi đang chán sống trở lại thành người yêu đời? Hoá ra lòng của các anh là sắt đá, các anh chẳng hề quan tâm giúp đỡ người đau khổ giảm nhẹ sầu tư. Hoá ra các anh thích thú làm cho tôi luôn phải đau khổ?
- Hỡi bà Fazana xinh tươi! – tôi đáp – Bà chờ đợi gì ở chúng tôi? Chúng tôi đâu có sung sướng gì trước một nỗi đau vô phương chạy chữa. Lẽ nào chúng tôi có thể phản bội vị tu sĩ đã ký thác bà cho chúng tôi trông nom? Lẽ nào bà có thể phản bội vị tu sĩ ấy sau tất cả những gì ông đã làm cho bà? Xưa kia, song thân bà đối xử với bà khá tàn nhẫn, ông tu sĩ ấy đã đến, và bà đã chấp nhận để ông giải thoát cho bà, rồi sau đấy chẳng mấy khó khăn bà đã làm nên hạnh phúc của ông ta? Bà hãy có đủ can đảm để cố gắng thoát khỏi một phút yếu đuối, nó đang làm cho bà chao đảo.
Người đàn bà đau đớn cố nghe tôi nói cho hết, rồi mới thốt lên:
- Vậy ra các anh cho việc ấy là một tội ác ghê gớm lắm hay sao? Khi người ta đem lòng thầm yêu trộm nhớ hai chàng trai tuấn tú chẳng người phụ nữ nào trông thấy mà không phải lòng, là người ta phạm tội? Đã biết thế, tại sao ngày nào các anh cũng cứ phô bộ mặt của các anh ra trước mắt tôi? Nào, các anh hãy cho tôi biết, trên thế giới này, có dân tộc coi sự yếu đuối của tôi mà các anh chê bai, là không thể dung thứ? Tại sao các anh cứ nghĩ tôi bằng lòng chung sống mãi với một ông già tôi không yêu nhưng đành chịu đựng chỉ vì hàm ơn ông quá nhiều?
- Nhưng, thưa bà – anh Ađi nói – giả sử sự yếu đuối của bà đáng được dung thứ phần nào và được đền đáp trở lại, có đáng trách không nếu bà để cho sự yếu đuối của mình đi quá xa? Sao bà bắt cả hai anh em chúng tôi phải cùng đền đáp sự yếu đuối của bà?
Bà Fazana đỏ mặt:
- Tôi thú thật, qủa có một cái gì đó không được bình thường trong tình yêu của tôi, nhưng nào tôi đâu có làm chủ được bản thân? Trước mắt tôi, cả hai anh Ađi và Đahi đều xinh trai như nhau, đều có nhiều đức tính ngang nhau tôi không sao chỉ yêu mỗi một người này mà bỏ phí người kia. Tôi chỉ có được sự thanh thản chừng nào cả hai anh cùng đền đáp tình yêu nỗi nhớ của tôi.
- Sao vậy, thưa bà? – tôi lại thốt lên – bà muốn cả hai chúng tôi đền đáp lại tình yêu của bà, thế bà nghĩ hai anh em tôi có thể quen dần một sự chia chác bỉ ổi vậy sao?
- Tại sao không? – Bà đáp – hai anh em vẫn hết sức thương yêu nhau, không thể xảy ra ghen tuông giữa hai người. Tóm lại – bà nói thêm – tôi đã nói rõ với hai anh em rồi, bởi tại duyên số cho nên tôi nghĩ mới làm như vậy. Thôi, hai anh em chớ cưỡng lại nữa. Nếu các anh không chịu đem lòng thương hại một người đàn bà đau khổ vì các anh, thì tôi chẳng thiết kéo lê cuộc sống tương tư gầy mòn này làm chi nữa, tôi sẽ chết cho mà xem.

NGÀY THỨ CHÍN TRĂM SÁU MƯƠI TÁM.


Lần nào bà chuyện trò với chúng tôi cũng nói năng theo cách ấy. Tình cảm của bà, tôi thú thật, cũng khá lạ lùng và tôi không thể không thương hại sự trái nết cứng đầu cứng cổ của người đàn bà.
Một tối, chỉ có mình tôi với bà. Nhìn thấy bà còn âu sầu hơn mọi bữa nhiều, tôi hỏi bà lại có chuyện chi nữa mới gây ra. Bà đáp:
- Anh là một con người độc ác! Anh lại còn hỏi tôi câu ấy lẽ còn có nguyên nhân nào khác nữa khiến tôi thân tàn ma dại thế này? Anh cứ trơ trơ như vậy không đủ làm tôi chết phiền ư?
- Thưa bà – tôi đáp – cả anh trai tôi và tôi đều có lỗi với bà, lẽ nào bà chỉ trách có mình tôi?
- Chớ lẫn ông anh của anh vào chuyện này – bà buồn rầu nói – anh ấy đã làm cho tôi thanh thản trở lại như tôi hằng chờ đợi rồi.
Thú thật tôi tưởng tai mình nghe không thủng. Tôi kêu lên:
- Bà nói anh Ađi đã đáp ứng yêu cầu của bà?
- Đúng – bà lạnh lùng đáp – có gì đâu, anh tỏ vẻ ngạc nhiên đến thế? Anh nghĩ tất cả mọi chàng trai trên đời đều có trái timsắt đá như anh sao? Anh Ađi đã xúc động trước những giọt nước mắt của tôi, anh đã đáp lại tình yêu của tôi, anh đang có cuộc đời đầy lạc thú, giờ anh chỉ tiếc mỗi một nỗi sao mình đã chần chừ lâu đến vậy mới quyết định nổi.
- Vậy mà bà vẫn chưa thỏa mãn sao? – Tôi hơi điên đầu – Bà vẫn muốn kéo cả tôi vào tròng nữa hay sao? Bà còn đòi chinh phục thêm một người khác? Dễ thường bà ngỡ tôi dễ bị cám dỗ như anh Ađi?
- Đúng vậy, anh Đahi thân yêu ơi – bà vừa nói vừa đong đưa đôi mắt rừng rực lửa tình – đúng, em còn phải chinh phục được anh nữa mới đạt được lạc thú trọn vẹn trên đời. Hỡi ôi, em đã đau khổ héo hon bao nhiêu ngày tháng vì anh, em không đáng để anh đem lòng thương hại hay sao?
- Bà Fazana ạ, sau những gì tôi vừa nghe, tôi nghĩ bà chưa thật yêu anh Ađi của tôi, bởi bà còn muốn kéo thêmđứa em trai tội nghiệp của anh ấy nữa – tôi nói.
- Tôi yêu anh Ađi tha thiết – bà đáp – tôi có thể một trăm lần đổi cuộc sống của tôi để làm hài lòng anh ấy. Và chính do tình yêu cùng cực của tôi đối với anh Ađi đã khiến cho tôi có thêm sức mạnh khi bày tỏ lòng yêu quý anh lúc này. Tôi đã có lần nói với hai anh: Hai anh quá giống nhau về tất cả mọi mặt, cho nên nhìn thấy anh nào tôi cũng đều thấy quyến rũ trong người y như nhau. Tình cảm của anh Ađi đối với tôi, cho dù sâu đậm thật đấy, vẫn chưa đủ làm nên hạnh phúc, nếu anh chưa cùng yêu tôi sâu đậm như anh ấy. Tóm lại anh Đahi yêu quý ơi, em sẽ chết đây nếu anh không yêu em y đúng như em yêu anh. Lẽ nào anh khó lay chuyển hơn anh Ađi? Nhẽ nào anh cảm thấy xấu hổ khi noi gương anh ấy? Thôi anh ơi, anh đừng cưỡng lại nữa mà chi. Nếu không, em sẽ tự cầm con dao thọc vào con tim bất hạnh này ngay trước mắt anh, con tim anh chưa thấy hết giá trị để muốn cho nó trở thành sở hữu của mình.
