watch sexy videos at nza-vids!
- Phim sexy ngủ lén với ngọc trinh rồi..!!
- Lộ clip mấy em teen nhảy khoe hàng
- tải trọn 20 bộ Tin Nhắn 8/3 ý nghĩa miễn phí



WAPSITE GIẢI TRÍ DI ĐỘNG
WWW.CHODIENTHOAI


Time: 19:54 Date: 28/11/24
MỤC LỰA CHỌN
Tây Thi - Nữ Hoàng Ngô Quốc
Từ xưa đến nay, những ngày tuyết đóng đều không thích hợp cho chuyện giao tranh. Vì vậy, ngoài thành Cô Tô rất yên tĩnh. Vì vậy, Vương Tôn Hùng hạ lệnh cho toàn thể binh sĩ được phép nghỉ ngi trừ số phòng thủ.
Vì vậy, Ngô vương cũng từ thành lui về Cô Tô đài.
Nhà vua bước lên Cô Tô đài lúc mặt trời lặn. Gió lạnh như cắt, số tuyết rơi dày đã đóng thành băng cứng. Nước trên mái hiên chảy xuống trở thành cột băng loang loáng trong sắc chiều buồn.
Ngô vương đem theo mười hai xe đến dưới chân Cô Tô đài, tự mình gỡ lấy cây mâu treo ở thành xe làm gậy chống. Ngài bước lên Cô Tô đài như một lão già đi chống gậy.
Nhà vua đã ở trên thành phòng vệ cả tháng rồi. Tuy suốt thời gian đó không có trận đánh chính thức nào, nhà vua vẫn không dám để có một giờ sơ xuất. Bảy hôm trước, Vương Tôn Hùng đến khuyên nhà vua về Cô Tô đài nghỉ nhưng ngài cự tuyệt. Ngài chỉ gửi thỏ rừng về cho Tây Thi. Nay là ngày tuyết đóng băng, đoán chừng ít nhất cũng có được hai ngày yên tĩnh, ngài mới quay về Cô Tô đài trước lúc mặt trời lặn.
Theo bảo vệ Ngô vương có mười hai xe và tám mươi danh kỵ trong khi Cô Tô thành rất cần được bảo vệ khiến nhà vua thuơng cảm hết sức. Nhưng nhà vua biết rõ, ngài cần phải được bảo vệ.
Mãi đến khi nhà vua đến dưới đài, Tây Thi mới hay. Nàng vội vã mặc áo choàng chạy ra nghênh đón, song khi nhìn thấy nhà vua thì lòng nàng phát lạnh. Một tháng cách xa, nhà vua như đổi khác hết: râu ria xồm xoàm, tóc bạc trắng thêm. Vào đông, mặt trời đâu đủ nóng nhưng trông Ngô vương đen đúa, gầy còm, già nua.
Vì thế, Tây Thi cả kinh, dừng chân ở thềm đá bên trên.
- Tây Thi!
Nhìn thấy nàng, Ngô vương nở nụ cười hiền hòa, dường như cả tháng nhục nhằn chỉ trong thoáng chốc này là tiêu tan hết cả. Giao trường mâu cho tên hầu cận Lộc Xuất, Ngô vương gấp rút bước lên nắm lấy hai tay nàng:
- Tây Thi! Mọi việc đều rất tốt... Ơ, bao tay đâu sao nàng không mang? Trời lạnh thế này, coi chừng bị cảm đó!
- Đại vương!
Tây Thi nghe nhói đau chua xót, nước mắt trào ra ươn ướt. Một người từ gió tuyết chiến trường lại chỉ nghĩ đến cái lạnh của riêng nàng thì thật là chí ái chí tình!
- Tây Thi, mau vào thôi! Thật thì nàng cũng không cần phải ra đón trẫm. Tây Thi, cả tháng rồi nàng thế nào? Cả tháng rồi chúng ta không gặp nhau...
- Thiếp khỏe lắm! (Tây Thi cố ngăn nước mắt). Thiếp luôn nhớ đến quân vương, cảm thấy dường như có quân vương bên cạnh. Duy có điều ban đêm thì hơi sợ!
- Coi, trẫm đã ra lệnh cho thị nữ kề cận bên nàng mà!
- Họ khác với quân vương...
Tây Thi nhếch cười thê lương, chuyển đề:
- Quân vương! Tình hình chiến trường ra sao?
- Vẫn không có gì thay đổi. Nhưng so với lúc trước khi trẫm từ Hoàng Trì kéo về thì bây giờ tương đối vững chắc hơn nhiều.
Ngô vương dìu Tây Thi bước vào đại đường, gỡ mũ rồi gỡ kiếm để xuống, thở phào nói thêm:
- Binh sĩ ta tuy cực khổ song quân Việt càng tệ hại hơn.
- Nói thế thì họ có thể nhân cơ hội này mà rút lui không?
- Theo trẫm đoán, lúc trở xuân ấm, quân Việt không rút lui không được. Vì lương thực của họ không nhiều đâu!...
Ngô vương liếc qua Tây Thi, bỗng bỏ lửng, lắc đầu ái ngại:
- Khanh hơi ốm!
- Thật à? Sao thiếp không cảm thấy...
Tây Thi ngã tới gần nhà vua nhưng Ngô vương ngăn nàng:
- Ơ... đừng, mình trẫm dơ lắm! Để trẫm tắm rửa, thay đồ cho xong đã.
- Quân vương! Quân vương cho rằng thiếp chê quân vương dơ sao?
Nhà vua hiền từ vỗ vai nàng như cha đối với con:
- Không đâu! Hãy nghe lời trẫm, trẫm cũng cần ngâm chút nước nóng.
- Thế thì thiếp chờ...
Tây Thi nói rất thành thật. Nhưng nhà vua bỗng nói:
- Mà không... (Ngô vương hôn má nàng và nhận ra râu ria xồm xoàm đã làm đau nàng nên đưa tay sờ râu rồi cười nói luôn). Để chút nữa, trẫm nhờ khanh cạo dùm râu!
Tây Thi truyền cho thị nữ bỏ thêm than vào lò sưởi trong tường, kéo mền gối đến gần hơ cho ấm. Liền đó, nàng lại bảo thị nữ chuẩn bị bữa ăn tối trong khi Ngô vương bước vào phòng tắm khoảng mười lăm phút. Do quá mệt mỏi, lại bị nước nóng làm cho xuất mồ hôi, mặt mày nhà vua thật khó trông.
- Mệt quá... Tây Thi!
Ngô vương ngồi phịch xuống ghế, nhờ Tây Thi mặc đồ ngủ cho ngài. Ngài uốn mình, nhắm mắt... Tây Thi dịu dàng nâng ly rượu đặt trên môi ngài nói:
- Quân vương uống một hớp cho ấm.
Uống xong một hợp, Ngô vương đẩy ly ra nói nhỏ:
- Khanh cạo dùm râu cho trẫm, trẫm đang muốn hôn khanh!
- Quân vương!
Tây Thi nở cười hạnh phúc, để ly xuống, ôm choàng cổ nhà vua hôn đậm đà. Nhà vua choàng ngang lưng nàng, nhìn dán vào nàng:
- Bao nhiêu mệt mỏi mất hết rồi. Tây Thi, vừa rồi, trên đường về đây trẫm nhớ lại chúng ta đã sống chung mười bảy năm. Tính từ ngày Câu Tiễn đầu hàng đến nay thì đã hai mươi năm rồi.
Mười bảy năm vội vã qua mau. Mười bảy năm sau, cả hai vẫn hôn nhau một cách mặn nồng!
Con số mười bảy năm với bao nhiêu biến thiên làm cho Tây Thi nghĩ ngợi đến xuất thần.
Ngô vương nâng mặt nàng, nói thêm:
- Mười bảy năm rồi, khanh vẫn như xưa.
- Vì quân vương, thiếp không chịu già đâu!
- À!... (Câu nói ấy như mồi ngon giúp Ngô vương uống một cái ực cạn ly). Tây Thi, lúc mới đến, tánh tình khanh thật oái oăm.
- Sau này, thiếp sửa đổi dần... do quân vương dạy dỗ.
Ngô vương uống cạn ly thứ hai:
- Tánh tình các cô bé nhiều thay đổi lắm!
Hai tiếng “cô bé” làm cho Tây Thi cảm thấy xốn xang. Không phải vì sự bất đồng của tuổi tác ngày nay mà là vì suốt mười bảy năm rồi, nàng không sinh con với nhà vua. Nàng nghĩ, giá nàng có con thì giờ này con nàng đã cao bằng nàng.
- Tây Thi, nàng đang nghĩ gì?
Tây Thi thẳng thắn đáp:
- Thiếp muốn có một đứa con.
