watch sexy videos at nza-vids!
- Phim sexy ngủ lén với ngọc trinh rồi..!!
- Lộ clip mấy em teen nhảy khoe hàng
- tải trọn 20 bộ Tin Nhắn 8/3 ý nghĩa miễn phí



WAPSITE GIẢI TRÍ DI ĐỘNG
WWW.CHODIENTHOAI


Time: 20:50 Date: 28/11/24
MỤC LỰA CHỌN
TÂY SƯƠNG KÝ (MÁI TÂY)
1. Ai bảo vở Mái Tây là dâm thư, người ấy ngày sau nhất đinh phải sa xuống ngục "nhổ lưỡi"! Sao vậy? Vở Mái Tây không phải bỡn, mà là văn hay của trời đất … Từ khi có Trời Đất tất nhiên trong khoảng đó phải có áng văn hay như thế. Không phải ai viết ra cũng được cả, mà là Trời Đất có phép tự mình không kết bỗng soạn lên. Nếu nhất định muốn bảo là của một người viết ra, thì Thánh Thán xin coi người ấy tức là hiện thân của Trời Đất.
2. Vở Mái Tây quyết không phải là dâm thư mà nhất định là một áng văn hay. Từ rầy trở đi, ai bảo là văn hay, ai bảo là dâm thư, Thánh Thán cũng mặc kệ! Kẻ thích văn xem đến cho là văn! Kẻ đã dâm xem đến cho là dâm, thế thôi!
3. Họ sở dĩ cho Mái Tây là dâm thư, chẳng qua chỉ vì trong vở có câu chuyện ấy… Nhưng thử nghĩ kỹ: chuyện ấy thì ngày nào không có? chỗ nào không có? Có dễ trong Trời Đất có chuyện ấy, thì phế cả Trời Đất đi hay sao? Lại hỏi vì đâu mà có thân ta? Dễ cũng vất cả thân ta đi hay sao? Một bộ sách có vô số là những văn chương phong phú xinh đẹp như vậy, ta nên xét xem phong cảnh xinh đẹp như thế, là hạng văn chương gì? Sinh ra từ đâu? Đi đến chỗ nào? Đi thẳng ra sao? Uốn quanh ra sao? Mở ra thế nào? Chỗ nào đàng hoàng? Chỗ nào lẩn lút? Chỗ nào chấm giải? Chỗ nào bay qua? Đến như chuyện ấy, ta nên gác ra một bên, không nên bàn đến nữa!
4. Ai bảo Mái Tây là dâm thư , người ấy chỉ nên đánh đòn, không cần dậy! Sao vậy? Chỉ vì từ bé hắn đã học một thầy đồ cùn, tai nghe vào rồi, nhớ chôn trong ruột. Chính mắt hắn cũng chưa được trông đến vở Mái Tây! Đánh đòn ra nghĩ cũng còn là oan!
5. Nếu mắt được coi đọc Mái Tây rồi mà cũng bảo là dâm thư, thì hạng đó có nên đánh đòn không? Thưa rằng: Đánh thế cũng là đánh oan! Vì hắn là hạng đồ cùn đó thôi. Lúc viết Mái Tây, người viết đã phát nguyện không cho họ đọc. Quả nhiên ngày nay họ không đọc!
6. Bảo Mái Tây là dâm thư, người ấy thế mà có công đức lớn! Khi xưa viết Mái Tây, đã phát nguyện chỉ để cho các tài tử gấm vóc đời sau cùng đọc chứ không cho hạng gánh rong, hạng lính lệ cũng xúm vào đọc … Nay nếu không có hạng người ấy nắm tay, vung cánh, vỗ giường, đập ghế, chửi là dâm thư, thì thế tất ai ai cũng đọc, để tiết lộ hết cả cái hay, cái kín của Trời Đất! Thánh Thán rất không thích.
7. Sách Thế Thuyết Tân Ngữ nói: "Thiên Tiêu Dao Du" trong Trang Tử, rất là khó giải." Đầu xuân rỗi việc, không lượng sức mình; cùng anh Trần Thuỵ Cung, mưa gió ngồi liền giường, đốt lò hương, rót chén rượu, đùa đẫy sung sướng, giải được suốt thiên. Từ nay trở đi, các bạn tài tử trong đời, đồng thanh tương ứng, hiểu cái lạ, tìm cái mới, hai chúng tôi xin đóng vai Chi Công Hứa Sử. (Điều này chắc chắn lạc ở bản phê bình cuốn Trang Tử - Nam Hoa Kinh của Thánh Thán sang).