Nói xong, bà lại tuôn nước mắt như mưa. Bà còn quỳ xuống dưới chân tôi, khẩn cầu với thái độ cuồng nhiệt nhất. Đến nỗi tôi lo, nếu mình không đáp ứng, nếu mình cứ chống lại đòi hỏi của bà, dễ có thể làm cho bà đi đến hành động cực đoan rồi bỏ mình chăng. Khi một người đàn bà đẹp quỳ xuống trước mặt mình, khóc lóc van xin mình mỗi một điều ấy, làm sao mình cưỡng lại nỗi cơ chứ. Biết nói thế nào thêm với cô bây giờ nhỉ. Tôi cũng yếu đuối y như ông anh trai của tôi. Sau này anh mới cho tôi rõ, bà đã áp dụng cùng chiến thuật như từng áp dụng với tôi để làm anh xiêu lòng. Vì chưa giành được ở một ai trong chúng tôi ân huệ cuối cùng, bà biết tìm ra phương sách để lần lượt ép hai anh em cùng phải yêu đương bà.
Vượt qua được sự kháng cự của chúng tôi, bà phục hồi nhan sắc và sinh lực trước đây trong thời gian rất ngắn. Đôi mắt bà càng thêm long lanh. Trái tim thôi thổn thức đã mang lại sức khoẻ cho bà. Bà lấy lại vẻ hấp dẫn vốn có trong mọi hành động và cử chỉ thường ngày. Anh Ađi và tôi đều thú vị thấy bà chưa bao giờ đẹp đến vậy. Song cho dù bà xinh tươi, bà hoàn hảo thật đấy, chẳng vì vậy giữa hai anh em chúng tôi thoáng có chút ghen tuông. Trên thực tế, có thể người đàn bà ấy rồi đi đến chỗ phá tan sự thuận hoà giữa hai anh em tôi, nếu cuộc tình thầm vụng ấy không đi đến chỗ kết thúc một cách đáng buồn.

NGÀY THỨ CHÍN TRĂM SÁU MƯƠI CHÍN.


Việc chúng tôi phản bội ông tu sĩ Bàlamôn tuy không đi xa đến mức tận cùng, thỉnh thoảng vẫn làm cho chúng tôi hối hận. Tuy nhiên, người tình chung của hai chúng tôi vốn rất khéo trong nghệ thuật chiều người, nắm được bí quyết làm cho chúng tôi dần dần ít cảm thấy ngại ngùng hơn trước hành động sai trái của mình, để thoải mái dấn sâu hơn vào trò chơi tội lỗi. Thật ra, chúng tôi không chân thành yêu bà, chúng tôi chỉ bị bà kéo vào những cuộc chơi bời. Và vì quá tin người, chúng tôi lâm vào cái tai họa hiện đang làm cho em ngạc nhiên, em Cađi à.
Có một tên nô lệ da đen xấu khủng khiếp tên là Torgut vẫn hầu hạ tu sĩ. Công việc hằng ngày của y là chải bộ lông con ngựa nòi Tarta để cho bà Fazana cưỡi mỗi khi bà cần dạo chơi hoặc đi hóng gió mát ngoài trời. Tên nô lệ dị dạng ấy cả gan tới mức dám ước mơ chiếm luôn bà chủ của mình. Y tìm cách tỏ tình với bà. Vì chẳng ai ngờ vực tới y. Một hôm, nhân ông Canxu sai chúng tôi bận đi làm một việc khác, y đưa phu nhân đi dạo không có hai chúng tôi đi kèm. Bà ngồi trên mình ngựa, tên nô lệ đi sát bên cạnh. Trời bắt tên gia nhân ấy mang hình dạng xấu xí, ngược lại trời lại phú cho y trí thông minh hài hước. Y hay kể chuyện vui cho bà Fazana nghe, và bà cũng thích thú nghe các câu chuyện của y. Hôm ấy, y khoe với bà về các cô gái đẹp đã qua tay y. Bà cười:
- Vậy ra một người mặt mũi như anh vẫn có nhiều may mắn đến thế, hở anh Torgut?
- Tại sao không? – Y đáp – Tôi cũng là một người đàn ông giống như mọi người đàn ông khác. Hơn thế, về cái chuyện ấy, tôi còn bỏ xa những người khác. Bởi vậy, tôi tính cả bà vào số những người đẹp sẽ bị tôi chinh phục.
Bà Fazana nghe vậy phá ra cười, bà ngỡ tên nô lệ nói chỉ để cho vui tai. Bà nói:
- Anh còn nhìn lên đến cả ta nữa ư? Ta rất vui được anh cho biết tin ấy. Vậy là từ nay, lúc nào ta cũng phải cảnh giác thận trọng trước một con người nguy hiểm như anh.
Torgut tiếp tục với giọng lưỡi cười cợt, bà vẫn đối đáp lại theo cách ấy, làm anh chàng tưởng bở, định lợi dụng cơ hội. Y chỉ cho bà nhìn thấy một bãi cỏ bên đường, và gợi ý hai người nên vào chỗ ấy ăn chơi một trận cho thỏa.
Nãy giờ bà vẫn ngỡ anh chàng này huyên thuyên những chuyện kia cho vui chuyện dọc đường, nên chẳng e ngại khi nghe anh chàng nói câu ấy. Anh chàng được thể, đi xa hơn ít nữa, bà mới nhận thấy, hoá ra cu cậu không chỉ có ý nói vui đầu lưỡi. Bà chủ nổi giận, lấy giọng kiêu kỳ, đuổi cu cậu về, bảo chỉ nên dành những lời lẽ ấy cho một cô nô tì nào nhan sắc tương xứng với cậu. Bà còn dọa sẽ mách với ông Canxu chuyện hỗn láo của anh chàng.
Lời trách mắng ấy đúng thôi, song không ngờ hậu qủa không như bà Fazana chờ đợi. Anh chàng tuy xấu xí nhưng luôn tự tin. Y nghĩ bà chủ không muốn anh giúp bà việc ấy, hẳn tại bà đã có những đám bí mật khác phục vụ hay ho hơn. Cu cậu là một tên rất láu cá và am hiểu sâu sắc chuyện đời. Y biết ông tu sĩ Bàlamôn quá già, làm sao đáp ứng đầy đủ tình yêu luôn rực lửa của người đàn bà này. Với suy nghĩ như vậy, y quyết tâm rình mò để bắt cho được anh chàng tình nhân nào đấy may mắn được bà chủ chiếu cố hơn y. Cu cậu vốn thành thạo việc rình mò dò xét, chẳng khó khăn gì biết giữa chúng tôi với bà chủ có chuyện tư thông. Ghen tức đến phát điên lên, y vội báo cho tu sĩ Caxu biết, lại còn thêm thắt quá lời, khiến ông đùng đùng nổi cơn ghen.
Ông Canxu rất bực mình nghe tên nô lệ thậm thụt thưa gửi về chuyện ấy, muốn đích thân làm sáng tỏ vụ việc. Một hôm, ông bịa ra chuyện sắp phải đi vắng những mấy ngày, nhờ vậy dễ dàng bắt gặp anh Ađi và tôi đang cùng tắm chung với bà chủ trong bồn tắm. Chúng tôi đã cẩn thận khóa chặt cửa nhà tắm lại và có các biện pháp phòng ngừa khác nữa. Song với pháp thuật cao cường của tu sĩ, những chuyện vặt chúng tôi bày ra ấy có ăn nhằm gì.
Ông vừa bước tới, mọi cửa thật cửa giả trong nhà đều tự động mở ra, và chúng tôi kinh hoàng thấy ông đột ngột xuất hiện như một vị quan tòa đáng sợ. Lúc ấy hai chúng tôi đang trần truồng như nhộng cho nên không thể quỳ mọp dưới chân ông, van xin ông tha tộ. Chúng tôi vội lặn xuống nước để che giấu sự lo âu bối rối của mình. Nhưng dòng nước chỉ phủ khuất thân thể chúng tôi, làm sao che lấp được tội ác! Bà Fazana, mạnh bạo hơn hai anh em chúng tôi, quyết định mở miệng để thanh minh, tạ lỗi. Hòng giảm nhẹ tội của mình, bà nói huyên thuyên khiến cho ông tu sĩ càng thêm điên giận. Ông hằm hằm nhìn ba chúng tôi, đôi mắt ông ánh lên sự hận thù sâu sắc:
- Đồ khốn kiếp! - Ông quát hai anh em chúng tôi - những hình phạt đau đớn nhất vẫn còn quá nhẹ nhàng đối với tội chúng mày. Nhưng bởi tư cách thần linh cho phép chúng mày không phải bỏ mạng như một người trần, ta sẽ cho chúng máy một cuộc sống trăm lần thảm thương hơn được chết ngay, cho chúng mày nhớ đời.