- Đợi xong giặc, chúng ta sẽ kiếm một đứa! Giờ khanh cạo râu dùm ta. Trước khanh, trẫm muốn “đẹp trai” hơn một chút.
- Dưới mắt thiếp, quân vương luôn anh tuấn như trong mắt quân vương thiếp vĩnh viễn đẹp.
Tây Thi vuốt râu nhà vua khiến cả hai cùng cười.
Trong sự bàng hoàng của bá tánh trong thành, trong ngày lạnh tuyết đóng thành băng, Phù Sai và Tây Thi rất cởi mở, đẩy đưa, nếm trải sự ấm áp của tình yêu.
Cả hai đối ẩm, thì thầm... không một lời liên quan đến chiến tranh. Ngô vương bàn định trùng tu Quán Oa cung, định khi quân Việt rút, cả hai sẽ sang đó ở.
Tây Thi nói:
- Thiếp thích ở Cô Tô đài. ở đây nhìn được Thái Hồ chứ ở Quán Oa cung thì không nhìn thấy.
- Khanh thích Thái Hồ như thế?
- Cô Tô đài như quân vương thì Thái Hồ càng giống quân vương hơn, hùng tráng và ôn nhu... (Tây Thi cười, rót rượu cho nhà vua). Quân vương, mùa hạ năm sau, chúng ta rong chơi Thái Hồ.
Đêm xuống dần. Tuyết đang đóng băng, giọt nước chảy lan từ mái hiên xuống buông tiếng tí tách dường như tấu nhạc. Khá lâu rồi, Cô Tô đài không có nhạc.
Văng vẳng từ xa, tiếng hiệu sừng truyền đến. Còi hiệu khiến Ngô vương nghĩ đến chiến tranh. Ngài vươn vai, nhảy mũi liên tiếp mấy cái:
- Ô, chiến tranh không ngưng hẳn à?
- Quân vương ngủ đi!
- Không đâu, trẫm muốn cùng khanh chuyện vãn.
- Sau ngày mai vẫn là ngày mai, chúng ta còn biết bao nhiêu ngày mai trước mặt.
Tây Thi hôn Ngô vương như hôn một đứa bé. Ngô vương nhắm mắt dưỡng thần, chẳng mấy chốc ngủ vùi.
Tây Thi ôm cho nhà vua ngủ. Nhưng lúc nhà vua cất tiếng ngáy đều thì nàng nhích ra, đi gom hết y giáp và vũ khí cần dùng lại một chỗ trong tư thế chuẩn bị. Theo ý nghĩ của nàng quân Việt có thể nhân đêm đóng băng mà khởi tấn công. Tây Thi biết rõ, bất cứ qui luật thông thường nào cũng không thể gò bó Câu Tiễn và Phạm Lãi. Họ là những người rắp tâm trả thù và người mang thù sẽ không nề hà hoàn cảnh và giờ khắc.
Ngô vương ngủ rất say, bao nhiêu mệt mỏi biến mất bên cạnh người yêu. Nhưng chẳng bao lâu, ngài lại rên khẽ trong mộng.
Tây Thi đích thân đi xem lại lò sưởi, truyền cho thị nữ phi giữ một độ ấm nhất định. Sau đó, nàng đội mũ lông, choàng bao tay da nai, bước ra khỏi phòng.
Di Quang và Triền Ba đứng giữ bên ngoài, mặt lạnh xanh tái dưới ánh đèn. Tây Thi liếc thấy cả hai, hỏi nhỏ:
- Chỉ có hai người ở đây à?
- Tôi đã cho tất cả sang phòng bên kia chờ. (Di Quang chỉ tay nói thêm). Tây Thi, tôi hiểu rõ lòng chị.
Không hiểu câu nói bất ngờ ấy, Tây Thi hoang mang nhìn cả hai. Triền Ba tiếp:
- Ngô vương và chị thật đẹp đôi, Ngô vương đối với chị thật đẹp. Mười bảy năm qua, Ngô vương đối với chị vẫn như ngày đầu.
Nói thế là xác nhận cả hai đã nghe được lời thì thầm giữa Ngô vương và Tây Thi. Di Quang hít một hơi dài nói:
- Mình biết chị tình nguyện muốn vì Ngô vương mà chết. Bất cứ người con gái nào đứng trong hoàn cảnh của chị cũng đều như thế cả. Tây Thi, có chết chị cũng hạnh phúc lắm.
Tây Thi mỉm cười, nàng đã sớm nhận ra hạnh phúc của nàng. Nhưng đó là thứ hạnh phúc nàng không có cách từ chối mà ngày nay ai nấy đều biết.
Di Quang lại nói:
- Tây Thi, người xưa nói, có được một tri kỷ là đủ sống, việc chết sống không có gì đáng ngại. Và chị đã có rồi...
Triền Ba thuơng cảm thở dài:
- Mười bảy năm qua, chị em tôi đều không có. Tổ quốc, ôi Tổ quốc có ghi tên chị em mình không?
- Cần gì phải được ghi tên? (Di Quang nhìn đắm đuối ánh đèn). Chị em mình chỉ biết hết lòng vì Tổ quốc. Nói cách khác, có được ghi tên trong sử sách thì đối với chị em mình có ích lợi gì đâu! Mười bảy năm đã làm cho chị em mình già cả hết rồi, nào ai có thể bồi thường được thời xuân thắm ấy!
Thời xuân, dường như các cô chưa từng nghĩ qua trong quá khứ. Nhưng một khi nghĩ đến thì tất cả lại thê thiết vô cùng. Trong tổng số mỹ nhân từ Việt sang Ngô đợt đầu, chỉ có một mình Tây Thi hưởng được năm tháng xuân xanh. Ngoài nàng, Trịnh Đán tự vẫn chết từ lâu, Gia Tề nổi danh ca múa làm trưởng đoàn ca vũ Việt sang Ngô thì bệnh mất một năm, chỉ còn có da bọc xương. Bệnh lành từ lâu, Gia Tề vẫn còn nằm liệt trên giường dưỡng sức... do Tây Thi truyền đưa sang ở Quán Oa cung. Riêng Trịnh Nguyệt là một vũ công mềm mại như người không xương, tay đàn Gia Thi và Bàng Nhi nhịp phách giỏi đều là người thiên cổ. Hãy còn vài cô bỏ trốn hoặc ở Ngô hoặc về Việt nghe đâu đã lấy chồng vào mấy năm trước. Mười bảy năm qua, cuộc tang thuơng nhân sự trên Cô Tô đài là như thế đó.
Tổ quốc Việt đã phục hưng trong gian nan khốn khổ thì tuổi xuân của các cô gái Việt đã mất mát hết rồi. Di Quang lớn hơn Tây Thi một tuổi nhưng vì không được nếm trải hương vị ái tình mà già cỗi, khô cằn như mảnh đất không mưa. So với Tây Thi tươi mát, Di Quang và Triền Ba cảm thấy cuộc đời mình thật bất hạnh, thê thảm!
Đối với các bạn cùng vượt Tiền Đường, Tây Thi cũng có phần áy náy. Tuổi xuân của nàng huy hoàng trong khi thời xuân của các bạn mất hút khiến nàng ảo não thở dài:
- Mười bảy năm rồi!
- Tây Thi! (Di Quang cố nén lòng buồn, hỏi) Chị ra đây làm gì?
- Mình ra xem bên ngoài... Nghĩ là đêm nay không thể bình yên (Tây Thi hạ thấp giọng) Mong cho Ngô vương được ngủ ngon một đêm.
Vì vậy, Di Quang và Triền Ba cùng đi với Tây Thi ra ngoài nhìn xuống nguyên dã hun hút trong đêm. Gió lạnh sắt se, nguyên dã đóng băng bốc hơi buốt lạnh.
Chuông đồng treo ở góc đài Cô Tô cũng bị đóng băng nên tuy bị gió lắc mạnh, chuông vẫn không phát ra được một âm thanh nào.
Tây Thi nhìn khắp bốn bên phẳng lặng như tờ, lẩm bẩm:
- Mong được một đêm bình yên.
Di Quang đáp lời:
- Mong được một đêm bình yên... vì chị.
Tây Thi hiểu ý bạn, mỉm cười cám ơn. Vì đó là tình bạn cao hơn ý thức quốc gia.
Cả ba cùng quay vào ngủ trong phòng ấm. Cô Tô đài rất ấm và cũng rất bình yên. Nhưng trên chiến trường thì trong đêm gió thốc lạnh lùng không có bình yên.
Theo binh thư, vào lúc tuyết rơi, băng đóng, không thể đánh nhau được. Nhưng với chí phục thù cùng nghị lực và hi vọng, Việt vương yêu cầu Phạm Lãi phát động dạ tập. Bởi vì vào lúc rét mướt như thế này, nhất định quân Ngô sẽ lơ là việc canh phòng.
