Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế
Phần 2 - Chương 2
Ân ân oán oán của Tưởng Giới Thạch với nguyên phối phu nhân
Đối với cuộc sống hôn nhân cá nhân mà nói, Tưởng Giới Thạch đã là người bị hại trong các cuộc hôn nhân phong kiến kiểu cũ, ông lại là người gây hại trong các cuộc hôn nhân phong kiến. Cuộc tình ân ân ái ái giữa Tưởng Giới Thạch với người vợ kết tóc Mao Phú Mai đã tạo thành một thiên quan trọng trong những điều bí mật về hôn nhân và luyến ái của ông.
Năm 1901 dựa theo lệnh của mẹ và lời hẹn ước của bà mối, Tưởng Thụy Nguyên 14 tuổi đã lấy Mao Phúc Mai người thôn Nham Đầu cùng huyện làm vợ. Cô dâu mới, 19 tuổi lớn hơn chú rể tròn năm tuổi. Nữ lớn tuổi hơn nam, đó là phong tục rất phổ biến thời đó trong dân gian đã lưu truyền câu tục ngữ Nữ đại tam, bao kim chuyên, nghĩa là gái hơn ba coi như được cục vàng bằng hòn gạch. Thế nhưng, Tưởng Thụy Nguyên đối với việc đã được thưởng thức lần đầu quả cấm tự do luyến ái, thì trong đầu óc không làm sao quên được hình bóng xinh đẹp dịu dàng kia của A Xuân. Cộng thêm vào đó là tính cách ngang ngạnh phóng túng, đã khiến cho Tưởng tuy đã trở thành chú rể nhưng trong lòng, thực sự chẳng vui vẻ chút nào. Đêm tân hôn, Tưởng Thụy Nguyên hoàn thành xong Công sự của cuộc hôn lễ theo tục lệ, liền quay ngoắt mình bước ra khỏi động phòng, vào ngủ ở trên giường của mẹ. Chẳng biết là vô tình hay hữu ý, vô luận hô gọi như thế nào Tưởng vẫn không tỉnh dậy. Tưởng mẫu không biết làm thế nào, đành phải sai người đem con nửa lôi nửa vác dìu vào trong động phòng, đặt ngay ngắn ở trên chiếc giường mới. Một chàng rể mới mà suốt ngày vui vẻ nhộn nhịp, bây giờ đến vui mắt cũng không mở được ra, lại tiếp tục ngáy khò khò. Giờ phút này cô dâu ở trong động phòng, đối mắt với rồng phượng đuốc hoa, hình đơn bóng lẻ, tâm tình thê thảm lạnh lùng Đêm hôm đó, nàng chỉ dõi theo tiếng trống cầm canh đơn điệu, Mao Phúc Mai tràn trề, giàn giụa những giọt nước mắt nong hổi oan khuất vô hạn, và cứ thế ngồi chờ cho tới lúc gà trống cất tiếng gáy báo trời đã sáng.
Kỳ thực gia đình nhà Mao Phúc Mai, cũng là một gia đình giàu có ở thôn Nham Đầu. Người cha là Mao Đỉnh Hòa đã mở cửa hiệu Tường Phong Nam hóa điếm, nhân dân đều gọi ông là ông chủ Tường Phong, là một thương nhân có quan niệm đạo đức phong kiến tương đối sâu. Trên vấn đề liên kết nhân duyên với nhà họ Tưởng, ông tin thờ nguyên tắc Chọn thân không bằng chọn mối, ông coi trọng hiền đức hậu đạo của Tưởng mẫu Vương thị. Còn Mao Phúc Mai được từ trong một gia đình lễ giáo phong kiến này hun đúc ra, rất tuân thủ tín điều Con gái không cần tài mà chỉ cần đức. Tuy đối với tương lai của mình nàng ôm ấp một viễn cảnh đẹp tuyệt vời, thế nhưng đối với cuộc hôn nhân do cha mẹ làm chủ này, nàng vẫn phục tùng tuyệt đối mà chẳng thấy có chút gì bảo đảm. Tuy đã có sự gay go căng thẳng của đêm tân hôn, thế nhưng Mao Phúc Mai Khoan dung nhân hậu, vẫn nuốt hết nước đắng oan khuất vào trong bụng, gánh vác lấy những công việc phức tạp, thờ phụng chồng, kính yêu mẹ chồng. Trong mấy năm đầu sau lễ cưới, mối quan hệ giữa hai vợ chồng còn tạm được. Điều đó, một mặt là Mao Phúc Mai tuân theo đạo tam tòng tứ đức, đồi với chồng tuyệt đối vâng lời, hầu hạ người chồng trẻ con tính nết cực kỳ ương bướng, được hài lòng mãn ý. Mặt khác, Tưởng còn chưa đi ra ngoài giang hồ đây đó, tầm mắt chưa được mở rộng, cho nên có thể bằng lòng với hiện trạng.