8. Vở Mái Tây của Thánh Thán, chỉ cần nhận rõ được người xưa, cái đó không dám nhún mình. Đến như những câu phê trước và sau, đều là miệng đọc cho học trò, để mặc hắn viết, tịnh không có sửa chữa lại, nên câu văn có nhiều chỗ không được vừa ý. Vì: một là Thánh Thán vốn tính đại lãn! Hai là văn Mái Tây như châu ngọc bày ra trước mặt. Thánh Thán dù có sửa văn mình đến đâu đi nữa mà được việc gì! Thiên hạ đời sau tha thứ cho tôi những chỗ không được vừa ý, và xem cho tôi nhận rõ được cổ nhân.
9. Thánh Thán có phê sáu bộ sách tài tử (Trang-Tao-Sử ký-Luật thi Đỗ Phủ-Thuỷ Hử-Tây Sương). Vở Mái Tây tức là một Nhưng thực ra thì cả sáu bộ Thánh Thán chỉ dùng một cặp mắt mà đọc vỡ. Ví như đọc Mái Tây, chính là dùng cặp mắt đọc Trang Tử, Sử ký mà đọc vỡ. Mà đọc Trang tử, Sử ký, cũng chỉ dùng cặp mắt đọc Mái Tây mà đọc vỡ. Các bạn tin tôi, hãy đưa vở Mái Tây cho học trò đọc thay cho Trang Tử, Sử ký.
10. Con em khi đến mười bốn, mười lăm: Như mặt trời ở phương Đông, sách nào chả đọc, quyết không có lẽ không đọc vở Mái tây. Nếu không mau đem vở này của Thánh Thán cho đọc thì thật là để cho chúng đọc vụng Mái Tây. Nếu để chúng đọc vở Mái Tây của Thánh Thán, thì cũng y như là đọc Trang Tử, Sử ký.
11. Con em khi muốn xem vở Mái Tây, nên dậy cho đọc Quốc Phong trước. Vì chuyện tả trong Mái Tây toàn là chuyện tả trong Quốc Phong. Nhưng văn Mái Tây viết, không có câu nào là không nhã nhặn, mà lại toàn bắt chước lối tả trong Quốc Phong, không có câu nào là không thấu thoát. Có thể chữa được cái bệnh viết văn nhã nhặn thì không thấu thoát, hay thấu thoát thì không nhã nhặn của các trẻ em.
12. Các con em trầm tĩnh, viết văn tất nhã nhặn, khổ về nỗi không thấu thoát! Các con em thông minh, viết văn tất thấu thoát khổ về nỗi không nhã nhặn! Như thế tuy là rẽ cương chia lối, nhưng thực là cùng bệnh mà khác chứng … Thế nào là cùng bệnh? Ấy là bệnh không biết biến đổi. Không biến đổi tức là không thấu thoát. Thế nào là hai chứng? Một chứng là đứng lại mà không biến đổi. Hai là chứng chạy đi mà không biến đổi. Đứng là mà không biến đổi, tuy có ra vẻ nhã nhặn, nhưng thực ra thì không nhã nhặn. Chạy đi mà không biến đổi, tuy có ra vẻ thấu thoát, nhưng thực ra không thấu thoát. Nếu thật nhã nhặn, nhất định phải thấu thoát. Nếu thạt thấu thoát nhất định phải nhã nhặn. Hỏi ai có thể viết được như thế? Thưa rằng người viết Mái Tây có thể viết được như thế. Mà sở dĩ viết được như thế, chỉ là biết biến đổi đó thôi.
13. Các trẻ em đọc vở Mái Tây này rồi, sau sẽ luyện riêng được cặp mắt để đọc các bộ sách lạ khác. Tính ra vài trăm năm nữa, sách trong trời đất, bản nào cũng như mười mặt trời cùng mọc. Bấy giờ thì bao nhiêu những sách bất tất đọc, không đáng đọc, không thể đọc được cũng đã bỏ đi hết cả rồi! Đó thật là một chuyện rất sung sướng! Nhưng thực là bắt đầu tự vở Mái Tây này!