Ngoài thành có ít nhất là hai tấc băng dầy, không dụng cụ nào có thể giúp bò từ băng lên mặt thành. Lăn đá để phá vỡ cửa thành chăng? Trên mặt băng, công tác ấy rất ít hi vọng. Huống chi, cho dầu sơ xuất thế nào, binh Ngô cũng không thể sơ xuất tại cửa thành. Bằng áp dụng hỏa công, vứt lửa tấn công thì cũng không thể được trong ngày băng tuyết.
Nhưng Phạm Lãi vẫn tuân vương mạng, tuyển ba ngàn quân tấn công Cô Tô thành.
Đêm nay, người phụ trách giữ thành là Tích Lặc vốn không xem vào đâu việc quân Việt kéo đến gần. Mãi đến khi xe xung phong của Việt chở cây to đến giộng cửa thành, Tích Lặc mới ra lệnh cho lăn đá và bắn tên xuống. Trên thành Cô Tô, không có hiệu còi sừng nào thổi báo động.
Quân Việt không làm sao hơn được, đến cả tiếng hô cũng không có khí lực. Phạm Lãi đứng quan sát hơn một giờ rồi ra lệnh cho quân sĩ thiếu điều bị đóng thành băng rút lui.
Chẳng bao lâu, Việt vương đích thân kéo một toán quân khác đến tấn công. Bấy giờ gần sáng, quân Việt đứng trên băng tuyết ngoài thành la hét một lúc rồi cũng rút lui. Nhưng lúc quay về thì Câu Tiễn lại nói giọng phấn khởi với ba quân tướng sĩ:
- Chúng ta làm kinh động bọn họ cả đêm, trẫm tin rằng đêm nay Ngô Phù Sai mất ngủ và phát rét.
Từ bao giờ, lời của Câu Tiễn cũng được thần dân tín nhiệm. Tín nhiệm đến quân binh đang khổ sở, rét run cũng tạm thời quên cái lạnh của mình đi. Trở về dinh trại, họ vừa run lập cập vừa ca.
Phần Câu Tiễn có thể gạt người nhưng không thể gạt mình. Nhà vua mong mỏi tự mình sáng tạo nên kỳ tích, thâu đoạt chiến thắng một cách nghịch thường. Như bao anh hùng Câu Tiễn dự định thâu đoạt kỳ tích để phân biệt anh hùng và người thường. Nhưng cuối cùng, Câu Tiễn cũng như bao anh hùng khác đều cảm thấy mình chẳng khác với thường nhân là mấy.
Một đêm tấn công không thành công làm cho Câu Tiễn u uất. Trước khi đi ngủ, Câu Tiễn trịnh trọng nói với Phạm Lãi:
- Đành là chúng ta phải chờ đợi. Mong sẽ có được mười ngày trời quang.
Sáng sớm hôm nhau, mặt trời mùa đông nhợt nhạt chiếu trên băng tuyết, tuyết tan đi. Bấy giờ, Vương Tôn Hùng đến thay thế Tích Lặc và trên Cô Tô đài Ngô vương đã thức.
Đêm rồi có lẽ là đêm ngủ ngon nhất trong đời của nhà vua nước Ngô, ngủ như một đứa trẻ thơ trong vòng tay mẹ. Sau khi thức giấc, tinh thần nhà vua sung mãn, Ngài dang tay, sung sướng gọi Tây Thi.
Tây Thi thức đã từ lâu nhưng nàng còn co rút trong mền. Ngô vương nhìn thấy tóc mây của nàng tri xõa trên gối, Ngài lắc nhẹ nhàng:
- Tây Thi... Nàng chưa thức hả?
- Thiếp thức lâu rồi. (Tây Thi thò tay đưa ra một tấm vải) Đây là báo cáo thiếp xem xong mới ngủ lại.
Báo cáo của quan giữ thành nói về khí trời, băng tuyết... Ngô vương xem qua một lượt rồi vứt sang bên, đoạn lăn qua ôm choàng Tây Thi:
- Có khanh kề bên, trẫm ngủ ngon quá.
- Mong rằng từ rày về sau, đêm nào cũng thế. (Tây Thi trở mình, gối đầu lên cánh tay nhà vua! Quân vương hãy nằm thế này nửa giờ rồi hãy dậy... Có làm cản trở công việc của ngài không?
- Ồ, không đâu.
Nhà vua đáp một cách sung sướng nhưng thật ra nhà vua có việc. Hôm qua ngài đã dặn Lộc Xuất sáng sớm nay tới để cùng Ngài đi soát xét tráng binh. Nhưng ngài không đành nghịch ý Tây Thi và lại cảm thấy có chậm trễ một vài giờ cũng không thành vấn đề.
***
Mùa đông qua rồi. Trời xuân lướt đến, cỏ cây ở Cô Tô thành hiện lên sức sống.
Cuộc chiến lại bộc phát. Tích Lặc đưa quân ra thành phản công, nhưng trận đánh không phân thắng bại. Tích Lặc đã hủy diệt của Việt trên bốn mươi xe, nhưng bên Ngô cũng bị tổn thất chừng đó. Điều đó không quan trọng, quan trọng là ở chỗ trận thế bị bẻ gãy nhưng quân Việt không có ý rút lui.
Quân giữ thành dần dần ảo não. Họ từng nghĩ rằng cứ mùa xuân thì địch quân sẽ rút, nay xuân đến rồi mà địch lại cường tráng hơn mùa đông. Lại còn điều bất hạnh này: Lúc mùa xuân đến, trong thành Cô Tô không ngừng có chuyện quỷ lộng. Nghe nói thì có đến mấy ngàn người nghe được tiếng quỷ khóc đêm.
Tiếng quỷ khóc đến người trên Cô Tô đài cũng nghe được. Tiếng khóc rất dài và rất thê thảm so với tiếng người...
Do lời thị nữ đồn đại mà Di Quang và Triền Ba biết có tiếng quỷ khóc nên nói với Tây Thi. Thoạt đầu Tây Thi không xem chuyện ấy vào đâu. Nhưng vài hôm sau, lời đồn đại quá nhiều khiến nàng run lên mọc ốc.
Người ta đồn rằng, tiếng quỷ khóc trong thành Cô Tô là do Ngũ Tử Tư tạo ra. Lời đồn có tính cách hoang đường nhưng càng lúc càng nhiều.
Đồn rằng, Ngũ Tử Tư trung thành với Ngô, một lòng vì nước mà bị vua giết. Ngày nay, vận số nước Ngô đến đúng như lời tiên đoán của Ngũ Tử Tư nên anh linh của người lại vì vận nước suy vi mà khóc. Tiếng khóc của người nhằm cảnh cáo thần dân Ngô quốc, Quốc gia sắp mất rồi.
Đồn rằng, bao nhiêu chiến sĩ anh hùng từng theo Ngũ Tử Tư chinh chiến đó đây, vì nước mà chết, bây giờ cũng lên tiếng khóc. Vì vậy, khắp thành Cô Tô đâu đâu cũng nghe tiếng quỷ khóc.
Lời đồn khiến Tây Thi chấn động, không kịp nghĩ ngợi xem hư hay thật. Nàng cho vời vu sư đến làm lễ cầu siêu.
Vu sư vâng lệnh đi khắp nơi lập đàn cầu siêu. Nhưng lời đồn về tiếng quỷ khóc do các vu sư nói ra lại càng thêm ghê rợn khiến cho nhân dân trong thành bị vây càng thêm sợ sệt. Họ sợ quân Việt, sợ tiếng quỷ khóc, sợ quỷ càng nhiều hơn. Bởi vì họ nghe được tiếng quỷ khóc gào nhưng không làm sao thấy được quỷ.
Quân trong các trại cũng nghe được tiếng quỷ khóc rồi.
Một buổi chiều, từ thành trở lại Cô Tô đài gặp Tây Thi, Ngô vương cũng nói về tiếng quỷ khóc. Tây Thi biết trước song cố giấu để bây giờ tự nhà vua nghe được, nói ra:
- Người ta đồn là Ngũ Tử Tư.
Tây Thi lạnh lòng nhưng gượng đáp:
- Lời đồn vô căn cứ...
- Đêm qua, chính trẫm nghe được tiếng quỷ khóc.
Tây Thi thoắt nhìn bốn bên. Nàng sợ quỷ đang đến gần nhà vua.
Ngô vương ôm giữ nàng, giọng có phần thê thảm:
- Quân ta đã bị tiếng quỷ khóc gào đánh bại. Ôi, Ngũ Tử Tư... sau khi chết rồi, tướng phụ vẫn khống chế quân dân.
- Đại vương. (Tây Thi ứa nước mắt, run môi kêu lên. Rồi nước mắt chảy theo nỗi kinh hoàng, nàng nghẹn ngào tiếp) Đại vương. Chuyện ấy không thật đâu...