- Còn mày, con dâm phụ kia. - ông quay sang mắng vợ - Mày được tao đối xử trọng hậu thế mà vẫn lăng nhăng, mày sẽ chịu phạt đúng tội.
Chẳng buồn nghe chúng tôi trình bày, ông bắt đầu niệm chú. Bỗng dưng, ghê gớm quá, mặt đất rung lên, trời cao tối sầm, sấm chớp nổi ầm ầm, bão gió hú liên hồi, tưởng chừng ngày tận thế tới nơi.
NGÀY THỨ CHÍN TRĂM BẢY MƯƠI.
Chúng tôi chịu đựng suốt hai tiếng đồng hồ trong tình trạng khủng khiếp ấy, đợi chờ hình phạt đến. Sau đấy, trời bỗng sáng trở lại, không khí lại trong lành. Nhưng hai anh em cực kỳ kinh ngạc, thấy không còn khu nhà tắm sang trọng, xây dựng giữa một dinh cơ tráng lệ, mà đang đứng như trời trồng giữa một cánh đồng mênh mông khô cằn. Hai anh em đã biến thành hai ông già dị dạng, tàn tật, già lụ khụ, giống như hình dạng tôi đang ngồi trước mặt em đây, em Cađi thân yêu à.
Ông tu sĩ Bàlamôn nói:
- Hai tên bất nghĩa kia! Từ nay trở đi chúng mày phải đeo đẳng mãi hình phạt này. Chúng mày không còn có quyền lực và tri thức của thần linh nữa. Chúng mày chỉ được sống thân phận như mọi người trần thế. Chúng mày chỉ có thể biết, chỉ có thể làm như mọi người trần thế thôi. Mọi quyền năng của chúng mày đã bị tước đoạt, trừ có việc chúng mày sẽ không phải chết, chúng mày sẽ sống đời đời như mọi thần linh.
Sau khi tuyên bản án ấy, ông Canxu muốn rõ tường tận sự ngoại tình của người vợ diễn ra trong hoàn cảnh nào. Chúng tôi thuật lại đầu đuôi sự việc: bà Fazana nhiều lần tìm cách tỏ tình ra sao, chúng tôi cố gắng thuyết phục bà thế nào, cuộc đấu tranh nội tâm khốc liệt của chúng tôi trước khi chịu bó tay đầu hàng, thủ đoạn người đàn bà dùng để cãi bẫy đàn ông; và cuối cùng hai anh em đều tỏ ý vô cùng ân hận đã phản bội sự tin cậy của ông thầy.
Những điều vừa nghe khiến ông tu sĩ ngạc nhiên. Ông cũng hơi mủi lòng về sự hối hận chân thành của hai anh em tôi. Ông cho tro vụ này chúng tôi có lỗi là yếu đuối nhiều hơn tinh ranh. Vốnthaan thiết với chúng tôi, thâm tâm ông cũng có cảm động. Ông nói:
- Các con ơi, phep thần thông của ta vừa rồi quá mãnh liệt, ta không thể thu hồi nói lại để trả cho hai cong nguyên dạng ban đầu. Tuy nhiên ta có thể làm cho số phận các con bớt khắt khe đi một chút. Rồi các con sẽ khôi phục nguyên dạng ban đầu với mọi tính năng ưu việt của các thần linh, chừng nào mỗi con gặp được một thiếu nữ dứoi hai mươi đem lòng yêu thương hai con thật sự.
- Ôi, thưa ngày! - Anh tôi kêu lên - làm sao chúng tôi có thể hy vọng vào một điều hão huyền đến vật? Trong bộ dạng chúng tôi đây, làm sao kiếm được cô thiếu nữ nào ngớ ngẩn đến nỗi đem lòng thành thật yêu thương?
- Điều ấy rồi có thể xảy ra lắm. - tu sĩ Bàlamôn nói - Hai anh hãy sống trong sự chờ đợi điều thần kỳ ấy. Hãy tin, chỉ bằng cách ấy thôi, các anh mới có thể lấy lại nguyên dạng và khôi phục các quyền năng ban đầu. Thôi, các anh hãy đi đi, hãy gánh chịu số phận của mình. Muốn kiếm được những người thiếu nữ ấy, hai anh phải sống cách xa nhau, mỗi người một nơi.
Sau đấy, ông chỉ cho rõ nơi mỗi người chúng tôi phải sống thường ngày. Hai nơi ấy cách xa nhau chừng đến sau mươi dặm đường. Rồi ông trích từ kho tàng, lấy ra cho chúng tôi mỗi người năm mươi đồng xơcanh vàng, để chúng tôi có điều kiện sống một cách đàng hoàng trong khi chờ đợi số phận đổi thay. Ông cũng hóa phép đổi những bộ đồ rách rưới trên người chúng tôi bằng quần áo sang trọng cho phù hợp với gia cảnh mới, sau đó ôm hôn chúng tôi, chia ta, chúc hai anh em nhanh chóng đến ngày chấm dứt bất hạnh.
Còn về bà Fazana, hằn thù của ông vẫn không có gì có thể lay chuyển. Ông hóa phép biến bà thành một con ễnh ương cái, sống trong một cái đầm lầy. Và tên nô lệ da đen Tocgu, sau khi nhờ pháp thuật của mình, ông phát hiện ra y mách lẻo để trả thù bà Fazana đã không đáp ứng sự dâm đãng của nó chứ không phải vì lòng tốt đối với ông, nên ông cũng bắt hóa luôn thành một con chẫu chuộc. Vật là tên tố cáo và kẻ bị tố cáo, cả hai đều thành ếch nhái chung sống với nhau trong cùng một đầm lầy, để rồi suốt đời nhìn thấy cực hình của nhau và nghe tiếng nhau kêu oàm oạp suốt mọi đêm trường.
Giã từ ông tu sĩ, hai anh em tôi mỗi người tìm một nơi đã định. Chúng tôi tuôn nước mắt chia tay nhau, chỉ mong tái ngộ sau khi hai người đều trở lại nguyên dạng ban đầu. Ngày ấy hẳn rất xa vời, nếu tính đến những điều kiện ràng buộc ông tu sĩ đề ra.
NGÀY THỨ CHÍN TRĂM BẢY MƯƠI MỐT.
Vừa đến định cư tại thành phố nọ, tôi nghĩ ngay tới chuyện phải làm sao dè xẻn số tiền năm chục ngìn xơcanh ông tu sĩ cho. Tôi biết, mình phải không thiếu tiền để đạt tới cái ngày làm thay đổi hình dạng, như hai anh em tôi hằng mong ước. Tôi mang số tiền ấy kinh doanh thương mại, phần do tôi tự buôn bán, phần khác góp vốn các bạn hàng. Nhờ vậy tôi có đủ để sống ung dung ít ra ba hoặc bốn năm không phải thâm vào số vốn ban đầu.
Muốn làm cho lời tiên đoán của tu sĩ thành hiện thực, vấn đề là phải tìm cho ra một thiếu nữ đem lòng yêu thương tôi. Điều may mắn là, nơi thành phố tôi ở, phụ nữ không bị buộc phải ru rú trong phòng the như các xứ khác tại phương Đông, họ có được quyền tự do vừa phải. Ngày nào tôi cũng gặp gỡ các bà các cô, tôi tặng họ quà cáp. Cuộc vui nào có họ, chẳng vắng mặt tôi. Tóm lại, tôi làm đủ mọi cung cách hòng thay đổi ngôi sao hãm tài đang chiếu mệnh mình. Nhờ sống cởi mở theo lối ấy, tôi được mọi người quý mến. “Ồ, ông già này! Dường như ông sinh ra để đàn đúm vui chơi! Bây giờ, một chân đã bước xuống miệng lỗ vần còn đàng điếm như vậy, chẳng rõ khi còn trẻ, ông cụ ăn chơi đến thế nào!”. Nhất là các bà, bà nào cũng ngợi ca tôi hết lời, nhiều bà lấy tôi nêu làm gương cho đức ông chồng. Chỉ có một vài người đàn ông bị vợ cằn nhằn mới phẩm bình tính hạnh của tôi: “Ối dào! Ông già ấy đến là điên. Ai lại tìm cách chơi bời vào cái tuổi không thể hưởng thụ được gì”.