14. Tôi trước vì các con và các cháu, muốn cho chúng biết viết văn, có nhặt trong Tả Truyện, Chiến Quốc Sách, Trang Tử, Ly Tao, Công Cốc, Sử Ký, Hán Thư, cùng các văn của Hàn, Liễu, Tam, Tô, tất cả hơn một trăm bài, đề là "Tài Tử tất độc thư" vẫn muốn đem in, nhưng chẳng may gặp loạn, nhà nghèo không đủ tiền. Nay đã in được bản Mái Tây này cũng không cần nghĩ đến bộ ấy nữa.
15. Viết văn hay nhất là mắt nhìn chỗ này, tay tả chỗ kia, nếu có lúc mắt muốn nhìn chỗ này thì tay tất phải tả chỗ kia … Nếu không hiểu ý ấy, mắt nhìn chỗ nào, tay tả chỗ ấy, thì xem xong là hết ngay… Người viết Mái Tây thì hiểu ý ấy lắm.
16. Văn chương hay nhất là mắt nhìn chỗ này, song không tả ngay, lại từ xa tả lại. Khi thong thả tả tới nơi rồi, hãy dừng lại đó. lại từ chỗ xa khác, lại thong thả tả lại và khi sắp tới nơi rồi, lại dừng lại đó … Cứ thay đổi vài ba lần như thế, lần nào cũng từ chỗ xa xa, thong thả tả lại, khi sắp tới nơi, lại dừng lại đó… Chứ cũng không đủ chỗ mắt mình nhìn nữa, để cho người đọc thoáng trông thấy chỗ đó ở ngoài văn chương … Văn Mái Tây thuần dùng cách ấy. Văn Tả Truyện, sử ký cũng thuần dùng cách ấy …
17. Văn chương hay nhất là trước hết nhằm vào một chỗ làm mục đích, rồi đem ngọn bút lượn đi, lượn lại, lượn lại lượn đi ở chung quanh nơi mục đích đó, không bắt lấy hẳn, cũng không buông ra hẳn, y như con sư tử bỡn quả cầu vậy. Cầu vốn chỉ có một quả. Nay ta thả con sư tử ra, nó lấy hết sức nhảy múa lượn quanh … Nhất thời bao nhiêu người trong rạp nhìn vào con sư tử đến hoa cả mắt … Thế nhưng nào có bởi đâu con sư tử! … Mọi người đem mắt nhìn sư tử. Sư tử chú mắt nhìn vào quả cầu. Nhẩy lượn tuy là sư tử, nhưng sư tử sở dĩ nhẩy lượn như thế, chính là vì quả cầu vậy. Vở Mái Tây cũng như Tả Truyện, Sử ký, thuần dùng phương pháp ấy.
18. Văn chương hay nhất là trong một phút ấy, con mắt linh lợi đã nhìn thấy, thì ngay trong phút ấy, bàn tay lanh lợi phải bắt lấy ngay. Vì rằng hơi sớm một phút cũng không thấy, hơi muộn một phút cũng không thấy, chẳng hiểu tại sao, vừa hay đến phút ấy bỗng dưng nhìn thấy. Nếu không bắt ngay lấy thì rồi không tìm ra nữa! Bao nhiêu văn của Mái Tây đều là tác giả tả trong một phút nào đó, con mắt linh lợi bỗng dưng nhìn thấy, liền bắt lấy cho mau. Vì thế mà truyền mãi đến bây giờ. Thử nghĩ từ nghìn muôn năm trở lại đây, biết bao nhiêu là văn hay mà người ta đã nhìn thấy … Chỉ vì không ai bắt lấy, để mặc cho nó như con trâu đất chạy xuống bể, chả còn tăm hơi gì nữa!