Ngô vương cũng không biết thật giả, chỉ biết chính nhà vua có nghe.
Tây Thi bàng hoàng hỏi:
- Quân vương. Lòng quân dao động lắm phải không?
- Phần nào tiếng quỷ khóc có làm cho chúng sợ.
Bấy giờ Di Quang bình tĩnh đi đến cởi hia cho nhà vua. Tây Thi chợt nhớ ra, kể từ ngày có lời đồn về tiếng quỷ khóc, trước sau như một Di Quang không nhận có nghe. Hơn nữa, Di Quang cũng không bày tỏ ý gì về chuyện quỷ khóc. Tây Thi biết Di Quang cũng sợ quỷ như nàng nên không ngại nói thẳng:
- Quân vương. Tiếng quỷ khóc có thể do người Việt giở trò để tác động tinh thần quân sĩ chúng ta không?
- Ơ... (Ngô vương chớp mắt) Quân Việt còn ở ngoài thành đó.
Ngô vương không nghĩ đến chuyện gián điệp. Phần Tây Thi, chỉ nói được đến đó mà thôi. Bởi chính nàng đã là gián điệp của Việt và người bạn gián điệp Di Quang đang ngồi kề bên. Lúc Tây Thi nói, Di Quang có liếc mắt nhưng Tây Thi không mấy để ý.
Ngô vương trầm mặc. Kể từ Cô Tô thành bị vây, đây là lần thứ nhất nhà vua trầm mặc lâu như vậy. Cũng lần thứ nhất trong suốt mười bảy năm, Tây Thi cảm thấy gần gũi nhà vua hơn. Sự trầm mặc của nhà vua làm cho nàng se lòng, tay chân có phần quýnh quáng.
Bỗng nhiên Ngô vương bật dậy, truyền đòi Vương Tôn Hùng lên đài:
Tây Thi hoảng quá, run run hỏi:
- Quân vương. Thế nào...?
- Ơ, không có gì... Trẫm muốn quyết chiến, muốn cùng Câu Tiễn quyết chiến (Ngô vương rít răng) Trẫm muốn điều động cánh quân ở Cú Khúc về đây, tập trung đánh trận sau cùng.
Xa xa có tiếng sấm gầm. Chẳng bao lâu, có những lằn chớp sáng, tiếp theo là tiếng sấm sét rồi mưa rào đầu xuân sầm sập trút xuống.
Ngô vương nhìn trời, mặc áo giáp, ra lệnh cho Di Quang tròng hia lại cho nhà vua. Tây Thi chấn động hỏi:
- Đại vương. Ngài còn muốn đi?
- Phải. Trẫm cần lên mặt thành, thông thường, lúc sấm sét mưa giăng là lúc nguy hiểm nhất.
Trở về Cô Tô đài chưa đầy một giờ, Ngô vương lại đi.
Tây Thi nhìn tiễn đưa nhà vua trong làn chớp nháng sáng. Di Quang còn ở bên nàng. Lúc thấy Ngô vương bước khuất xuống tầng thứ nhất, Di Quang cất giọng hậm hực trách Tây Thi:
- Chị che giấu bớt một chút thông minh không được sao? Tiếng quỷ khóc là do Phùng Đồng vâng lệnh của Phạm đại phu làm ra theo kế hoạch sau cùng đấy.
- Sao? (Vừa cất tiếng kinh mang, Tây Thi vừa tất t chạy ra kêu) Phù Sai.
- Tây Thi. Nàng đừng chạy lung tung.
Tây Thi xông đại vào mưa, ngã ập vào Ngô vương khiến nhà vua bối rối:
- Sao thế? Nàng làm sao thế?
Nước mưa dây ướt hai thân. Tuy cả hai đều có mặc áo che mưa, song khi chạy vội áo bị nghiêng lệch, nước mưa rớt ướt vai, mặt Tây Thi. Nhưng nàng không chú ý đến điều ấy, nàng chỉ ôm chầm nhà vua, khóc sướt mướt chua xót não nề.
- Nàng sao thế này?... Tây Thi?
- Đại vương.
Tây Thi khóc gọi rồi sụp quỳ trên thềm đá đọng nước, hai tay ôm chặt chân nhà vua. Hình ảnh ấy bi thuơng, nước mắt Tây Thi chẳng nhường những giọt mưa xuân sầm sập.
Có tiếng sấm gầm thật lớn, dường như muốn trấn át tiếng khóc của nàng.
Ngô vương quýnh quáng không biết làm sao. Trên tầng thượng có hai cô gái Việt - Di Quang và Triền Ba - cũng bị hình ảnh ấy và tiếng khóc kia làm chạnh lòng, toàn thân tê dại.
Trong mưa tuôn sấm sét, Ngô vương kinh hoàng gọi:
- Tây Thi.
- Tây Thi. - Di Quang và Triền Ba cũng nghẹn giọng kêu lên.
Trong lòng Tây Thi đang có sự dằn vặt khổ đau. Nàng muốn đem tất cả mọi việc nói ra để rửa sạch tội nghiệt của nàng. Nàng cũng muốn lấy cái chết để đền tội.
Trong giây phút này, nàng cảm thấy chỉ có nói ra tất cả mới có thể cứu vãn Ngô quốc. Nàng cũng cảm thấy chỉ có cái chết của nàng mới đáp tạ được sự chí tình của Ngô vương... Mười bảy năm vẫn một mực chí tình.
Nhưng mười bảy năm che giấu đã thành thói quen, không dễ gì tiết lộ trong phút chốc. Nàng vừa nghĩ ngợi vừa khóc. Từ linh hồn nàng có sự soát xét lại nhục thể hoặc nhục thể này làm tan biến linh hồn. Tây Thi muốn tự nghiền nát nàng. Rồi sau đó sẽ gom góp lại xem còn được những gì. Khổ nỗi, linh hồn và nhục thể của nàng đã không bị nghiền nát thì rồi cũng không thể tập trung.
Vì vậy, nhà vua cứ gọi hỏi mà nàng không thể trả lời.
Một lằn điện chớp vạch sáng bầu trời, tiếp theo là tiếng nổ long trời. Tây Thi nghe thấy được cả, nhưng nhục thể nàng đã nghe được tiếng nói của linh hồn: Tây Thi! Ngươi vì ái tình mà bội phản quyền lợi Quốc gia?... Ngươi hy sinh Tổ quốc để đáp ân riêng chăng?...
Ngô vương cúi đỡ nàng, run rẩy gọi:
- Tây Thi!
Lại có sét chớp sấm gầm... Trong làn điện bất chợt lóe sáng, Tây Thi cảm thấy người nàng như bay bổng, huyết quản dường như vỡ vụn. Nàng ngẩng đầu lên, mặt tràn nước mắt nước mưa.
- Đại vương! (Tây Thi dùng toàn lực kêu lên) Hãy giết thiếp đi! Giết thiếp đi!
Chuyện quá đột ngột, đột ngột đến Ngô vương bấn loạn.
- Đại vương! Hãy giết thiếp... một người con gái Việt!
Tây Thi vừa gào vừa khóc, toàn thân run bần bật trong mưa to.
- Tây... Thi!...
- Đại vương! Quân Việt tấn công Cô Tô thành mà thiếp... thiếp là gái Việt đã chịu ơn nuôi dưỡng của Đại vương những mười bảy năm... Đại vương! Đại vương!...
Tây Thi nghẹn lời, áo che mưa của nàng hoàn toàn tuột xuống. Tóc bị nước mưa làm cho ướt rối, Tây Thi vẫn tận lực gào:
- Giết thiếp đi!
- Tây Thi!
Ngô vương chợt nghĩ đến tiếng quỷ khóc, đoán chừng Tây Thi bị quỷ hớp hồn làm cho mê loạn. Ngài cũng run run toàn thân, tìm cách lay tỉnh Tây Thi.
- Giết thiếp đi!
Tinh thần dường như vỡ tan, nói được tiếng nói thật lớn sau cùng, Tây Thi ngất lịm. Ngô vương bồng xốc nàng, vừa khóc vừa gọi, vừa tất tả trở vào Cô Tô đài.
Bấy giờ bỗng có Lộc Xuất sấn tới báo cáo:
- Đại phu Vương Tôn Hùng không thể đến được. Vì bên ngoài thành, quân Việt khởi tấn công!
Nhà vua dường như không nghe. Ví bằng có nghe Ngô vương cũng không màng đến. Trước mắt nhà vua, không có chuyện nào quan trọng bằng chuyện Tây Thi ngất lịm.
Ngô vương bước lên đài, gọi ầm mọi người tiếp cứu.
Phần Tây Thi, sau khi ngẫu nhiên xúc động đến ngất xỉu, được Ngô vương bồng vào phòng chẳng bao lâu thì nàng tỉnh lại. Nhưng thần trí của nàng hãy còn mơ màng, nàng ngước nhìn, cảm thấy đầu đau dữ dội.