Năm 1905 Tưởng Giới Thạch tới tư đường họ Trần ở phố Văn Xương Ninh Ba. Mao Phúc Mai tuân theo lệnh mẹ đi theo giúp chồng học hành, chăm sóc cuộc sống cho chồng. Trong giai đoạn này, cảm tình của Tưởng đối với Mao tương đối tốt, thuê một bà chuyên để cho Mao thị sai bảo, lại mời em gái của bạn học Lâm Thiệu Khảo là Lâm Thụy Liên dạy Mao Phúc Mai học chữ, để mở rộng hiểu biết. Thế nhưng thời gian trăng mật này của hai người rất ngắn tổng cộng chỉ có sáu bẩy tháng , Tưởng liền đưa Mao thị trở về Khê Khẩu. Vốn là lúc học tập ở Ninh Ba, Tưởng đã nghe theo kiến nghị Thanh niên muốn thành đạt đổi mới, phải xuất dương du học ở nước ngoài của giáo sư Cố Thành Liêm, chuẩn bị ra nước ngoài học tập, liền đưa Mao Phúc Mai trở về quê cũ.Từ đó về sau, Tưởng Giới Thạch đi thi đỗ vào Học đường Võ bị Triết Giang, lại vào trường quân đội Bảo Định, lại chuyển sang Nhật Bản du học. Bôn tẩu ở trong nước và ngoài nước, những ngày về Khê Khẩu chỉ tính được trên đầu ngón tay. Lại cộng thêm những Đông Dương Mỹ nữ ở Nhật Bản đã rút hết hồn phách, đã khiến cho mối quan hệ giữa Tưởng và Mao tình cảm vốn đã rất miễn cưỡng nay đã mau chóng phai nhạt.Tưởng mẫu Vương thị lấy người vợ có số tuổi lớn hơn một chút cho con trai, sớm có ý niệm khao khắt là được có cháu bế. Chẳng ngờ, hai người kết hôn đã nhiều năm, không thấy sinh nở, chẳng tránh được có chút sốt ruột. Về sau, cuối cùng thì Mao Phúc Mai cũng đã có thai, Vượng thị sung sướng hiện ra trên nét mặt, chăm sóc nàng rất chu đáo. Lúc đó Tưởng lưu học ở Nhật Bản, về nhà nghỉ hè. Giờ phút này, Tưởng Giới Thạch đã được uống qua mực Tây, bỗng trở nên coi thường người vợ bèo cám Mao Phúc Mai này. Giữa hai vợ chồng vì một chuyện nhỏ mà cũng cãi lộn. Tưởng Giới Thạch đã dùng bàn chân mang giày da đá vào bụng của vợ. Lúc đó, Mao thị đã có thai được mấy tháng rồi, sau khi bị đá nàng đớn đau vô hạn, nằm liệt ở trên giường. Sai khi Vương thị biết tin, vội vã chạy tới, rồi mời bác sĩ tới chuẩn trị. Thế những, tất cả đều đã muộn. Ngay đêm đó, Mao Phúc Mai đã sảy thai. Sau khi được tin con dâu sảy thai, Vương thị khóc lóc dạy con, vừa khóc vừa kể tới lịch sử đớn đau của gia đình, quở trách con với đạo lý bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại (Có 3 tội bất hiếu, không có con là tội lớn nhất).