19. Từ rầy trở đi dù ai là tay tài tử tuyệt đời cũng chớ có nói rằng: Vở Mái Tây này giá tôi viết cũng nổi … Ví phỏng tác giả còn đến ngày nay, bảo đốt bản này đi, lại viết bản khác, cũng không thể viết lại được nữa! Ví phỏng tác giả là bậc người trời viết nổi một bản khác nữa, nhưng là thứ văn nhìn thấy ở trong một phút khác, lại bắt lấy bằng một cách khác, tức là lại có một lối viết khác, một lối văn khác, nghĩa là một bản khác chứ không phải bản này nữa!
20. Tôi nói con mắt linh lợi nhìn thấy bàn tay! Chợt nghĩ đến con em nhà người ta, có phải không nhìn thấy đâu, chỉ là vì không biết bắt lấy… Trông thấy là trời cho, nhưng bắt lấy phải cần đến người làm. Người viết Mái Tây, thật là vừa hiểu trông thấy lại vừa hiểu bắt lấy, nhưng khi các bạn đọc tìm đến bất tất phải học chỗ nhìn thấy, mà chỉ cần học cách bắt lấy của tác giả. Thánh Thán rất tiếc xưa nay bao nhỉêu là văn hay đã bị người đời nhìn thấy rồi mà không ai bắt lấy cả, để cho nó tự chìm đắm đi không còn có tăm hơi gì. Nay cho in vở Mái Tây này ra đời. Khắp trong thiên hạ ai cũng học được cách bắt lấy. Tôi tính ra xa một vài trăm năm nữa, thế gian tất thêm ra vô số là văn hay. Thật là một chuyện rất sướng!
21. Một lần tôi đương ăn cháo, muốn viết một bài. Lỡ vì cớ khác; không viết ngay được. Đến khi ăn cơm rồi mới viết, thì đã thấy tiếc cái bài mà mình nghĩ khi ăn cháo! Cái đó cũng ví như ta gieo con xúc xắc, hơi sớm, hơi muộn, hơi nặng, hơi nhẹ, hơi Đông, hơi Tây, một chút, tức là không phải sáu mặt ấy nữa rồi! Vậy mà kẻ ngu ngốc còn toan tranh lại, thật đáng tức cười biết mấy!
22. Sao tôi lại nói vậy? Tôi đã nghĩ: Nghìn muôn năm nay, ngày nào là ngày không có mây … Thế nhưng quyết không có chuyện mây hôm nay lại giống với mây hôm nọ. Sao vậy? Mây chỉ là hơi nước ở non sông bốc lên trên không bị làn gió nhẹ thổi dạt ra từng đám. Gió đã không có ý nhất định thì mây cũng không có khuôn nhất định. Hai bên không biết lẫn nhau, chẳng qua ngẫu nhiên như thế. Văn Mái Tây vốn không có ý nhất định và khuôn nhất định. Chẳng qua ngày đẹp song mát, bút tốt, tay rỗi, bỗng dưng viết lên, như gió thổi mây. Ví phỏng lúc khác lại viết có lẽ cũng có nhiều câu hay lắm. Thế nhưng lần này kể đã hay tuyệt rồi! Ta đừng bảo: lúc khác viết, không thể hay hơn thế! Nhưng cũng đừng bảo lúc khác viết còn có thể hay hơn thế vậy!
23. Tôi lúc nhỏ rất ghét hai câu thơ: "Kim vàng ta chẳng bảo mình! Uyên ương thêu đó mặc tình mình xem!" Nếu quả biết được kim vàng, bảo cho nhau biết đã sao? Nay xem vở Mái Tây, uyên ương đã thêu rồi, kim vàng cũng bảo ta biết hết … Cho biết kẻ viết câu thơ kia chỉ là nói bậy!