May lúc nàng ngước lên, Ngô vương nhìn thấy bật gọi:
- Tây Thi!
Tây Thi không trả lời song mặt nàng có chút chuyển động của hình thái nhếch cười khổ. Ngô vương đặt nàng lên giường, hối thúc đốt lửa và hong khô quần áo cho nàng.
Tây Thi nghe hết các lời nhà vua song nàng không chen nói. Bởi vì muốn chết cũng phải có đủ sức chết cơ!
- Tây Thi! Khanh làm trẫm sợ quá! (Ngô vương dán mặt sát vào nàng, ứa nước mắt) Khanh đừng lo, thong thả rồi tình trạng của chúng ta sẽ tốt đẹp.
Có tiếng sấm gầm rền rền thật to. Cô Tô đài dường bị sấm lay động.
Ngô vương vẫn kề tựa má nàng, chí thành nói:
- Nàng bình tĩnh một chút! Nước Ngô là của trẫm và khanh, hai người chúng ta là một!
Nước mưa đã thấm ướt toàn thân Tây Thi. Lúc Ngô vương giúp cởi áo trong cho nàng, nàng gượng nói:
- Bảo thị nữ vào đây!
- Trẫm là chồng, để trẫm phục dịch khanh một lần.
Tây Thi không nói gì thêm. Thật ra, đầu đau nhức quá, nàng không làm sao tập trung được tinh thần để nói.
Ngô vương cởi hết áo quần, giầy vớ cho nàng, đoạn dùng vải lau khô khắp mình nàng. Đây là lần thứ nhất sau trong mười bảy năm chung sống, nàng hoàn toàn không phản ứng, hoàn toàn phơi bày trước mặt nhà vua.
Giờ khắc này hết sức khẩn trương, không một ai có thể thèm muốn. Nhưng toàn thân ngọc ngà đã khiến nhà vua nhìn lâu, mỗi ánh mắt đưa là một lời khen nức nở. Ngô vương cho rằng lúc trang trọng này Tây Thi mới đúng là một bức tranh nghệ thuật. Ngài yêu nàng sâu xa quá, nàng là tinh thần của ngài.
Nhà vua dùng viả lót bông trùm nàng, tự tay rót nước trái cây để đút từng muỗng cho nàng.
Trời vẫn sấm chớp, vẫn mưa giăng, Tây Thi bình phục rồi. Nhưng lòng nàng như giọt mưa rơi, nặng nề rớt xuống rớt xuống. Chẳng bao lâu, nàng nói nhỏ:
- Quân vương lên thành đi!
- Không, trẫm ở giữ khanh, sánh với thành Cô Tô, khanh vẫn quan trọng hơn.
Mặt xanh xao phớt gợn nét cười, Tây Thi nói:
- Vậy quân vương cũng nên đi thay y phục! Thiếp không thể thay dùm...
Lúc Ngô vương thay đồ, Lộc Xuất lại đến báo cáo: Quân Việt dốc toàn lực công thành ngay khi mưa lớn. Ngô vương “ờ!” một tiếng, song không hỏi thêm. Chẳng bao lâu, quân phòng vệ lại đến báo cáo: Tướng quân Tích Lặc đã dẫn quân ra đối địch.
Tây Thi mềm nhũn nói:
- Quân vương nên sang bên ấy! ở thiếp không có chuyện gì hết, còn ở bên thành là chiến tranh!
- Ơ... (Ngô vương do dự một thoáng rồi gật đầu) Khanh nằm đây đừng động, chờ trẫm đi một lúc rồi trở lại.
- Thiếp vâng lời quân vương.
Ngô vương lại mặc áo giáp, từ từ bước ra khỏi tẩm cung. Tây Thi nhìn theo phía sau nhà vua, tự nhiên ứa nước mắt.
Nhà vua nước Ngô bước xuống Cô Tô đài với bước chân dường như nặng lắm. Lòng nhà vua cũng thế, lòng Ngài như từ trên cao rớt xuống... Tây Thi bỗng có thái độ thất thường như thế khiến nhà vua trĩu lòng, cảm thấy không còn nắm vững được gì.
Thế nên, lúc bước xuống Cô Tô đài, nhà vua bỗng sờ đốc kiếm, quay nhìn đài cao sừng sững trong sấm chớp mưa giăng, Ngài hít một hi dài.
Một làn chớp nháng sáng lòa một góc mái góc Cô Tô.
Trong tư tưởng hoang mang, trong ý nghĩ thảng thốt, nhà vua lẩm bẩm:
- Phải chăng những ngày tốt đẹp của Cô Tô đài đã qua rồi?
- Năm nào, lúc Cô Tô đài toàn thịnh thì Việt vương Câu Tiễn giữ ngựa dưới đài...
- Trước đây chẳng bao lâu, trong cuộc hội minh các chư hầu ở Hoàng Trì, Ngô vương của Cô Tô đài đã trở thành bá chủ thiên hạ... Phải chăng sự nghiệp bá vương cũng chỉ như làn chớp kia, lóe sáng rồi thôi?
- Phải chăng bốn đời nhà Ngô đều chết trong tay người Việt?
Bao nhiêu ý nghĩ xông đùa vào óc nhà vua rồi lần lượt biến mất. Ngài nhìn Cô Tô đài hùng vĩ, chợt cảm thấy ngày tàn, đường cùng...
Nhà vua chợt nhớ đến lời Tây Thi: “Đại vương hùng vĩ như Cô Tô đài!...” Cô Tô đài hùng vĩ có thể ngã đổ chăng?
- Đại vương! - Lộc Xuất đứng nghiêm trong mưa bỗng cất tiếng gọi. Lẽ tự nhiên là tên cận vệ ấy nôn nóng, muốn hối thúc Ngô vương lên xe.
Ngô vương quay lại, liếc qua cây mâu trong tay Lộc Xuất, thứ binh khí mà quân Ngô chuyên dùng, thứ binh khí đã được Tôn Võ và Ngũ Tử Tư cải tiến. Chiến sĩ nhà Ngô đã từng dùng loại trường mâu ấy tung hoành thiên hạ. Ngô vương thầm nghĩ: “Bây giờ họ phải dùng trường mâu để bảo vệ Cô Tô thành!”.
Lộc Xuất trịnh trọng nói:
- Kính mời đại vương lên xe... Ngoài thành đang đánh dã chiến!
Ngô vương nhảy lên xe, đứng thẳng, dường như muốn mượn thế đứng thẳng để tỏ ra ngài còn mạnh. Đoạn quay nhìn Cô Tô đài lần nữa. Lúc xe chuyển bánh, nhà vua mới hỏi:
- Ai đem quân ra thành giao chiến?
- Tâu, tướng quân Tích Lặc, tướng quân Thổ Tang...
Ngô vương không nói gì thêm. Chiến xa lăn bánh trong mưa, đỉnh nóc Cô Tô đài dần dần nhạt nhòa. Ngô vương chậm rãi đưa tay mặt áp ngực, khấn:
- Lạy trời phù hộ cho Tây Thi bình an! Tội nghiệp, nàng đã xem việc phản loạn của Câu Tiễn là tội lỗi của chính mình!
***
Ngoài thành Cô Tô, quân Ngô đã lập hai dinh trại tựa lưng vào vách thành. Trong hai dinh có một ngàn bộ binh. Kể từ ngày vào đông, quân Việt không mở cuộc tấn công tại hai dinh lập theo thế ỷ giác đó. Mấy lần quân Việt công thành đều cố tránh hai nơi ấy. Nhưng vào lúc mưa to, Gia Kê Dĩnh lại đem quân tấn công. Ngoài ra có hai cánh quân của Tiết Dung và Phàn Lũy đốc lực công thành. Thế nên, Tích Lặc tức giận, kéo quân ra đánh vùi với quân Việt trong mưa. Vương Tôn Hùng liền phái tướng quân Thổ Tang đem binh áp trận.
Cuộc chiến đang hồi quyết liệt. Lúc Ngô vương lên thành thì Tích Lặc đã đánh lui binh của Gia Kê Dĩnh. Nhưng Câu Tiễn lại đích thân xua quân cảm tử đến đẩy lùi Tích Lặc. May có quân của Thổ Tang đến kịp, hỗn chiến với Việt binh.
Xem qua quân số thì Việt lấn thế hơn khiến Ngô vương nghiến răng nói:
- Vương Tôn Hùng, trẫm muốn kéo quân xông ra!
- Đại vương! Xin ở trên thành giám thị, để hạ thần kéo quân tác chiến. Chúng ta hãy đề phòng cánh quân của Phạm Lãi hãy còn chưa xuất hiện, cánh quân ấy mới là bộ phận chủ lực.