Về phần tôi, do đã có chủ đích của mình, tôi phớt lờ mọi lời đàm tiếu, tôi cứ đường tôi tôi đi. Tuy nhiên, dù có bày ra trò trống gì, dù cố gắng đến đâu để khơi gợi tình cảm các cô gái trẻ, chẳng hề có ma nào chịu yêu thương tôi.
Thành phố tôi sống có nhiều thiếu nữ lắm, song tôi không hài lòng tự hạn chế giao du trong các phố phường, tôi còn đi xa về thôn quê. Trong vòng năm mươi dặm đường kính, chẳng có nơi nào thiếu đôi chân thọt của tôi nhiều lần xục xạo, song rốt cuộc vẫn hoài công. Rốt cuộc chẳng gặt hái được kết quả nào khác ngoài việc nhận ra ngày càng sâu sắc hơn một điều: chẳng có thiếu nữ nào chịu yêu mình. Ý nghĩ ấy làm tôi hơi tuyệt vọng, dù sao tôi vẫn cố kiên trì.
Đã hai trăm năm trôi qua kể từ ngày tôi bắt đầu cuộc kiếm tìm vô vọng. Tôi làm cho tất cả mọi người biết tôi đều kinh ngạc. Chẳng ai hiểu làm sao mà tôi cứ sống mãi trên đời. Thành phố tôi ở ít nhất đã đến ba lần thay đổi lớp dân cư trẻ của nó. Khi mới đến định cư, tôi đã già nua lọm khọm rồi, song những người tôi gặp hồi ấy đều đã qua đời hết, đến lượt con họ, cháu họ, tôi cũng đều có dịp đi đưa ma. Người ta rỉ tai nhau: “Ông già ấy là loại người thế nào nhir! Chẳng bao giờ thấy ông ấy yếu sức đi chút nào”. Những cụ già nhiều tuổi nhất đưa tay trỏ tôi, bảo các cháu nội ngoại của họ: “Các cháu hãy nhìn xem ông cụ Đahi kia! Ông từng gặp cụ ấy khi còn trẻ, và lúc nào ông cũng chỉ nhìn thấy cụ ấy già nua lọm khọm như thế kia. Vậy mà hồi ông còn nhỏ tuổi, ông đã nghe cụ nội nói, cụ từng nhìn thấy ông già Đahi y hệt như hiện nay”. Người dân thường trong phố gọi tôi là “cụ gà vĩnh cửu”, các bậc thức giả gọi tôi là “nhà hiền triết nước Ấn Độ”, và bảo tôi sống còn dai hơn các nhà hiền triết Hy Lạp thời thượng cổ.
Cố găng chán chẳng được cô thiếu nữ nào yêu, tôi chẳng biết nên xoay xở thế nào. Hôm tôi từ Maxulipatan định quay trở về thành phố nơi tôi vẫn sống, tình cờ gặp em và chị Fatim của em dọc đường. những lời tôi nói ra với em hôm ấy, hẳn đủ làm cho em hiểu. Em Cađi thân yêu à, tôi rất mê say khi thoạt nhìn thấy khuôn mặt của em. Nhưng than ôi! Đồng thời tôi cũng đau đớn nhận ra em ghê sợ thế nào khi nhìn bộ mặt của tôi.
Ông Đahio kể đến đấy ngừng lời. Ông không cầm được nước giọt mắt đắng cáy, chẳng phải do nhớ lại những bất hạnh ngày xưa, mà vì nhìn thấy thái độ ghét bỏ của người thiếu nữ ngày nay. Mủi lòng trước nỗi buồn của ông già, cô bé Cađi nghĩ mình cần an ủi ông. Cô nói:
- Ông Đahi hào hiệp ơi! Em thương ông gặp nhiều bẩt hạnh quá! Trên đời thật ít người phải chịu lắm gian truân như ông. Giá như nghe người khác, chứ không phải ông thuật lại, có lẽ em chẳng dám tin. Em có thể làm gì đây để giúp ông vơi bớt nỗi buồn? Ông thấy đó, em rất hàm ơn ông về bao nhiêu việc ông làm cho em. Có thể ông sẽ lại nói, chỉ tùy thuộc ở em thôi để ông được trở về nguyên dạng ban đầu, nhưng em có làm chủ được trái tim của mình đâu?
- Than ôi! Hỡi em Cađi! - Ông già chua chát ngắt lời - Những lời em vừa nói ra là nhằm an ủi tôi phần nào ư? Không, nó chỉ làm cho tôi đau đớn thêm chứ không vơi bớt.
- Đấy là tất cả những gì em có thể làm - Cađi đáp - Nếu em nói thật, em không thể vượt qua lòng ghê sợ tự nhiên khi nhìn bộ mặt ông, xin ông chớ giận, bởi đấy chẳng phải là bộ mặt thực vốn có của ông cơ mà, có phải vậy không ông?
- Than ôi! - Ông Đahi buông tiếng thở dài não ruột - Nó đã trở thành bộ mặt thực của tôi rồi, bởi tôi chẳng còn hy vọng khôi phục khuôn mặt vốn có ban đầu.
- Ông tu sĩ Bàlamôn đã quả quyết, điều ấy sớm muộn rồi cũng sẽ xảy ra cơ mà, ông chớ nên tuyệt vọng. - Cađi nói - Ông hãy dũng cảm lên, ông sẽ vượt qua được sự yếu đuối ông cảm thấy đối với em. Ông sẽ được đền bù, thay vì một đứa con gái không xứng đáng với sự quan tâm chăm chút của ông là em đây, bằng tình yêu tha thiết của một cô gái khác mặn nồng với ông hơn, nhờ vậy ông sẽ khôi phục được bộ mặt khả ái ban đầu, bộ mặt ông luôn tiếc nuối.
NGÀY THỨ CHÍN TRĂM BẢY MƯƠI HAI.
Cô bé Cađi thương hại ông già, bởi cô chẳng biết làm gì hơn để đỡ bớt gánh nặng ưu phiền của ông. Song cô gái không chỉ băn khoăn về nỗi lòng thương hại ấy. Cô có những trăn trở riêng. Không hiểu sao lòng cô không có được một lúc thanh thản kể từ sau khi cô có giấc mơ ấy. Cái bóng ma khả ái, với mái tóc bồng vàng rủ xuống đôi vai khỏe mạnh, thỉnh thoảng hiện trên trong đầu óc cô, và nhiều khi làm cô không nén được tiếng thở dài. Những lời cô nghe chàng nói trong mộng như vẫn còn vang vọng: Em hãy nhìn kỹ anh đây, rồi em sẽ nhận ra đây là người mà duyên trời dành cho em làm người bạn đời. Những lời ấy ẩn chứa điều gì bí ẩn, dù không muốn vẫn bộc cô không thể không quan tâm.
Trong khi ấy, con tàu vẫn chạy. Trong vòng mười lăm ngày, tàu đi được khoảng năm trăm hải lý. Cuối cùng gió tự nhiên đổi hướng, rồi nổi lên một cơn bão, tuy không gây thiệt hại cho các hành khách, vẫn đẩy con tàu đi lạc xa hải trình. Suốt mấy ngày liền, con tài chao đảo khi xô sang phải khi nghiêng về trái, chẳng đi theo một đường định sẵn nào. Cuối cùng, con tàu dạt đến gần một hòn đảo từ rất xa đã nhìn thấy, song cả thuyền trưởng cũng tất cả các thuyền viên, không ai hiểu đấy là đâu.
Tàu tiến gần bờ, mới nhận ra đấy là một thành phố lớn, xây trên sườn núi, dáng vòng cung và thoai thoải từ thấp lên cao, nhờ vậy tạo thành một cảng biển rất đẹp và thuận tiện. Lúc này biển vẫn động, đoàn thủy thủ đành cho người xuống chiếc xuồng cứu nạn, bơi vào bờ xin phép nhà cầm quyền địa phương cho tàu ghé vào tạm lánh bão. Được phép, con tàu cập bến, mọi người đưa mắt nhì bốn phía. Các công trình kiến trúc được sắp xếp theo hình trăng lưỡi liềm dọc theo sườn núi, có vẻ như luôn luôn dang rộng đôi tay mời gọi một người ghé vào một nơi né gió bão tuyệt vời. Nhà cửa ở đây xây dựng chuộng sự vững bền nhiều hơn vẻ đẹp. Phần lớn giống những ngôi tháp cao, tường xây bằng đá tảng, mái lợp đồng đỏ. Trên đường phó nườm mượp dân chúng đi đi lại lại.