Mùa hè năm 1909, Tưởng Giới Thạch từ Nhật Bản về nước nghỉ, chỉ ở Thượng Hải, không chịu về quê nhà. Tưởng mẫu Vương thị khát khao có cháu bế, bà đã đích thân đưa con dâu tới Hộ (Thượng Hải). Để xúc tiến cho vợ chồng hòa hợp, bà cụ đã khóc lóc đớn đau dạy con, chỉ xuýt nữa thì đã tới mức bà cụ nhảy xuống sông Hoàng phố. Bà mẹ già đã lấy cái chết để khuyên nhủ, Tưởng Giới Thạch đã phải quỳ xuống đất xin tha tội cho và đã phát ra lời thề từ nay sẽ không cãi nhau với vợ nữa. Tới lúc này Vương thị mới yên tâm trở về Khê Khẩu. Chẳng thể ngờ được trái tim đau khổ của Tưởng mẫu thực sự đã có báo ứng tốt lành. Sự chung sống trong một thời gian ngăn giữa Mao Phúc Mai với Tưởng Giới Thạch, cuối cùng đã khiến cho Mao có thai một lần nữa. Sang năm sau, Mao Phúc Mai đã sinh ra một cậu con trai, tên tục là Kiến Phong, tên gia phổ là Kinh Quốc. Mao thị lấy chồng được mười năm, 28 tuổi được con. Vương Thị 46 tuổi được cháu, hương hỏa cả nhà họ Tưởng đã có người nối dõi, cả hai mẹ con đều vui vẻ lạ thường. Tưởng Giới Thạch lần đầu tiên được làm cha, thế nhưng không vì việc đưa con ra đời mà có thể buộc chặt được tình cảm với người vợ kết tóc đó. Cộng thêm vốn tính từ nhỏ đã là một gã trai lơ, đi qua Đông dương, nhìn nhiều chuyện lạ, cho nên về căn bản đã không để Mao Phúc Mai, người đàn bà lớn hơn mình năm tuổi lại chẳng phải là giai nhân lộng lẫy này vào trong con mắt.
Từ sau năm 1911, Tưởng Giới Thạch thường xuyên sống ở Thượng Hải, ăn chơi đàng điếm, rượu chè đĩ bợm, say đắm cảnh xa hoa với bọn người như Trương Tình Giang, Đới Quý Đào v.v... Chẳng bao lâu sau Tưởng đã lấy Diêu Di Thành xuất thân từ thân phân vú em làm thứ thất (thiếp). Từ đó Mao Phúc Mai đã trở thành rắc rối, rách việc. Thế nhưng sợ oai nghiêm của mẹ, Tưởng còn không thể không biểu hiện duy trì hình thức vợ chồng ở ngoài mặt.Mao Phúc Mai nhìn thấy tình cảm của chồng đối với mình ngày càng nhạt nhẽo mỏng manh, trong lòng vô cùng buồn nản. Thế nhưng, đối với một người phụ nữ chân nhỏ yếu đuối khư khư giữ lễ giáo phong kiến như vậy, đối mặt với số phận thê thảm như vậy, ngoài việc thuận chịu nghịch cảnh ra thì còn có cách gì. May mà nàng đã sinh ra một đứa con trai, nó sẽ kế thừa hương hỏa nhà họ Tưởng, mai sau mẹ sẽ lấy con làm giúp, có thể giữ được một chỗ ngồi ở trong nhà họ Tưởng. Tức thì, Mao thị càng tận tâm gắng sức chăm sóc con trai dốc hết lòng hầu hạ mẹ chồng, suốt ngày ăn chay niệm phật, để trôi theo thời gian.
Năm 1912, bởi Tưởng Giới Thạch tham gia vụ án mưu sát Đào Thành Chương, phải chạy sang Nhật Bản trốn tránh. Cuối năm ấy phong thanh vụ án họ Đào đã qua, Tưởng mặc com lê đi giày da, hãnh diện trở về quê, hơn thế còn đem theo về một thiếu phụ trẻ trung xinh đẹp như hoa tựa ngọc đó là Diêu Di Thành.Tin tức truyền tới, dân chúng trên đường phố ở Khê Khẩu đều chẳng hẹn mà cũng đổ dồn ánh mắt chĩa vào nhà họ Tưởng, cho rằng phòng Phong Cảo sẽ nổi sóng dữ trong biển ghen. Ai ngờ đã chẳng xảy ra như vậy. Mao Phúc Mai đã nắm tay Diêu Di Thành hỏi chuyện rối rít, rất thân mật. Thái độ của Mao thị khiến cho bà con dân phố ngớ người ra. Một người phụ nữ khoan hồng độ lượng tới mức như vậy ai đã từng nhìn thấy? Người chồng đã lấy vợ lẽ đem về, nàng chẳng những không giận mà còn tương kính tương thân như chị em. Khỏi phải nói tới những người bên cạnh ngỡ ngàng, mà ngay cả đến người chồng cũng phải ngấm ngầm bái phục sự độ lượng nhã nhặn của người vợ. Ngay từ lúc quyết định đem người vợ lẽ về làng, Tưởng Giới Thạch đã phải chuẩn bị tư tưởng cam chịu sự trách móc. Chẳng ngờ được Mao thị không những không ghen tuông mà còn sẵn lòng tha thứ trước, trong lòng Tưởng Giới Thạch bỗng chốc đã trào dâng đầy sự cảm kích.Kỳ thực, sự nhẫn nại, nhượng bộ và tha thứ của Mao Phúc Mai, chỉ là một phía của sự việc. Về một mặt khác, đương nhiên là nàng biết rõ tính cách của người chồng mang biệt hiệu là vô lại kia, cãi cọ với chồng cũng chẳng đem lại thú vị gì, chi bằng cứ thuận nước đẩy thuyền, để cầu lấy sự cùng yên ổn cùng vô sự. Sự thông minh và độ lượng của Mao thị, đã khiến cho mối quan hệ giữa nàng và chồng gay go mguy kịch, không những không vì sự xuất hiện của Diêu Dã Thành mà bị phá vỡ, ngược trở lại còn được cải thiện thêm.