Vương Tôn Hùng không muốn cho nhà vua mạo hiểm giữa mưa to gió lớn, e có điều thất thố. Nhưng Ngô vương hậm hực:
- Trẫm đi, trẫm muỗn cùng Câu Tiễn thử sức một phen! Trẫm muốn đánh Câu Tiễn từ trên xe ngã xuống! (Nhà vua quay lại bảo Lộc Xuất) Truyền lệnh tập trung đội Hiền Lương!
Vương Tôn Hùng ái ngại, biết mình không thể ngăn trở quân vương. Đồng thời người cũng mong cho quân vương có thể đánh tan đội quân của Câu Tiễn. Phù Sai từ bao giờ đã là một người thiện chiến, dũng cảm. Trải bao phen chiến trận, nhà vua luôn luôn chiến thắng vẻ vang!
Thật vậy, Ngô vương hãy còn hùng phong lẫm liệt. Lúc ngài thống lĩnh đội Hiền Lương và quân giữ thành ra thành, ngài nhận trường mâu, thét lên một tiếng vang dài dường chuyển đất long trời. Từ đó, quân Ngô dốc sinh lực tiến tới.
Quân Việt tức khắc lui lại song không phải lui vì thất bại. Đợi khi Ngô vương xua quân đuổi theo, Gia Kê Dĩnh liền trở lại chống trả, Câu Tiễn cũng quay lại phản công.
Hai cánh quân giáp chiến trên vùng đất sũng nước có hơn một giờ rồi mạnh ai nấy rút về vị trí cố thủ. Bộ hạ của Tích Lặc bị thuơng vong hơn ngàn trong khi quân Việt phơi xác tại trận hơn trăm. Ngoài ra, phó tướng Việt Phàn Lũy đã bị Ngô vương dùng trường mâu đâm chết. Lộc Xuất kéo luôn thây tướng địch vào thành để triển lãm. Trận đánh ấy không phân thắng bại tuy Ngô vương có phần ưu thế. Song quân Ngô không thể chiến đấu đến lúc phân thắng bại vì trận mưa lớn quá, nước ngập sâu trận địa khong hai thước, quân sĩ bị ngập trong sình nước, không sao hoạt động được.
Vua hai nước đều bực bội chuyện rút lui trước khi phân thắng bại. Bởi vì cả hai đều hận ngập lòng.
Ngô vương muốn tự mình đâm chết kẻ vong ân bội nghĩa Câu Tiễn. Việt vương cũng muốn tự mình chặt chết kẻ thù Phù Sai để rửa mối nhục Hội Kê, rửa cả ba năm làm nô lệ giữ ngựa cho nhà Ngô. Rửa luôn mối nhục của toàn thể thần dân nước Việt đã bị quân Ngô lăng nhục. Năm xưa, quân Ngô đóng ở Hội Kê giám thị như là ngồi trên đầu trên cổ dân Việt, mối nhục ấy, mối thù ấy không rửa sạch không được.
Nhưng nước ngập sâu quá, tạm thời tách đôi hai kẻ thù.
Ngô vương vào thành hạ lệnh dùng trường mâu đâm xuyên ngực Phàn Lũy treo thây trên mặt thành. Câu Tiễn trở về dinh, họp liền cận thần và tướng lãnh.
Câu Tiễn trút bỏ mũ sắt, tóc xòa ra, dĩ nhiên là ướt hết cả. Nước mưa chảy rỉ xuống từng giọt, từng giọt. Quân phu nhân đem khăn khô đến lau cho chồng nhưng Việt vương xua tay ngăn lại, đoạn trịnh trọng tuyên bố:
- Hôm nay, trẫm nhìn thấy xe của Phù Sai tại chiến trường. Nếu không vì nước ngập quá sâu, trẫm đã theo kịp Phù Sai, kẻ thù của chúng ta. (Câu Tiễn nghiến răng nói thêm) Người Việt chúng ta từng bị Phù Sai bắt làm nô lệ, cái ăn, cái mặc của chúng ta đều bị cướp giật. Hơn nữa, đến cả con gái chúng ta cũng phải đem cống hiến, hai mươi năm rồi, chúng ta đều nhớ!
Căm thù được nung nấu bao năm giờ như bốc cháy mọi người có mặt, Việt vương nói thêm:
- Trẫm phải bằm nát Phù Sai, trẫm phải dẫm nát Cô Tô. Đêm nay hay sáng mai, chúng ta phải phá cho được Cô Tô thành.
Bấy giờ, Phạm Lãi mang vải dầu vừa đến, tự nhiên đưa tay có ý bảo Việt vương ra lệnh tấn công.
- Thiếu Bá đến đây! - Việt vương nhường chỗ để Phạm Lãi đứng giữa trực tiếp truyền lệnh.
Phạm Lãi không ngần ngại đứng thay thế chỗ nhà vua, quay lại nói với Văn Chủng:
- Văn đại phu, tôi cần phái ba ngàn quân công thành.
- Chiến trường ngập nước rất sâu.
- Thì lội nước vào tấn công. Đêm nay, chúng ta phi tiến đánh không ngừng (Phạm Lãi cương quyết nói thêm) Văn đại phu, ba ngàn quân ấy do đại phu thống lĩnh.
Văn Chủng vội vàng nói “Tuân lệnh”. Phạm Lãi tiếp:
- Văn đại phu phải giữ chiến trường cho được ba giờ, tôi sẽ cho người đến thế. Nếu quân Ngô xuất thành, đại phu cho quân lui lại năm dặm (Phạm Lãi quay sang Tiết Dung) Bây giờ Tiết tướng quân cho quân mình nghỉ, ba giờ sau thì kéo đến thế cho Văn đại phu.
Cả hai phụng mạng đi rồi, Phạm Lãi hướng về Gia Kê Dĩnh:
- Tướng quân theo tôi!
Việt vương cẩn thận hỏi lại:
- Thiếu Bá đã chuẩn bị bên ấy ra sao?
- Bước đầu chuẩn bị kể như xong, nhưng kế hoạch dự định của chúng ta phải trễ lại vài giờ vì mực nước cao ngoài mức chúng ta dự liệu. (Phạm Lãi hơi run giọng) Thần mong vào lúc hừng sáng thì có thể...
- Ô...! Lòng bàn tay Câu Tiễn xuất mồ hôi.
Phạm Lãi cố ngăn xúc động, nói thêm:
- Bây giờ, xin đại vương dẫn binh sang chỗ đất cao. Lúc thần phá thành thì cuộc chiến trong thành là do Đại vương làm chủ.
- Câu Tiễn tuân mạng!
Việt vương đáp giọng cung kính như bao binh sĩ dưới quyền chỉ huy của Phạm Lãi. Quân phu nhân bỗng bước tới gọi:
- Phạm Thiếu Bá!... (Quân phu nhân sụp quỳ trước Phạm Lãi) Mối thù, mối nhục của nước Việt toàn nhờ một tay Thiếu Bá rửa giùm!
Phạm Lãi liếc qua Việt vưong, đoạn cúi đỡ quân phu nhân đứng lên:
- Kế hoạch sau cùng của Phùng Đồng đã có tác dụng, tạo lời đồn đại rất thành công. Quân phu nhân! Xin phu nhân theo đại vương lên chỗ gò cao thâu nhận thuơng binh.
Phát lệnh xong, Phạm Lãi vội vã ra đi, đi về một nơi bí mật. Gia Kê Dĩnh cũng theo ra nói với bốn ngàn binh sĩ đã nai nịt gọn gàng.
Trời vẫn tiếp tục đổ mưa, sét chớp sáng lòa, sấm gầm ầm ĩ.
Trên Cô Tô đài, đồng hồ đựng cát tính giờ chỉ còn lại phân nửa, có nghĩa là nửa đêm.
Tây Thi đang ngủ say... Từ hoàng hôn nàng đã ngủ rồi, tuy thỉnh thoảng có bị ác mộng, song nàng chưa một lần tỉnh hẳn. Phần các cô gái Việt trên Cô Tô đài thì tinh thần ai nấy hết sức căng thẳng trong chờ đợi. Họ đứng tựa nhau nhìn ra nguyên dã ngoài thành có đám đông người di động.
Triền Ba nói:
- Đến rồi... rốt cuộc rồi quân ta cũng đến!
Các cô cứ nhìn, cứ nhìn, không dám làm kinh động Tây Thi. Sau khi rời Cô Tô đài, Ngô vương đã lần lượt phái đến ba nhóm trông chừng Tây Thi. Ngài cũng ra lệnh cho tất cả thị nữ phải bảo vệ Tây Thi.
Đúng chánh tý, Tây Thi lại thấy ác mộng, choàng dậy. Di Quang bước tới đỡ nàng, gọi:
- Tây Thi!
Tây Thi mở to mắt nhìn bốn bên, hỏi lại:
- Đại vương đâu?