Tàu vừa thả neo, đã thấy cơ man những chiếc tàu nhỏ đến xúm quanh, rồi nhả ra cơ man là người và người cùng leo lên tàu. Mặt mũi, thân hình họ chẳng mấy khác chúng ta, có điều đôi mắt và cử chỉ của họ có cái gì bất thường bên trong, hay nói chính xác hơn, có cái gì lập dị khiến người ta khó nghĩ đấy là những người bình thường như mọi người.
Trang phục họ mặc chẳng kém kỳ lạ so với phong cách hành xử của họ. Đàn ông mặc những tấm áo dài may bằng vải sợi bông, có in hình những con quỷ dữ đang phun lửa và nhiều con vật kỳ lạ khác bằng phẩm đỏ, phẩm xanh và vàng. Đầu họ đội những chiếc mũ nhọn, làm bằng bìa cứng cũng có nhiều hình vẽ sặc sỡ.
Việc đầu tiên khi những người ấy lên tới được boong tàu, là bắt mọi hành khách ra xếp thành những hàng dài. Phần lớn hành khách không thích lối xử sự tùy tiên ấy, định không chịu làm theo. Nhưng những người từ trong thành phố đến không cho phép ái được làm trái tập tục của họ. Với thái độ kiêu kỳ và cứng rắn, họ buộc mọi người đi trên tàu phải làm theo, không được phản đối hoặc tranh cãi. Sau khi mọi người đã chịu đứng yên vào hàng, những người từ thành phố đến bắt đầu kiểm kỹ từng hành khách một. Họ ngó nghiêng, họ bắt quay người để cho họ nhìn trước ngắm sau như thể họ đang chọn mua người ở chợ bán nô lệ. Nhất là họ chú ý khám nghiệm bộ răng cùng mái tóc, thậm chí còn đếm xem thử người này hoặc người kia có bao nhiêu nếp nhăn trên mặt.
Mọi hành khách hiểu mình đang lâm vào thế yếu, đành kiên nhẫn tuân theo. Trong lòng ai cũng lo âu, không rõ cuộc khám nghiệm kỳ cục này rồi sẽ đi tới đâu. Thực tế diễn ra khác với những gì họ nghĩ. Có vẻ như những người thủy thủ già được quan tâm nhất, và dường như những người già được ưu ái phần nào so với các hành khách trẻ. Giữa lúc ấy xuất hiện ông già Đahi, cô Cađi cùng người nữ nô lệ già. Ba người ở mãi trong căn buồng cuối tàu, cho nên lúc nãy chưa kịp ra xếp hàng.
Nhìn thấy họ, người cầm đầu nhóm kiểm tra - ông này là một đại thần trong triều đồng thời là chỉ huy đội quân cấm vệ của hoàng gia trên đảo - tỏ vẻ vô cùng mừng rỡ và thán phục như bắt được của. Ông đặc biệt nhìn chằm chằm vào bà già nô lệ. Chắc hẳn tự cho mình có vinh dự lắm mới được ăn ở với người đẹp này, ông quỳ gối trước mặt bà tỏ lòng yêu quý, và tuyên bố sẽ đưa bà về sung vào đội nàng hầu của mình, rồi đây bà nô lệ già ông sẽ coi là người yêu được sủng ái nhất, chiều chuộng nhất. Bà nô lệ già đành vui lòng chấp nhận vinh hạnh ấy, thật ra giá bà có phản đối cũng hoài công vô ích. Viên chỉ huy liền giao phó bà nô lệ già cho một người hầu tâm phúc, với nhiệm vụ trong nom cẩn thận, nếu để xảy ra sơ suất anh ta sẽ phải chịu mất đầu; điều quan trọng hơn hết thảy là chú ý ngăn chặn không cho phép bất kỳ ai được đưa mắt nhòm ngó hoặc ngỏ lời suồng sã với người đẹp này.
NGÀY THỨ CHÍN TRĂM BẢY MƯƠI BA.
Ông già Đahi lịch lãm, ngạc nhiên trước khiếu thẩm mỹ kỳ cục của những người dân trên đảo, tự bảo: “Chắc trên đảo này không có đàn bà, cho nên một mụ nô lệ già khằng và xấu xí thế kia lại gây cho mọi người ấn tượng mạnh mẽ dường ấy”. Nghĩ vậy, ông càng lo lắng cho cô Cađi. Với nhan sắc của cô ấy, không khéo sẽ đưa đến những hậu quả vô cùng tai hại cho ông. Nhưng chẳng mấy chốc ông gia nhận ra mình nhầm. Người tình trẻ tuổi của ông chẳng có nét nào ăn mắt những người trên đảo đến kiểm tra, nếu có điều đáng lo sợ, thì đấy cũng không phải như ông suy nghĩ.
Vẫn viên chỉ huy mê say bà nô lệ già ấy, tình cờ đưa mắt nhìn thấy cô thiếu nữ xinh đẹp, ngạc nhiên làm sau cô bé này ăn mạc sang trong vậy, liền mắng:
- Mày xấu xí như lọ lem thế kia mà ăn mặc kiểu ấy là không được đâu.
Nói xong ông gọi một người hầu, tryền:
- Đưa con bé khó nhìn kia về khu nhà bếp của ta, rồi giao cho nó những công việc hèn hạ nhất.
Nghe tàn nhẫn quá, ông Đahi không khỏi rùng mình. Cô bé thơ ngây, non dại, đâu đã đến tuổi làm những công việc ấy. Cô đưa mắt nhìn ông Đahi như thể muốn van ông cứu giúp. Đọc thấy sự bất lực trong đôi mắt buồn bã của ông, cô tuôn nước mắt. Nhưng đối với những con người cứng rắn kia, nước mắt của một cô thiếu nữ đâu có phải điều họ quan tâm.
Một nhóm gia nhân lôi xênh xệch Cađi đi, mặc cho cô kêu gào. Vị thần linh nhìn cảnh tượng người mình yêu bị ngược đãi cũng đau đớn kêu la ầm ĩ. Những người trên đảo ngạc nhiên chăm chú nhìn ông. Họ thấy ông già xinh trai quá. Những nếp nhăn sâu trên khuôn mặt choắt, cái lưng còng đi dưới chiều dài năm tháng, đôi chân cũn cỡn lại bên ngắn bên dài, bộ mặt có nước da tai tái và đầy mụn, tóm lại những gì khiến cô bé Cađi kinh sợ, đều trở nên đáng hâm mộ đối với những người trên đảo. Lúc đầu mọi người chỉ im lặng chiêm ngưỡng, bởi quá ngỡ ngàng không ai thốt nỗi nên lời, rồi đột nhiên cùng phá ra reo mừng hoan hỉ. Không gian hỗn độn tiếng reo hò, ca ngợi, vỗ tay. Ngay cả viên chỉ huy, quên mất vẻ trịnh trọng cần thiết, cũng lớn tiếng khen ngợi và vỗ tay náo nhiệt như tất cả những người dưới quyền. Ông ta còn làm hơn thế. Ông tiến đến gần ông già Đahi, quỳ gối trước mặt ông, chiếc mũ bìa cứng đặt xuống đất, và kính cẩn thưa:
- Kính thưa lão trượng phúc hậu, xin lão trượng vui lòng tha tội cho chúng tôi đã không kịp lạy chào lão trượng sớm hơn. Bởi, tôi xin thú thật, tôi bị choáng ngợp trước nhan sắc của lão bà cùng đi với ngài, mãi lo việc đưa bà về nghỉ ở tư dinh, cho nên không kịp quán xuyến hết. Tuy nhiên, cho dù tôi vô cùng khâm phục nhan sắc của lão bà, tôi không thể không thừa nhận vẻ mặt của ngài vượt trội hơn bà ấy nhiều nhiều lần. Xin phép ngày cho chúng tôi được rước ngài về cung nữ hoàng của chúng tôi. Tôi tin chắc vị nữ chúa hùng cường ấy sẽ hành xử đúng mực với một người xuất chúng như ngài. Trong hậu cung của bà, không có ông già nào đẹp bén gót chân của lão trượng đâu.
Viên chỉ huy còn muốn huyên thuyên dài dòng nữa, song ông già Đahi đã đột ngột ngắt lời:
- Xin ông chớ thốt ra những lời không đúng lúc, tốt hơn ông hãy trả lại tôi cô gái trẻ.