24. Tôi lúc nhỏ, nghe họ nói một câu truyện cười như thế này: "Ngày xưa có một anh nghèo lắm, nhưng cả đời thở Là Tổ rất thành tâm. Cảm tấm lòng ấy, ngài bỗng hiện xuống nhà. Thấy hắn nghèo quá, ngài thương lắm, nghĩ muốn giúp hắn liền thò một ngón tay ra, chỉ vào tảng đá ở ngoài sân. Tảng đá hoá ra tảng vàng đỏ ối! Ngài liền hỏi: Anh có thích không? Anh ta lạy hai lạy mà rằng: Bẩm ngài, con không thích. Ngài mừng lắm phán: Anh biết nghĩ vậy tôi sẽ truyền cho anh biết được đạo cả. Anh ta nói: Thưa không! Con chỉ muốn được cái ngón tay của ngài mà thôi!" Tôi khi ấy nghĩ bụng: Đó chẳng qua là một chuyện bầy trò cười. Chứ nếu thật phải đức lã Tổ, thì tất cho cả ngón tay ấy! Nay trong vở Mái Tây này, tức là ngón tay của Lã Tổ. Ai biết dùng, sẽ có thể chỉ khắp mọi chỗ, chỗ nào cũng hoá ra vàng …
25. Tôi nghĩ văn chương thì hoặc ở trước đề, hoặc ở sau đề, chứ chính trong đề thì quyết không có văn chương. Ai không tin thử xem mười sáu chương Mái Tây, mỗi chương chỉ tả đề bằng một, hai câu, còn ngoài ra đều là những văn kéo quanh ở trước đề, sau đề cả.
26. Nếu biết văn ở trước đề, thì nên mặc tình kéo quanh mãi không để cho tới đề ngay. Nếu biết văn ở sau đề, thì nên lướt qua ngay đề, rồi ta lại kéo quanh, kéo quanh! Nếu không hiểu cách đó, mà tả thêm một dòng, đôi dòng vào giữa đề, thì như vẽ tranh người chết ngồi xếp bằng, nếp quần áo đã ngay sõng, mà còn tốn bao công tô điểm nữa! Tôi đây trông thấy muốn vào ngay trong nhà mới mà khóc quan Thái phó họ Chung.
27. Ngang, sổ, phẩy, mác họp lại thành chữ. Chữ ghép vào với nhau thành ra câu. Câu trộn lộn với nhau thành ra chương. Trẻ con năm, sáu tuổi phải dậy nó biết chữ. Biết chữ rồi phải dạy nó chắp chữ thành câu. Chắp năm, sáu chữ thành câu rồi phải dạy nó sắp thành chương. Trước hãy sắp năm, sáu, bảy câu thành một chương: kế dạy đến sắp mười câu trở lên làm một chương! Khi đã sắp được hơn mười câu thành một chương rồi, lại dậy cho sắp năm câu hay bốn câu thành một chương, ba câu, hai câu cho đến một câu thành một chương: Khi đã hiểu sắp một câu thành một chương, thì đưa vở Mái Tây cho nó đọc!
28. Sau khi đọc vở Mái Tây các con em sẽ hiểu ba chữ cũng có thể thành một chương, hai chữ một chữ cũng có thể là một chương; mà đến không chữ nào cũng có thể là một chương! Khi đã hiểu không chữ nào cũng có thể là một chương, bấy giờ nghĩ lại khi sắp mười câu trở lên làm một chương thì thật là "thối" quá!
29. Khi đã hiểu như thế rồi thì thể chất đã cao và hay lạ! Khi đó thì phương pháp cũng thay đổi lạ! Khí sắc cũng xinh xắn lạ! Mà kiêng cữ cũng hoạt thoát lạ! Cái công cải hoá các con em của Mái Tây thật là không bé!
30. Đã là chữ thì là chữ … Đã là câu thì không phải là chữ nữa! Đã là chương thì không phải là câu nữa! Có những là không phải chữ không thôi đâu, vở Mái Tây thật là tịnh không có chữ nào cả! Có những là tịnh không có chữ nào cả thôi đâu, mà còn là tịnh không có câu nào cả! Cả vở Mái Tây chỉ là một chương …
31. Nếu là chương thì đáng phải có bao nhiêu chữ … Nay vở Mái Tây không là một chương chỉ là một câu, cho nên tịnh không có bao nhiêu câu cả …! Cho đến không là một câu nữa, chỉ là một chữ, cho nên cũng tịnh không có bao nhiêu chữ cả … Kỳ thực vở Mái Tây chỉ là một chữ …
32. Vở Mái Tây là một chữ gì? Ấy là một chữ "không"! Có người hỏi nhà sư Triệu Châu rằng: "Con chó có tính Phật không?" Đáp rằng: "không"! Vở Mái Tây là chữ "không" ấy.
33. Người ấy lại hỏi: "Phàm những giống có linh hồn đều có tính Phật cả, sao con chó lại không có?" Triệu Châu đáp: "Không!" Vở Mái Tây là chữ "không" ấy.