- Đại vương ở trên thành (Di Quang không nói thật) Bên ngoài rất yên tĩnh.
- Yên tĩnh? Yên tĩnh...
Tây Thi lẩm bẩm rồi lại ngã xuống ngủ nữa. Di Quang quay nói nhỏ với Triền Ba:
- Ban chiều, mình thật sợ chị Tây Thi phát điên.
Trầm ngâm lúc lâu, Triền Ba mới đáp:
- Tây Thi hạnh phúc hơn chúng ta, lại được xem quan trọng hơn mọi người chúng ta.
- Mong cho quá khứ mau qua.
Di Quang đáp xong, bảo hai thị nữ khác nấu cháo cho Tây Thi, riêng nàng đến bên cửa sổ nhìn ra. Triền Ba bước theo hỏi nhỏ:
- Bây giờ làm sao rồi?
- Không có một lằn chớp, trời tối quá, không nhìn thấy gì cả.
Triền Ba nói giọng đầy tự tin:
- Trận chiến không thể ngưng ngang như thế được.
Qua làn chớp sáng, các cô gái Việt lại nhìn thấy phía ngoài thành, có quân sĩ kéo đi trong mưa...
Vào giờ dần, Tây Thi thức ăn cháo. Bấy giờ, Di Quang và Triền Ba đã ngủ ngồi tựa bờ tường Cô Tô đài. Tây Thi không muốn làm kinh động cả hai, ăn cháo xong nàng lại lên giường dỗ giấc.
***
Trước lúc hừng sáng, sau cơn mưa dứt chẳng bao lâu, một tiếng nổ long trời làm thức giấc hết mọi người trong Cô Tô thành đang say ngủ. Tiếng nổ dường như làm rung rinh cả Cô Tô đài hùng vĩ khiến Tây Thi bật dậy, kinh sợ hỏi:
- Gì thế?
Không một ai có thể trả lời nàng. Các cô đều lấm lét run run. Nhưng ở mỗi cô đều tỏ vẻ “không có chuyện gì” nên Tây Thi nằm lại.
Nhưng rồi nàng nghe tiếp tiếng rầm rập huyên náo như sóng trào nước lũ, như vạn mã bôn đằng. Nàng lại bật dậy và lần này thì nàng chạy thẳng đến bên cửa sổ.
Trước lúc hừng sáng, bầu trời vẫn còn mờ mờ khiến nàng không sao trông thấy cảnh tượng bên ngoài thành. Nhưng tiếng ồn ào không dứt nên Tây Thi vừa choàng áo, vừa truyền cho thị nữ đi đòi quan thị vệ lên Cô Tô đài.
Trên Cô Tô đài chưa có tin báo cáo, dưới Cô Tô đài hãy còn yên tĩnh, song bằng trực giác, Tây Thi cảm thấy tiếng huyên náo kia là triệu chứng bất thường. Vì vậy, nàng bước ra bình đài. Di Quang, Triền Ba và bốn thị nữ lật đật bước theo khuyên nàng trở vào.
Nhìn thần sắc của sáu cô bấy giờ hết sức khẩn trương, Tây Thi lấy làm lạ hỏi:
- Các người làm gì thế?
Triền Ba cố trấn tĩnh nói:
- Chị nên vào nghỉ đi!
Đúng lúc ấy lại có một tiếng nổ như sơn băng vọng lại.
Tây Thi run rẩy, từ tiềm thức nàng đã có sự run sợ, nàng thất thanh kêu lên:
- Cô Tô thành sập rồi!
Đúng lúc ấy, quân thị vệ dưới Cô Tô đài rung chuông báo động. Đó là tiếng chuông báo động đầu tiên trong lịch sử Cô Tô.
Kế có tin báo quân Việt thừa lúc nước sông dâng cao, dùng bè cây phá hủy thư môn, bao nhiêu doanh trại của quân Ngô ngoài thành chìm trong nước lũ. Quân trong các dinh tự nhiên bị nước cuốn trôi.
Qua thoáng sững sờ, Tây Thi chạy xốc vào phòng, gỡ Thuộc Lâu bửu kiếm, đoạn mang hia vội vã chạy ra. Di Quang và Triền Ba lật đật chạy theo ngăn cản, song đều bị Tây Thi giận dữ xô ra, đồng thời nàng gọi quan thị vệ chuẩn bị xe.
Di Quang cố nắm áo Tây Thi kêu to:
- Tây Thi! Chị định đi đâu?
- Tôi muốn đến bên đại vương, đừng ngăn cản.
Tây Thi dốc toàn lực vùng ra, chạy xuống. Nhưng Triền Ba nhảy theo chận lại:
- Tây Thi!
- Mấy chị muốn gì? (Tây Thi nổi giận) Tôi đi... phải để cho tôi đi.
Di Quang nghiêm giọng hỏi:
- Chị đi, có thể giúp gì cho chiến trận?
Câu hỏi ấy làm cho Tây Thi dừng bước. Thành thật mà nói, nàng không biết nàng đi để làm gì. Chứ theo thói thường, nàng đi chỉ làm phiền toái thêm cho nhà vua. Nhưng cũng thành thật mà nói lúc nâng kiếm chạy ra, nàng thoáng có ý: “Cùng chết một chỗ với quân vương!”. Song khi nghe Di Quang hỏi thì nàng thấy hoang mang. Cuộc diện chưa rõ thế nào, lẽ ra nàng không nên xúc động như vậy.
Bấy giờ, có một báo sứ từ xa chạy bay đến. Tây Thi đứng lặng trên bình đài chờ người ấy tới. Người ấy đã bị hồng thủy và bè cây phá thành đẩy giạt vào, được Ngô vương đặc biệt phái đến bảo Tây Thi cứ bình tĩnh ở trên Cô Tô đài, chờ nhà vua đích thân trở lại.
Tây Thi hỏi:
- Lúc người vào thành, người thấy gì?
- Bẩm, quân Việt dùng hơn trăm bè cây lớn, mượn sức nước dâng cao, đẩy mạnh, tông sập bờ thành. Ngoài thành nước ngập lênh láng, quân ta chết rất nhiều.
- Đại vương ra sao?
- Đại vương và đại phu Vương Tôn Hùng lui vào giữ phía bên trong. Tướng quân Tích Lặc đang chiến đấu với quân Việt. (Báo sứ thở hổn hển tiếp) Đại vương nói nước sông lên nhanh sẽ thối mau, xin quân phu nhân yên tâm.
Khoảng một giờ sau chợt có lời đồn đại: Anh hồn của Ngũ Tử Tư chỉ huy quân Việt mượn sức nước để phá thành. Lời đồn loan nhanh khắp Cô Tô đài.
Tây Thi ảo não, siết chặt cán kiếm Thuộc Lâu, lảo đảo bước vào phòng.
Bấy giờ, vách thành bên trong cũng bị bè cây phá vỡ. Tướng quân Tích Lặc của nhà Ngô đã chết ngoài thành. Ngô vương và Vương Tôn Hùng gom quân lại một chỗ, bị nước trào và quân Việt bủa vây nên phải vừa đánh vừa rút lui sang hướng Tây Bắc. Địa thế bên ấy hơi cao, đỡ bị nạn hồng thủy uy hiếp.
Vương Tôn Hùng đề nghị đột xuất phía Tây để rút về hướng Bắc, bỏ Cô Tô thành mà về giữ Tích Sơn rồi sẽ tính chuyện phản công.
Nhưng Ngô vương bỗng thét to:
- Trẫm không thể bỏ Cô Tô thành. Không! Trẫm phải chiến đấu tại đây chứ không thể giao kinh thành nhà Ngô cho Câu Tiễn. Nó... nó vốn là thần nô của trẫm!
- Đại vương! Thành Cô Tô đã bị phá vỡ, quân ta chết chìm trong nước bốn năm phần, Đánh bây giờ thì chúng ta không có một cơ hội chắc chắn nào. Song sau khi về Tích Sơn chúng ta gom quân phía Bắc thì có thể phn công lấy thành chiếm đất lại.
Ngô vương trợn mắt, nghiến răng, trông phát sợ. Nhưng nhà vua không nói ra một tiếng nào mà chỉ có đôi môi nhấp nháy, mũi phùng ra.
Vương Tôn Hùng trầm giọng nói thêm:
- Đại vương! Vì tương lai, bây giờ chúng ta phải nhẫn nhịn. Gom quân phía Bắc của chúng ta thì cũng gần ba ngàn, sau khi nghỉ ngơi, chúng ta có đủ lực lượng phản công.
Ngô vương hoang mang nhìn khắp bốn bên, đoạn đau khổ gật đầu. Vương Tôn Hùng liền vẫy đại kỳ, truyền lệnh cho tàn quân kéo về hướng Tây Bắc.