- Ai cơ? Con bé khốn khổ ấy ư? - Viên chỉ huy ngạc nhiên - không, thưa lão trượng tươi đẹp như hoa, con bé ấy không xứng đáng với ngài. Ngài hãy nên chú ý làm vừa mắt bà nữ hoàng của chúng tôi, mà ngài sắp được hội kiến.
Nói đến đấy, bản thân ông cùng viên phó của mình, hai người đỡ hai cánh tay ông già, dẫn ông đi, mặc cho ông không đồng ý, trịnh trọng đưa về hoàng cung.
NGÀY THỨ CHÍN TRĂM BẢY MƯƠI TƯ.
Thấy mình bị cưỡng bức, ông Đahi rất lấy làm bất bình và đau khổ, cho là bị xúc phạm bởi người ta cứ chế giễu sự già nua và tật nguyền của ông. “Số phận tôi mới hẩm hiu làm sao! Ai có thể nghĩ, một vị thần kinh đễn nỗi lâm vào cảnh bất lực và thân tàn ma dại thế này! Thật chẳng có gì bất hạnh hơn, khi mình tự dưng trở thành một con rối trò hề trước con mắt những người trần thế!”.
Ông già được đưa vào hoàng cung. Nữ hoàng Sêhebanu thoạt nhìn, đã quý mến, và tự dưng cảm thấy trong lòng dâng trào tình yêu nồng nhiệt đối với người mới đến.
- Ôi, lão trượng kỳ diệu! Ngài từ nước nào đến? Vị thánh thần nào đã xui khiến ngài hạ cố đặt chân lên đảo này cho mọi người được chiêm ngưỡng? không phải ngày nào thần dân đảo ta cũng được có hạnh phúc lớn lao chưa từng thấy như ngày hôm nay. Ta sẽ truyền lệnh cho toàn dân mở hội mừng vui để đón chào sự kiện hiếm thấy này.
Hướng về phía các đại thần có mặt trong triều, nữ hoàng nói tiếp:
- Xin các vị hãy cùng chia sẻ với ta những rung động dịu dàng từ đáy con tim. Xin hãy cùng nữ hoàng của các vị chào đón vinh quang này của tổ quốc chúng ta!
Bà chưa dứt lời, các vị đại thần đã hiểu thấu tâm can của nữ chúa, đều vội vàng chạy đến trước ông già Đahi, cúi lạy sát đất, mũ lật xuống cầm tay. Tất cả đều quỳ mọp hồi lâu như vậy, không nói năng, không cử động, tưởng chừng tất cả đều đã chết hết cả rồi. Bỗng nhiên, tất cả nhất tề đứng lên và đồng loạt tung hô:
- Vạn tuế, vạn vạn tuế vị lão trượng tươi đẹo không tiền khoáng hậu! Ngài đẹp tựa ánh sáng khi mặt trời xuất hiện đúng trên đường hoàng đạo! Vạn tuế, người sẽ là người tình sủng ái nhất của nữ hoàng Sêhebanu chúng ta! Cầu xin vị thần hộ quốc, con đười ươi già mà đảo ta hằng thờ phụng, đoái nhìn và che chở lão trượng!
Sau cái nghi lễ bà nữ hoàng bày ra để nghênh đón, mà ông già chẳng mấy thích thú, viên trưởng hoạn nô thân hành dẫn ông già đến căn phòng đẹp nhất trong cung nữ hoàng. Các phòng trong này đều trải chiếu hoa. Ở xứ đảo này, không có gì lịch sự và tráng lệ hơn được trang hoàng bằng chiếu cói, có thể coi đấy là của một sự xa hoa. Tuy nhiên, ông già Đahi đang càu nhàu, chẳng thấy cái gì đẹp, ông không buồn để mắt nhìn bất cứ đồ đạc nào, bởi càng nhìn những thứ trước mắt càng tăng thêm sự phiền muộn trong lòng.
Trong khí ông đang than thầm số phận, nữ hoàng Sêhebanu bước vào, tiến đến gần, lơi lả:
- Xin chàng vui lòng thứ lỗi, ta để chàng một mình ở đây lâu quá.
- Vâng, cầu trời bà để cho tôi yên thân một mình suốt cả cuộc đời bà! - Ông già lẩm bẩm.
- Đồ bạc bẽo! Hóa ra ông đáp lại tình cảm của ta như thế ư? - Nữ hoàng nói.
- Xin bà làm ơn thôi chế giễu tôi! Bà tưởng tôi ngu ngốc lắm cho nên nghĩ vẻ mặt mình làm đàn bà thích thú? Không, tôi thừa biết, nó chỉnh lại sự kinh tởm cho mọi người, chứ làm sao gợi nên tình cảm yêu đương cho được! - Ông già nói tiếp.
- Chàng làm cho ta lấy làm lạ thật đấy, thưa chàng - Nữ hoàng nói - Nhẽ nào chàng không biết, có người đàn bà nào nhìn chàng mà chẳng rung động trong lòng? Làm sao không ngợi ca sự già nua cực độ biểu hiện ở mọi nét trên người chàng? Chẳng bao giờ có người đàn ông nào khác sánh được với chàng.
Tiếp đó, nữ hoàng nói một thôi một hồi về những nét đẹp đặc sắc bà quan sát thấy trên con người ông già. Bà thuyết say sưa, hùng hồn đến mức ông già không thể không tin bà nói những điều ấy một cách nghiêm chỉnh.
Sự quá nhiệt tình của nữ hoàng lại làm ông già Đahi nổi nóng. Ông chê bai bà có khiếu thẩm mỹ tồi, ông cự nự ông đâu phải thần dân của bà, cho nên bà không có quyền bắt ông làm nô lệ. Ông nói:
- Bà hãy trả lại cho tôi cô Cađi, rồi để yên cho hai chúng tôi rời khỏi nơi này.
- Ôi, con người dã man độc ác làm sao! - Nữ hoàng đau đớn thốt lên - Sự tung hô của tất cả quần thần khi nghênh đón ông, tất cả mọi vinh dự ông được hưởng, vậy ra vẫn chưa đủ sức lợi lên trong ông chút trắc ẩn đối với một người đàn bà chẳng may đem lòng say mê ông?
Nhge vậy, ông già không những không mủi lòng, còn nổi khùng, nói năng không gìn giữ, thậm chí còn cho bà chúa đảo này dường như mất trí đi rồi.
NGÀY THỨ CHÍN TRĂM BẢY MƯƠI LĂM.
Cho dù mê ông già đến đâu, những lời ấy không thể không làm cho bà bất bình. Tuy nhiên, bà đủ nghị lực che giấu không để lộ ra mặt, và tiếp tục dùng lời lẽ âu yếm cố làm ông xúc động. Thấy ông già vẫn trơ trơ như đá, bà nữ hoàng quyết định không cố hạ mình nữa. Bà gọi viên chỉ huy đội cấm vệ đến và truyền:
- Ông Benbac, ông hãy cho người đuổi lão già này ra khỏi căn phòng tráng lệ, và đưa nhốt ông ta vào tháp tối. Cho lão ấy đến đấy làm bạn với lão già kia, kẻ đã dám coi rẻ tình yêu của công chúa Muncara em gái ta. Để cho hai lão có đủ thời giờ hối tiếc sao đã quá tàn nhẫn, bất nhân!
Nói xong nữ hoàng kiêu hãnh bước ra khỏi phòng. Lệnh của bà được thi hành ngay tức khắc.
Ông già Đahi hài lòng vì bị bà đối xử khắc nghiệt còn hơn được tán tỉnh chuyện yêu đương. Ông vui lòng để lính áp giải đến tháp tối. Dù sao cũng có được niềm an ủi, trong tháp còn có một ông già khác, để làm bạn với nhau, để than thân khóc phận cho nhau nghe. Ông vô cùng kinh ngạc, khi bước vào cái tháp tối ấy và nhận ra người bạn tù của mình không ai khác ông anh Ađi bất hạnh.
Nhận ra nhau, hai vòng tay cùng mở rộng, hai ông già siết chặt nhau hồi lâu, bốn mắt đẫm lệ, không thốt nên lời. Cuối cùng, cố nén xúc động, ông Đahi cất tiếng trước:
- Ôi, anh trai, làm sao tinh được chúng ta có ngày gặp lại nhau! Nhưng hỡi ôi! Gặp nhau ở chốn nào cơ chứ? Chúng ta có nên tạ ơn trời đất cho anh em mình tái ngộ? Nhưng dường như trời đất bắt tội chúng ta, cho tái ngộ để được chứng kiến thân phận đọa đày của nhau.