34. Lại có người hỏi: "Cột đồng trụ có tính Phật không?" Triệu Châu đáp rằng: "Không!". Vở Mái Tây là chữ "không" ấy.
35. Nếu lại hỏi: "Đức Thích Ca có tính Phật không?" Triệu Châu đáp rằng: "Không!" Vở Mái Tây là chữ "không" ấy.
36. Nếu lại hỏi: "Thế chữ không có tính Phật không?" Triệu Châu đáp rằng: "không!" Vở Mái Tây là chữ "không" ấy.
37. Nếu lại hỏi: "Thế trong chữ không có chữ không hay không?" Triệu Châu đáp rằng: "không!" Vở Mái Tây là chữ "không" ấy!
38. Nếu lại hỏi: "Thế là hắn không hiểu?" Triệu Châu đáp: "Ấy chính là bác không hiểu. Còn lão thì không!" Vở Mái Tây là chữ "không" ấy!
39. Vì sao vở Mái Tây lại là chữ "không" ấy? Vì chữ "không" ấy, chính là vở Mái Tây! …
40. Khổ nhất, là con nhà người ta, chưa cầm lấy bút, trong lòng đã có chữ rồi! Như vậy là hạng người không biết viết văn. Vở Mái Tây không có chuyện đó!
41. Khổ nhất là con nhà người ta, khi cầm bút rồi, mà trong lòng chửa có chữ nào cả. Như vậy cũng là hạng người không tự biết cách viết văn! Vở Mái Tây không có chuyện đó!
42. Nhà sư Triệu Châu, nếu không có người hỏi: "Con chó có tính Phật không?" thì ông cũng không biết có chữ "không!"
43. Khi người ta hỏi ông câu ấy rồi, ông cũng không nhớ có chữ "không" ấy nữa.
44. Người viết Mái Tây, khi đương ta chương "Gặp gỡ", cũng không biết chương "Xin trọ" nên tả thế nào … Tóm lại là lúc tả chương trước, thì không biết đến chương sau nên tả thế nào … Đem cả hai mươi phần trí nghĩa, hai mươi phần sức lực, chỉ biết có hai chương trước mà thôi!
45. Khi tả đến chương "Xin trọ", cũng không nhớ chương "Gặp gỡ" như thế nào nữa … Tóm lại là khi tả đến chương sau thì không nhớ đến chương trước là thế nào nữa. Đem hết trí nghĩa và khí lực, chỉ cốt tả lấy chương sau mà thôi!
46. Thánh Thán đem chữ "không" của Triệu Châu mà bàn vở Mái Tây, ấy là nói cái thực tài, thực học của tác giả, chứ không phải nói về đạo Phật! Mà chữ "không" không phải là chữ "không" theo nghĩa "có, không". Nên biết chỗ "không" của Triệu Châu cũng không phải có nghĩa "có, không", mà là thực tài, thực học của Triệu Châu vậy!
47. Vở Mái Tây chỉ tả được có ba người: mộy là Song Văn, hai là cậu Trương, ba là con Hồng. Còn ngoài ra các vai khác, đều không dùng một câu, hay nửa câu nào để tả họ cả, chẳng qua họ là những món bỗng dưng cần dùng đến trong khi tả ba người kia, thế thôi!
48. Ví như văn chương, thì Song Văn là đầu đề; cậu Trương là văn; còn con Hồng là những chỗ khai, thừa, chuyển, hợp của văn. Có những chỗ khai, thừa, chuyển, hợp ấy, thì đề mới ăn vào văn, văn mới ăn vào đề … Còn ngoài ra các vai khác, chỉ là những tiếng "chi, hồ, giả, dã" ở trong văn mà thôi!
49. Ví như thuốc thì cậu Trương là bệnh, Song Văn là thuốc, con Hồng là việc bào chế. Có bào chế thì thuốc mới đến với bệnh, bệnh mới đến với thuốc … Ngoài ra các vai khác, chỉ là những món gừng, dấm, rượu, mật cần dùng trong lúc bào chế!