Tháng 6 năm 1921, Tưởng mẫu Vương thị qua đời. Trục cột tinh thần để cho Mao Phúc Mai nương tựa nhờ cậy đã bị sụp đổ. Nàng biết rõ, từ đây về sau trên quan hệ hôn nhân sẽ không thể có người nào đem lại sự công bằng cho nàng được nữa. Nàng khoác áo cộ, đội khăn hiếu, đứng giữ trước kinh cữu, sa vào trong vực sâu đau khổ.Quả nhiên, vận rủi ro đã đến rất nhanh. Một đêm sau khi hoàn thành xong tang lễ Vương thị, Tưởng Giới Thạch, ngồi ngay ngắn ở trong Phật đường trước khi mẹ còn sống, gọi Mao Phúc Mai, Diêu Di Thành (có chỗ viết là Diêu Di Thành) tới, nước mắt ròng ròng tuyên bố với họ một tờ giấy bỏ vợ: Tôi chôn cất mẹ đã xong, một việc đại sự trong đời của người con đã hết, từ nay có thể một lòng dốc sức cho cách mạng, chẳng còn điều gì ràng buộc khác nữa. Nay tôi và mẹ con nàng sẽ li dị, việc sinh tử thành bại của tôi về sau, gia đình tự sẽ không còn liên lụy gì đến tôi nữa...[1] Thoạt nghe tới hai chữ li dị, một âm thanh bùng nổ trong tai Mao Phúc Mai, tưởng chừng như những đợt sấm vang. Nàng tuy đã có dự cảm từ lâu, thế nhưng chẳng thể ngờ được người chồng tuyệt tình lại hành động nhanh đến như vậy được. Lúc này, Mao thị ôm chặt con trai vào lòng, hai mẹ con nước mắt chảy ròng ròng nhìn Tưởng Giới Thạch, như van xin, mong Tưởng đừng ruồng bỏ họ. Mẹ già vừa chết, thi thể xương cốt còn chưa lạnh Tưởng Giới Thạch đã vội vội vàng vàng bỏ vợ, còn nhởn nhơ giả dạng lấy danh nghĩa Cánh mạng mà không biết nhục nhã hổ thẹn, dùng thủ đoạn xấu xa bỉ ổi, thực sự khiến cho người ta phải rùng mình ghê sợ. Tháng 11 cùng năm, trong bức thư gửi cho người anh của Mao thị là Mao Mậu Khanh đã bộc lộ rõ cách nghĩ chân thực Mười năm trở lúc đây, nghe thấy tiếng chân bước, nhìn thấy hình dáng con người, lập tức trở thành sự kích thích. Con người bỗng nhiên sinh ra oán hận đau khổ, cũng phải miền cưỡng làm việc chưa có quyết tâm nào muốn chia ly chồng vợ. Ngày hôm nay đã đến lúc bất hạnh, gia đình không thành gia đình không thành gia đình nữa, chồng đã không thể nhận vợ, vợ cũng chẳng được nhận chồng, để đến nỗi tôi và người mẹ hiền của tôi cũng đã dần tức tình cảm như nước sôi lửa bỏng cũng sinh ra liên lụy. Mọi điều đó tức là chồng chẳng ra chồng, vợ không ra vợ, rồi lại công thêm mẹ chẳng nhận con, điều đó đâu có phải là lạc thú của con người những lời nói kể trên, không phải là không muốn nói rõ một điều là Mao Phúc Mai căn bản không xứng đáng với Tưởng Giới Thạch, Mao chỉ có thể đem lại cho Tưởng những kích thích ác tính mà thôi.Tưởng Giới Thạch vội vàng thoát khỏi Mao Phúc Mai, còn có một nguyên nhân nữa là ở bên ngoài Tưởng lại còn có một niềm vui mới nữa, đó là Trần Khiết Như. Đáng tiếc là việc li hôn, thủ đoạn qúa ác liệt này, đã vấp phải sự phản đối của họ hàng thân thích, cũng chẳng thể giải trừ được quan hệ hôn nhân trên mặt pháp luật. Thế nhưng, cuộc hôn nhân trên thực tế giữa hai người, đã chết từ lâu.
