Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế
Phần 1 - Chương 8
Người con gái của Tưởng Giới Thạch mà ít ai biết đến
Tưởng Giới Thạch có hai người con trai, đó là điều mà cứ ai cũng đều biết cả. Mặc dù đối với lai lịch của hai người nỳ đều có một số cách nói, thế nhưng trong tông phổ họ Tưởng, trong bản thảo truyện ký lịch sử của các nhà sử học, Tưởng Kinh Quốc và Tưởng Vĩ Quốc đều là con trai của Tưởng Giới Thạch, đều là người nối dõi cho gia đình họ Tưởng. Còn một người con gái khác, vốn cũng phải là người nối dõi của gia đình họ Tưởng, cũng cần phải có địa vị và vinh dự như nhau, thế nhưng do vì những sai sót bất ngờ, cũng còn do sự lựa chọn cân nhắc của con người, người con gái ấy cuối cùng đã phải viết bỏ loại địa vị và vinh dự này đi, từ chỗ danh môn quyền quý biến thành một người bình dân. Thế nhưng người con gái đó đích xác đã là con gái của Tưởng Giới Thạch, một người con gái mà ít ai biết đến của Tưởng Giới Thạch Người con gái ấy chính là Tưởng Dao Quang ngày trước và Trần Dao Quang sau này. Nói tới người con gái này của Tưởng Giới Thạch cần phải nhắc tới đệ tam phu nhân Trần Khiết Như của Tưởng Giới Thạch, về những điều ân ân oán oán giữa Tưởng Trần cuối sách này sẽ có riêng một chương tiết tường thuật tỉ mỉ ở đây chỉ trao đổi những vấn đề có liên quan tới người con gái này của Tưởng Giới Thạch mà thôi.
Tưởng Giới Thạch bắt đầu được phất lên từ sau sự biến Trần Quýnh Minh năm 1922. Trước đó trong một thời gian rất dài, Tưởng che dấu tung tích giang hồ ở Thượng Hải, hội hợp với Ngu Hiệp Khanh, Trương Tĩnh Giang v.v.. làm người mách mối cho sở giao dịch cổ phiếu, cuộc sống rất lãng mạn. Chính trong thời gian này, Tưởng đã chung sống rồi kết hôn với Trần Khiết Như. Năm 1924, Tưởng Giới Thạch nhận chức hiệu trưởng trường quân sự Hoàng Phố, Trần Khiết Như đã theo Tưởng đi cùng, sống lâu dài ở Quảng Châu. Tính từ năm 1921, Trần Khiết Như cùng chung sống với Tưởng Giới Thạch trở đi, lúc này đã được hơn ba năm, thế nhưng hai người vẫn chưa sinh ra được người con nào.Một hôm, Trần Khiết Nhị tới y viện Bình Dân Quảng Châu gặp một sản phụ là người thân trong gia đình kiều dân, muốn đem cháu bé mới sinh này cho người khác. Trần Khiết Như liền nói với Tưởng Giới Thạch, bà muốn xin đứa bé gái này về nuôi, Tưởng vui vẻ đồng ý. Có lẽ là Tưởng cảm thấy bản thân mình đã có hai người con trai, cũng nên phải có một người con gái. Có lẽ là Tưởng cho rằng bên cạnh Mao Phúc Mai có Tưởng Kinh Quốc, bên cạnh Diêu Di Thành đã có Tưởng Vĩ Quốc, dưới gối Trần Khiết Như cũng phải có con mới tốt. Trần Khiết Như ôm đứa bé gái ấy về nhà, đặt tên là Bồi Bồi. Tưởng Giới Thạch cảm thấy cái tên này quá tục nên đã đổi tên cho con gái là Tưởng Dao Quang. Dao Quang là tên của ngôi sao thứ bẩy trong bẩy ngôi sao Bắc đẩu, nó chứng tỏ rằng Tưởng Giới Thạch đã yêu quý và mong đợi đối với đứa con gái này.
Tháng 3 năm 1927, Tưởng Giới Thạch đã quyết tâm kết hôn với Tống Mỹ Linh, liền ra lệnh cho Đỗ Nguyệt Sênh sắp xếp cho Trần Khiết Như sang Mỹ khảo sát, Tưởng Dao Quang được trao cho Trần mẫu nuôi dưỡng. Năm 1933 Trần Khiết Như về nước, lúc này đã chính thức ly hôn với Tưởng Giới Thạch, liền đem đổi tên con gái thành Trần Dao Quang.Sau này, Trần Khiết Như lại có một lần sang Mỹ nữa, bởi gia công nghiên cứu đã giành được học vị, suốt thời gian dài không về, Dao Quang vẫn được bà ngoại nuôi dưỡng dạy dỗ. Cuộc kháng chiến bùng nổ, Dao Quang vẫn chưa đầy hai mươi tuổi, đã lấy một người Triều Tiên mang họ An, đã sinh được hai người con trai. Thế nhưng An là một gián điệp Nhật Bản, sau khi cuộc kháng chiến thắng lợi hắn sợ tội, nên đã phải chạy trồn chui lủi, không biết đi về hướng nào. Dao Quang nuôi hai đứa con, cuộc sống vô cùng gian nan. Phu nhân của Hồ Tính Như thư ký chủ nhiệm đệ tam phương diện quân Quốc dân đảng là Chu An Kỳ vốn là bạn của Dao Quang, tỏ ra thông cảm sâu sắc với cảnh ngộ của Dao Quang, nên đã giới thiệu để Dao Quang kết hôn với Lục Cửu Chi, thiếu tướng tham mưu quân đội kiêm Tổng biên tập Cải tạo nhật báo, về sau đã sinh được một con gái. Năm 1971, Trần Khiết Như đã mắc bệnh qua đời ở Hồng Công. Dao Quang được phép đem con về Hồng Công chịu tang mẹ, từ đó định cư tại Hồng Công.