50. Ta lại suy tính kỹ càng, thì vở Mái Tây chỉ tả có một người. Người ấy là Song Văn. Nếu trong lòng không có Song Văn thì sao dưới bút lại có vở Mái Tây? Vở Mái Tây không chỉ là để tả Song Văn, thì còn tả ai? Vậy thì vở Mái Tây khi tả Song Văn rồi, còn tả ai nữa?
51. Vở Mái Tây vì muốn tả một người ấy, cho nên không thể không tả đến một người nữa. Người nữa ấy là con Hồng. Nếu không tả con Hồng thì sao tả được Song Văn. Vậy thì con tả Hồng ta nên hiểu chính là ra sức tả Song Văn vậy.
52. Vở Mái Tây sở dĩ chỉ cần tả một người ấy, là vì có một người nữa muốn tả một người ấy. Một người nữa ấy là cậu Trương. Ví phỏng cậu Trương không cần tả Song Văn thì có việc gì mà tả Song Văn. Vậy thì đôi khi tả đến cậu Trương, ta nên hiểu chính là tả cái cớ sở dĩ cần phải tả Song Văn vậy.
53. Nên ta hiểu tả con Hồng chỉ là tả Song Văn, mà tả cậu Trương cũng là tả Song Văn, thì sẽ hiểu rằng quyết không rỗi hơi tả đến các vai khác.
54. Nếu ta hiểu vở Mái Tây chỉ là tả Song Văn, thì sẽ hiểu Mái Tây quyết không chịu tả đến Trịnh Hằng.
55. Vở Mái Tây tả cậu Trương, thật là con nhà quan lớn! Thật là học trò cụ Khổng! Tài bộ cao lạ! học hành chịu khó lạ! hào mại lạ lại thuàn hậu lạ! Xem khắp người từ trong đến ngoài, tuyệt không có mảy may nào là trai lơ, là gian giảo! Tuổi tuy đã ngoài hai mươi mà vẫn chưa biết bên dưới dải quần có duyên cớ gì! Tuy "mắt trông kể vạn kể nghìn" song lòng vẫn không động. Tả cậu Trương mà tả đến mực ấy, nên hiểu toàn là không phải tả gì cậu Trương, mà toàn là để tả Song Văn! Các bạn tài tử gấm vóc tất rõ lẽ đó.
56. Vở Mái Tây tả con Hồng, ba lần dùng ngọn bút đắc ý. Lần thứ nhất trong chương "Xin trọ", cự thẳng cậu Trương; lần thứ hai trong chương "Tiếng đàn", loè doạ Song Văn; lần thứ ba trong chương "Khảo hoa", biết trách bà lớn! … Nhất thời coi ra, tưởng chừng bao nhiêu lễ phép của cụ Chu, ở cả trong lòng con Hồng, cứng cỏi nghiêm trang, không thể nhu nhơ được một chút nào hết! Tả con Hồng đến mực ấy, nên rõ không phải là tả gì con Hồng cả, mà toàn là tả Song Văn đó thôi. Các bạn tài tử tất biết lẽ đó!
57. Vở Mái Tây chẳng qua ngẫu nhiên mà tả giai nhân, tài tử đó thôi! Tôi đã nghĩ kỹ đến phép dùng mắt, phép dùng tay, phép dùng bút, phép dùng mực của tác giả, thì chẳng phải là chỉ biết có cách tả giai nhân, tài tử mà thôi! Đổi đầu đề nào nữa bảo tả, tác giả cũng tả được cả.
58. Nếu bắt tả ông Gia Cát, chịu lời ở Bạch Đế, đem quân ra Ngũ Trượng, thì tác giả sẽ tả ra được gan dạ cùng nước mắt của vô số các bậc lão thần trung nghĩa của khắp thiên hạ trong muôn muôn đời! Sao biết vậy? Đọc vở Mái Tây này thì biết!
59. Nếu bắt tả nàng Chiêu Quân hăng hái xin đi. Ôm cây tỳ bà bước ra cửa ải, thì tác giả sẽ tả ra được gan dạ cùng nước mắt của vô số những kẻ tài cao bị áp bức của khắp thiên hạ trong muôn muôn đời! Ta cứ đọc vở Mái Tây này thì biết!