Sau khi phá vỡ tường thành Cô Tô, quân Việt như nước vỡ bờ, mặc sức tung hoành. Bè cây của Phạm Lãi hủy diệt khá nhiều nhà dân. Số quân Việt trên bè cứ gặp chỗ nước cạn thì nhảy xuống, chạy ào tới với ý định chận đường rút lui của Ngô vương.
Quân Ngô giữ thành đã bị đánh tách thành bảy tám nhóm. Sau cái chết của Tích Lặc, tàn quân do Ngưu Cân thống lĩnh, rút vào giữ khu trung tâm. Nhưng số quân dưới quyền Ngưu Cân không còn tới ba ngàn, cộng với số quân của Ngô vương và Vương Tôn Hùng vẫn không đến năm ngàn. Tất cả cùng rút về hướng Tây Bắc, vừa chạy vừa khổ chiến, số tổn thất hàng giờ lên đáng sợ.
Tướng quân Thổ Tang cố tìm cách gom quân tản lạc để bổ sung, nhưng quân Việt kéo tới tấn công càng lúc càng đông.
Lúc chúa tôi nhà Ngô xông phá trùng vây phía Tây thì trời gần trưa. Cuộc đột phá ấy làm lớp chết lớp bị thuơng thêm cả ngàn quân nữa.
Vương Tôn Hùng giục ngựa chạy đến bên Ngô vương nói:
- Đại vương! Chúng ta mau nhắm thẳng hướng Tích Sơn thối gấp! Đến Tây thự thì có thể gom góp quân sĩ tn lạc độ khong ba bốn ngàn.
-Ờ!...
Ngô vương quay nhìn Cô Tô thành, đó đây lửa khói xông lên. Nhà vua bỗng quay nhìn về Cô Tô đài hùng vĩ, nguy nga... Bóng hình Tây Thi chợt hiện lên trong đầu óc Ngài.
Thời gian kịch chiến cơ hồ làm cho nhà vua quên mất Tây Thi trên Cô Tô đài. Cô Tô đài bị hủy diệt có thể kiến tạo lại. Nhưng Tây Thi lại là một phần của cuộc đời nhà vua! Mất nàng, cuộc sống nhà vua không còn ý nghĩa gì. Một thoáng nhớ ra cũng là một thoáng quyết định, Ngô vương nghiêm trang, cả quyết phát lệnh:
- Tấn công, tiến về Cô Tô đài!
- Đại vương!
Vương Tôn Hùng cả kinh kêu lên. Phải trải bao gian nan mới phá được trùng vây, bây giờ lính ít quân thưa, người ngựa mệt nhoài mà phải tấn công để tiến về Cô Tô đài thì đâu là chuyện dễ!
Ngô vương không để cho Vương Tôn Hùng kịp nói:
- Tấn công ngay, tiến về Cô Tô đài!
Trong cơn nguy hiểm như ngàn cân treo sợi tóc, Vương Tôn Hùng không tuân lệnh được, cất cao giọng nói:
- Đại vương! Chúng ta chỉ còn mấy ngàn, không thể mở cuộc tấn công.
- Phải tấn công với bất cứ giá nào, trẫm cũng phải lên Cô Tô đài. Nếu có phải kết thúc đời mình như vua Trụ trên Lộc Đài, trẫm cũng chịu! (Ngô vương không một chút nghĩ ngợi nói tiếp) Bây giờ chúng ta tấn công!
Lời phản đối của Vương Tôn Hùng hoàn toàn không được nhà vua xem vào đâu. Vì Tây Thi, bất cứ gian nan nguy hiểm nào, nhà vua vẫn sẵn sàng hứng chịu.
Ngô vương hướng dẫn quân của Thổ Tang xoay làm tiền đội trước để Vương Tôn Hùng đoạn hậu, từ góc Tây Bắc kéo thẳng vào. Hành động ấy hoàn toàn ngoài ý quân Việt. Sau cả giờ tấn công, Ngô vương đã đánh tan hơn ngàn quân Việt, lọt vào thành trở lại. Nhưng khi quân Việt phát giác Ngô vương còn ở đó thì kéo rốc đến bao vây.
Tiết Dung đến trước nhất, truyền lệnh cho ba quân ngăn đường tiến của Ngô vương. Không ngờ Ngô vương trên đường đánh chẻ thẳng vào lại cứu được một cánh quân Ngô bị vây. Hợp hai cánh quân chiến đấu hơn nửa giờ, Ngô vương tiến bước được, còn cách Cô Tô mỗi lúc một gần. Có thể nhìn thấy người trên Cô Tô đài rồi, Ngô vương nhìn thấy trên bình đài có khoảng mười mấy người.
Ngô vương mừng rỡ kêu lên:
- Cô Tô đài ở trong tầm tay chúng ta! Chắc chắn rồi, chúng ta xung phong!
Lộc Xuất huy động trường mâu, hai mươi chiến xa vọt tới.
Tiết Dung xuất hiện, kêu đích danh Ngô vương khiêu chiến, Ngô vương huy động trường mâu xốc ra thét lên một tiếng vang trời, đâm ngã danh tướng nước Việt rớt từ trên xe xuống.
Mắt thấy cánh quân ấy vừa tan rã, Ngô vương chưa kịp mừng thì một cánh quân khác lại kéo tới. Cánh này do Phạm Lãi thống lĩnh, không trực tiếp giao chiến mà chuyện đầu tiên là lăn cây to đến chận đường. Đoạn dùng tên bắn vào quân Ngô khiến Ngô vương đã đến gần đài Cô Tô rồi vẫn phải trở lui.
Tiến tới khó khăn biết bao nhiêu, song khi rút ra thì nhanh như chớp!
Ngô vương quá giận, hối hận năm xưa đã không giết Phạm Lãi. Năm xưa, Ngũ Tử Tư đã khuyên nhà vua, hoặc phải giết Phạm Lãi, hoặc giữ mà dùng. Năm xưa, Ngô vương chẳng nghe lời khuyên đó để bây giờ bị chính Phạm Lãi đánh lui.
Nỗi bất hạnh của Ngô vương nào phải chỉ bấy nhiêu. Quân đoạn hậu của Vương Tôn Hùng đã bị quân Việt tập kích. Vương Tôn Hùng phải khổ chiến trong góc chật hẹp, cả giờ sau mới hợp được với đoàn quân của Ngô vương.
Bấy giờ, chúa tôi nhà Ngô lại bị đẩy bật ra ngoài thành về phía Bắc! Mình đẫm mồ hôi nhưng Ngô vương vẫn gào thét:
- Đánh về hướng Cô Tô đài! Đánh về hướng Cô Tô đài!
Bây giờ, Vương Tôn Hùng không dám có lời đề nghị nào. Bởi vì con đường rút lui về Tích Sn đã bị chận nghẹt, muôn ngàn lần không thể rút lui được. Hơn nữa, buổi chiều mùa xuân sắp đến rồi.
Tiểu thần Lộc Xuất đánh xe cho Ngô vương lên tiếng:
- Tâu đại vương, chúng ta nên đến bên núi nhỏ tạm nghỉ, chờ đêm sẽ tấn công vào thành.
Nơi Lộc Xuất đề nghị là một gò đất cao, núi đất, Ngô vương đã chiến đấu từ tờ mờ sáng đến chiều kiệt lực rồi. Huống chi quân đội của Phạm Lãi không ngừng tiến tới, ngoài việc rút sang tòa núi ấy thật không còn đường thứ hai.
Chinh chiến lâu năm, Vương Tôn Hùng bỗng sinh nghi... Lẽ nào quân Việt không chiếm vùng cao ráo ấy mà lại để cho mình? Chuyện ấy không hợp lý chút nào. Song đã hết đường rút lui, Vương Tôn Hùng bất dĩ phải đồng ý rút về núi nhỏ ấy là vùng cao ráo nhất.
Bại binh Ngô lảo đảo đến nơi, kiểm điểm lại thì còn hơn hai ngàn. Ngô vương nhìn về Cô Tô đài nguy nga, có thể thấy nhưng không sao đến được.
Mặt trời lặn khuất về Tây, Cô Tô đài nhạt nhòa trong ánh nắng rớt. Thời tiết dường đùa cợt Ngô vương, một đêm mưa to, một buổi sáng u ám để từ
quá trưa trở đi thì trời lại trong lành. Mặt trời như được lau rửa để bây giờ huy hoàng lạ!
Mặt trời trầm khuất, ánh nắng chiều tàn in bóng



Hết Chương XV Một ngày đóng tuyết, ánh thái dương rọi trên mặt tuyết trắng. . Mời bạn xem tiếp : Chương XVI.
• LIÊN HỆ - HỖ TRỢ

XÂY DỰNG MỘT WAP MIỄN PHÍ
TRÊN DI ĐỘNG

WWW.CHODIENTHOAI
1