- Em trai của anh, - ông Ađi - quả là thời gian không làm giảm bớt, chỉ làm tăng thêm nỗi đau của hai ta. Tuy nhiên, anh hy vọng chúng ta sắp hết hạn vận rồi. Thẩm mỹ kỳ cục của dân chúng ở đây làm cho anh thấy lóe lên niềm hy vọng.
- Đối với tôi, tôi chẳng chút mơ hồ - ông Đahi nói - Hai bà nữ hoàng ở đây e đã qua cá tuổi hạn định để có đủ quyền năng, nếu hai bà thật lòng yêu thương, giúp chúng ta khôi phục hình dạng ban đầu.
Hai anh em lần lượt kể cho nhau nghe, từ ngày chia tay, mỗi người đã làm những gì. Ông Đahi thuật lại, ông đã gặp cô Cađi trong hoàn cảnh nào, rồi những chuyện xảy ra tiếp sau đấy cho đến ngày hôm nay, không bỏ sót một chi tiết. Ông vừa nói xong, ông Ađi tiếp lời:
- Những điều em vừa nói khiến cho anh tin thêm vào cảm tưởng của mình. Đúng hơn nó cho phép anh hy vọng, hạnh phúc sắp đến với chúng ta rồi đó. Thật vậy, em trai à, sắp đến lúc chúng ta lấy lại hình dạng tự nhiên và khôi phục quyền năng của thần linh, mà chúng ta bị tước đoạt đi trong bao năm. Rồi em sẽ tin hơn điều anh vừa nói, sau khi nghe anh kể cho nghe chuyện này.
Anh theo lời dặn của tu sĩ Bàlamôn, - ông Ađi kể tiếp - đến sống ở thành phố nọ. Anh mải mê tìm kiếm một người con gái xinh đẹp nhưng dám yêu bộ mặt khủng khiếp của anh, vẫn chưa sao tìm được. Bỗng một hôm anh nằm mơ thấy một cô thôn nữ tuổi chừng mười bảy, mười tám nói với anh: Anh cứ mong tìm kiếm được trong thành phối này một người thiếu nữ có thể đem lòng yêu anh, chẳng có đâu anh. Nếu anh muốn sự thần kỳ ấy diễn ra, hãy đáp tàu vượt biển đến ngay đảo Xumatra. Hãy nhìn kỹ em đây, rồi có ngày anh sẽ chịu khuất phục trước đôi mắt em.
Cô gái nhà quê ấy xinh đẹp tuyệt trần, khiến anh vô cùng chấn động. Nhưng cô chẳng để cho anh kịp có thời giờ, cô thôn nữ biến luôn, và anh tỉnh giấc.
Giấc mộng ấy có vẻ bí ẩn lắm, anh không nghĩ đó là chuyện hão huyền, nên vội vàng chuẩn bị lên đường đến đảo Xumatra. Anh tới một thành phố cảng, gặp chuyến tàu thủy đầu tiên khởi hành sang bên ấy, anh lên tàu luôn. Một cơn bão anh cho là chẳng tự nhiên chút nào, đẩy con tàu ra xa khỏi hành trình đã định, và cuối cùng trôi dạt vào hòn đảo này. Hôm ấy nữ hoàng Sêhebanu đi vắng, công chúa Mucara em gái bà đang trị vì thay chị. Khi nhân dân đảo ấy nhìn thấy anh, họ reo mừng hoan hỉ trước sự già nua xấu xí của anh, giống hệt như lúc dân chúng các nơi khác trên trái đất may mắn gặp một ông tiên đẹp tựa thiên thần vừa hạ thế.
Các quân sĩ của hoàng cung hớn hở bắt anh về dâng nàng công chúa Mucara ấy. Cô không chút ngại ngùng trước vẻ già nua cốc đế của anh, lại đâm ra phải lòng ngay lập tức, đại thể cũng giống như cảnh nữ hoàng Sêhebanu đam mê em. Thoạt đầu, anh cứ ngĩ người ta chế giễu mình, chắc hẳn những người dân trên đảo ấy dùng trò ấu tiêu khiển với nhau, cho nên anh chỉ cười khi cô công chúa ấy tỏ tình. Nhưng cô ấy cứ lải nhải làm phiền anh quá, anh hiểu ra mình đã nhầm. Anh mất kiên nhẫn. Vì nóng giận, nàng công chúa càng ngỏ với anh những lời âu yếm thì anh càng đáp lại với lời lẽ cộc cằn.
Câu chuyện kết thúc chẳng mấy hay ho. Nàng công chúa nổi trận lôi đình, sai nhốt anh vào cái tháp tối này. Cô ta định cứ giam mãi ở đây mãi kỳ cho đến lúc anh thay đổi ý kiến và bằng lòng đáp lại mối tình của cô nàng, cho đến lúc anh phải đến quỳ gối dưới chân cô nàng xin tha thứ cho cái tội phạm thượng. Nhưng anh chẳng sẵn sàng làm theo điều cô nàng chờ đợi, anh chuẩn bị tinh thần chịu đựng lâu dài trong tháp này. Nhưng ít nhất hôm nay có điều an ủi anh được phần nào, ấy là gặp người em trai anh vô cùng quý mến. Sự có mặt của em giúp anh thêm sức chịu đựng những hình phạt nặng nề nhất.
Ông Ađi nói đến đấy ngừng lời. Ông Đahi nói:
- Em rất để ý một chi tiết trong câu chuyện của anh. Em ngạc nhiên về cô thôn nữ anh gặp trong mộng cùng những lời cô ấy ngỏ với anh. Không thể không liên hệ giấc mộng ấy với giấc mộng cô Cađi gặp chàng trai tóc vàng.
- Điều ấy không chỉ kỳ diệu đối với em thôi, - ông Ađi nói tiếp - đối với anh cô thôn nữ ấy thường xuyên hiện diện trong tâm trí. Anh nhớ rất rõ hình ảnh cô gái, tưởng chừng như vừa gặp cô hôm qua.
Trong khi hai anh em Ađi và Đahi đang chuyện trò với nhau, viên chỉ huy đội cấm vệ của hoàng gia bước vào tháp tối:
- Hai ông già thích chuyện trò kia, các ông hãy xem nữ hoàng và công chúa của chúng tôi đối xử nhân hậu thế nào với hai ông. Đáng nhẽ trừng phạt tội vô lễ, hai bà lại tha thứ cho hai ông. Hai bà chỉ muốn quên đi những chuyện trong quá khứ, hai bà còn quyết định dành những quang vinh lớn nhất cho hai ông, là mở đại lễ cáo yết với thần thánh tổ tiên.
NGÀY THỨ CHÍN TRĂM BẢY MƯƠI SÁU.
Viên chỉ huy tưởng lấy lòng hai ông già khi báo tin vui ấy để hai ông rõ. Đã không biết ơn thì chớ, hai ông già nói năng với ông chẳng ra sao. Vì các ông không chịu ra khỏi tháp, viên chỉ huy đành sai lính cưỡng chế, lôi hai ông già đến ngôi chùa, mặc cho hai ông vùng vẫy.
Vị sư cả trụ trì cũng tất cả các sư huynh, sư đệ trong chùa đều ra đứng sẵn ở cổng chùa nghênh đón hai vị khách quý. Các vị mặc những chiếc áo cà sa dệt bằng chiếu cói, dài đến chấm đất, đầu đội những chiếc mũ đủ màu sắc cũng làm bằng cói. Họ cùng lớn tiếng tụng kinh, hoan nghênh hai vị thánh sống vừa hạ cố đến đảo. Nội dung các câu kinh viết bằng văn vần, đại ý như sau:
Hai lão trượng diệu kỳ đã đặt gót chân lên tất cả các đảo xa đảo gần giữa đại dương mênh mông; hai vị đi đến đâu đều mang theo phúc lành làm muôn dân nô nức ngợi ca vẻ đẹo của hai vị; lần này hai vị hạ cố chọn đảo quốc của nữ hoàng Sêhêbanu ta làm nơi định cư, mặc cho tất cả các đảo lớn đảo nhỏ khác trên đại dương tỏ lòng ganh tị với đảo ta.