60. Nếu bắt tả ông Bá Nha lên cù lao, cụ Liên Thành bỏ đi thẳng, thì tác giả sẽ tả được gan dạ cùng nước mắt của vô số những người khổ tâm chịu học của khắp thiên hạ, trong muôn muôn đời! Ta cứ đọc vở Mái Tây thì biết!
61. Đọc Mái Tây, phải quét đất cho sạch. Quét đất cho sạch, cho trong lòng không còn vướng một hạt bụi nào!
62. Đọc Mái Tây tất phải thắp hương. Thắp hương để tỏ lòng thành kính, mong quỷ thần thấu cho!
63. Đọc Mái Tây tất phải ngồi trước tuyết. Ngồi trước tuyết để lấy nhờ vẻ trong sạch!
64. Đọc Mái Tây tất phải ngồi trước hoa. Ngồi trước hoa để giúp cho vẻ xinh tươi!
65. Đọc Mái Tây tất phải hết sức một đêm, một ngày, đọc làm một hơi. Đọc làm một hơi để có thể tóm được từ đầu đến cuối.
66. Đọc Mái Tây tất phải bỏ ra nửa tháng, một tháng, đọc cho kỹ càng để tìm xét lấy những chỗ tỷ mỉ.
67. Đọc Mái Tây tất phải cùng ngồi với người đẹp. Cùng ngồi với người đẹp để nghiệm lấy vẻ trìu mến đa tình!
68. Đọc Mái Tây tất phải cùng ngồi với thầy tu. Cùng ngồi với thầy tu để phục cái tài giải thoát vô phương!
69. Văn Mái Tây nửa trên là tả cậu Trương; nửa dưới là tả Song Văn; quãng giữa là tả con Hồng.
70. Văn Mái Tây là văn Mái Tây, chẳng phải là văn Hội Chân Ký.
71. Vở Mái Tây mà Thánh Thán phê bình là văn Thánh Thán, không phải văn Mái Tây …
72. Các bạn tài tử muôn đời đọc vở Mái Tây của Thánh Thán phê bình ấy là văn của các bạn, không phải văn của Thánh Thán.
73. Vở Mái Tây chẳng phải là một mình cái ông họ Vương tên Thực Phủ viết ra … ta bình tâm tĩnh khí đọc coi, thì ra chính ta vừa mới viết nên: Câu nào, chữ nào cũng vậy, trong lòng ta vừa định tả như thế, thì Mái Tây cũng tả đúng như thế.
74. Nghĩ ra cái ông họ Vương tên Thực Phủ, một mình cũng sao viết nổi vở Mái Tây! Chẳng qua là ông bình tâm tĩnh khí mà đánh cắp lấy vở ấy ở trong lòng người đời!
75. Tóm lại thì văn hay ở đời, là thứ của báu chung của tất cả mọi người trong muôn muôn thủa … Quyết không phải là tập văn riêng của một người nào!
76. Ví ở trong đời lại có thứ văn không hay, thì đó không phải là thứ văn ở trong lòng tất cả mọi người trong muôn muôn thủa. Ta có thể mặc kệ, cho là văn tập của một người!
77. Mái Tây, nên gọi tên là Mái Tây. Hồi xư thấy người ta gọi là Bắc Tây Sương Ký! Đó là một lỗi lớn!
78. Đọc Mái Tây thì cứ bảo mọi người là đọc Mái Tây. Hồi xưa thấy người ta thường nói thác rằng: coi sách nhảm! Đó là một lỗi lớn!
79. Mái Tây có một tinh thần như thế, hồi xưa thấy người ta thường cho những phường hề nhọ đem đóng trò ở trên sân khấu, đó là một lỗi lớn!
80. Đọc Mái Tây rồi, không lấy cốc lớn rót rượu thưởng cho tác giả, đó là một lỗi lớn!
81. Đọc Mái Tây rồi không lấy cốc lớn rót rượu tự thưởng cho mình, đó là một lỗi lớn! …
(Hết)



Cuốn sách này đến đây là hết.
Mời bạn quay về trang chủ hoặc trang Truyện cổ tích để đọc tiếp.
• LIÊN HỆ - HỖ TRỢ

XÂY DỰNG MỘT WAP MIỄN PHÍ
TRÊN DI ĐỘNG

WWW.CHODIENTHOAI
1