Cứ sau một khúc ca, tất cả các nhà sư lại hướng về hai ông già, cúi đầu làm lễ. Sau lễ tiết ban đầu ấy, các nhà sư rước hai vị lão trượng đến ngồi lên hai chiếc ngai phủ bằng chiếu cói đặt trên giàn cao vừa mới dựng, giữa tiếng hoan hô náo nhiệt của toàn dân trên đảo tụ hội về đây xem lễ. Dưới giàn, đặt bàn thời, buộc sẵn một con dê dực và một con lợn chờ lát nữa sẽ cắt tiết và thui qua lửa để dâng lên các vị thần linh cùng tổ tiên.
Hai ông già Ađi và Đahi khôn ngoan hiểu lúc này mình giở trò chống đối chẳng được lợi ích gì, đành cắn răng chịu đựng, không nói một lời. Hai vị ngồi chễm chệ trên hai cá ngai, lại còn đảo mắt nhìn quanh một lượt dân chúng dự hội. Hai ông để ý thấy tất cả mọi người đều dán mắt vào mình. Giữa đám đông, nhận ra nữ hoàng, công chúa Mucara cùng tất cả các vị đại thần trong triều cùng ngồi dự lễ trong một khu dành riêng, giống như trong nhà hát.
Hai con vật dùng vào lễ tế nhị sinh được cắt tiết rồi mang thui tại chỗ. Người ta đốt không biết bao nhiêu hương trầm, lông ngựa, lông gà, giấy vụn cùng với phân bò phơi khô, khói xông mù mịt, khiến hai ông già đến chết ngạt mất, nếu họ không phải là thần linh có quyền năng bất tử, nghĩa là chẳng bao giờ có gì làm họ phải lìa trần. Tuy nhiên, đám khói ấy không khỏi làm cho tất cả những người dự hội ho sặc sụa không thôi.
Sau lễ tế sinh, tất cả phụ nữ và con gái xúm đến quanh bàn thờ, bắt đầu nhảy múa theo nhịp các khúc hát.
Đột nhiên, một sự kiện lạ thường xảy ra khiến mọi người dự hội vô cùng kinh ngạc. Tiếng ca hát ngưng bặt. Các vũ nữ há hốc mồm đứng im như phổng. Ấy là khi nữ hoàng Sêhêbanu và công chúa Mucara không cầm được lòng, liếc mắt đưa tình nhìn hai ông gia, âu yếm chân thành tự đáy con tim. Ngay lập tức, phép thần kỳ diễn ra. Hai anh em Ađi và Đahi mất luôn dáng vẻ tàn tật và già nua lọm khọm, biến thành hai chàng trai khỏe mạnh rất đỗi xinh trai. Hai người khôi phục nguyên dạng hai vị thần vốn có mấy trăm năm về trước.
Sự thay đổi kinh dị quá. Các nhà sư trong chùa kinh hoàng trước sự thay đổi hình dạng, họ cho là điềm chẳng lành, vội vã bỏ đi. Tất cả những người đẹp vừa nhảy múa ca hát chung quanh bàn thờ xô nhau chạy trốn, vừa chạy vừa run lẩy bẩy. Còn bà nữ hoàng và cô công chúa em gái, thấy những người mình vô cùng yêu thương giờ đã trở thành những vật xấu khủng khiếp, cùng nhau chán nản lui về cung.
Chẳng mấy chốc toàn bộ khu chùa vắng teo vắng ngắt. Chỉ còn lại hai ông già, lúc đầu hai ông chưa dám tin vào mắt mình. Nhưng nhờ mọi quyền năng của hai ông mặc nhiên đã được trả lại theo đúng điều kiện vẫn ràng buộc họ trước đây, họ hiểu ra sở dĩ có sự thay đổi hình dạng này là có hai người đàn bà chưa tới tuổi đôi mươi thực sự phải lòng sự già cỗi tật nguyền của hai vị; và rồi chính hai nàng ấy, sau khi thấy hai con người ốm o lụ khụ mình yêu dấu xiết bao bỗng dưng biến thành hai chàng trai trẻ tuấn tú khôi ngô, thì chán chường quá, vội vàng bỏ chạy y như mọi người.
Trong khi hai ông già chưa hết mừng vui nhận ra đã khôi phụcđược những lợi thế dành riêng cho thần linh hai ông vốn có từ ngày xửa ngày xưa và bị tước đoạt bởi phép thần của tu sĩ Bàlamôn, họ chợt thấy xuất hiện đột ngột trước ngôi chùa đích thân ông già Canxu ấy. Theo sau ông có một cô gái. Ông Đahi thoạt nhìn, nhận ra ngay đấy là Fatim. Còn Ađi mừng rỡ thấy đấy chính là cô thôn nữ ông đã từng gặp trong mộng. Ông kêu lên:
- Đây chính là nàng thôn nữ ta luôn ấp ủ hình ảnh trong con tim!
- Đúng vậy, anh Ađi à, - tu sĩ Bàlamôn đáp - đúng cô thôn nữ ấy. Chính để làm cho hạnh phúc của anh ngày hôm nay đạt tới điểm đỉnh, ta dẫn cô ấy đến đây với anh. Rốt cuộc, - tu sĩ nhìn hai thần linh và nói tiếp - các con ơi, rốt cuộc các con đã thoát khỏi tình cảnh gây nên do cơn thịnh nộ của ta năm nào. Ta rất tiếc hai con buộc phải sống trong tình cảnh ấy lâu dài đến vậy, nhưng chẳng có cách nào giúp cho hai con thoát được sớm hơn. Chính ta là người đã báo mộng khuyên hai con hãy đến đảo Xumatra; chính ta đã gây nên những cơn bão tố khiến tàu hai con phải trôi dạt vào đảo này, bởi ta biết trước những gì rồi sẽ xảy ra tiếp tại nơi đây.
- Còn anh Đahi, - tu sĩ nói thêm - con hãy mau mau đi tìm Cađi, để cho em vui mừng gặp lại chị gái.
Ông Đahi lao ra ngoài nhanh như tia chớp. Ông vào bếp của viên chỉ huy đội cấm vệ hoàng gia, mang cô thiếu nữ đến chùa.
Hai chị em tràn trề âu yếm và mừng vui ôm chặt lấy nhau, hôn nhau không biết chán. Sau đấy cô chị vui lòng phó thác thân mình cho chàng Ađi xinh tra; còn cô em, rất thích thú thấy ông già Đahi nay chính là chàng trai có cmasi tóc vàng vẫn ám ảnh từ khi cô nhìn thấy chàng trong mộng, sẵn sàng mang lại hạnh phúc cho chành. Tiếp đó, tu sĩ Canxu nói với hai thần linh:
- Vĩnh biệt, các con trai của ta. Các con không còn phải chịu khuất phục trước uy lực của ta nữa. Ta cho hai cin trở thành những người tự do. Các con muốn đưa hai cô gái trẻ này đi đến đâu tùy ý thích. Bốn người hãy sống trong hòa thuận.
Nói xong, tu sĩ biến mất. Hai vị thần dẫn hai chị em gái đến định cư ở một hòn đảo dành riêng cho các thần linh.
Kể đến đó, ông già ngoài đường phố Batđa tâu với hoàng đế Hanrin-an-Rasit:
- Tâu Đức thống lĩnh các tín đồ, đấy chính là câu chuyện tôi đã kể cho chàng trai này nghe, và đã làm cho chúng tôi cùng nhau cười như nắc nẻ.
Hoàng đế Hanrin-an-Rasit và cung phi Xuntanum đề tỏ ý thú vị về câu chuyện. Vua truyền cho chàng trai kể nốt câu chuyện của anh. Chàng trai bắt đầu kể như sau.



Hết Chương 26 ( B) NGÀY 966, 967, 968, 969, 970, 972, 973, 974, 975, 976. . Mời bạn xem tiếp : Chương 27 CHUYỆN VUA NARIXATĐOLÊ, QUỐC VƯƠNG XỨ MUXEN, CHÀNG ABĐERAMAN, THƯƠNG GIA THÀNH BATĐA VÀ NGƯỜI ĐẸP ZAINEP.
• LIÊN HỆ - HỖ TRỢ

XÂY DỰNG MỘT WAP MIỄN PHÍ
TRÊN DI ĐỘNG

WWW.CHODIENTHOAI
1