Tháng 8 năm 1927, Tưởng Giới Thạch tạo phản đã bước lên đỉnh cao quyền lực trên võ đài chính trị Trung Quốc thì lại bị thông báo buộc phải từ chức Ra nước ngoài nghỉ ngơi dưỡng sức. Do vì các thủ tục như hộ chiếu. v.v... chưa làm xong, sau khi Tưởng đi du chơi Hàng Châu tham quan Tây Hồ, rồi trở về nghỉ ở Khê Khẩu. Mao thị nghe nói chồng sắp sửa trở về Phong Cảo phòng, nỗi bực tức giận dữ ở trong lòng liền trỗi dậy. Ngàn nỗi oán, vạn mối hận tập trung lại một chỗ, chỉ hận chồng đã đem đứa con mà mình dứt ruột đẻ ra đưa đi nước ngoài để nói phải sống ở quê hương khác. Nghe thấy tiếngg chân của chồng bước vào cửa, không biết dũng khí bật trỗi dậy từ đâu, Mao thị bỗng đứng dậy, bước mạnh bàn chân nhỏ, chạy xuống cầu thang gác, thì gặp ngay Tưởng Giới Thạch ở giữa sân. Nàng vừa khóc và gào:
- Ông đã đem con trai của tôi đi đâu rồi ? ông phải trả lại con cho tôi!
Bọn lính tùy tùng của Tưởng đứa nọ nhìn đứa kia, không người nào dám bước lên khuyên can, không khí vô cùng căng thẳng. May mà Tưởng Giới Thạch đã không phải là Tưởng Thụy Nguyên của quá khứ nữa, những công việc động tới chân tay Tưởng đã thi hành rất ít, lại cộng thêm bản thân Tưởng đích thực đã mắc nợ Mao thị quá nhiều rồi, đành phải dùng lời nói khéo để khuyên giải, cầu lấy sự việc được êm suôi.Sau khi Tưởng Giới Thạch ổn định được Mao thị, chẳng bao lâu lại sang Nhật Bản, cầu hôn với Tống Mỹ Linh đang cư trú ở Nhật Bản. Sau nhiều lần bàn bạc hai bên đã đạt tới hiệp nghị: Tống Mỹ Linh sẽ giải trừ hôn ước với người chồng chưa cưới trước là Lưu Kỷ Văn. Tưởng Giới Thạch cũng cần phải công khai ly hôn với người vợ cả Mao thị. Sau đó hai người mới có thể kết hôn.Tháng 12 cùng năm, Tưởng lại một lần nữa trở về Khê Khẩu đích thân xử lý công việc vô cùng gay cấn này - Tuyên bố công khai li hôn với Mao thị. Thế nhưng, Mao Phúc Mai cuối cùng vẫn là nguyên phối phu nhân của Tưởng Giới Thạch do Tưởng mẫu Vương Thái Ngọc chủ trì mối manh cưới hỏi chính thức. Cổ nhân đã có lời dạy rõ ràng Tao khang chi thê bất hạ đường, huống hồ bình thường nàng bình tĩnh tự tin, ăn chay niệm Phật, chẳng tranh chấp gì với ai, được mọi người trong làng xóm cảm thông sâu sắc. Tưởng Giới Thạch nêu ra việc li hôn với Mao thị, trên mặt tình lý nói không xuôi mà người họ hàng làng xóm cũng chẳng ai thừa nhận Hơn nữa, con cả Tưởng Kinh Quốc lại do Mai thị sinh ra, hiện còn đang lưu học ở Liên Xô, người mẹ lấy con làm quý. Mao Phúc Mai lẽ dĩ nhiên phải là bà chủ của Phong Cảo phòng. Sau cùng, do người cậu Tôn Cầm Phương của Tưởng Giới Thạch suy nghĩ tới tiền đồ chính trị nếu Tưởng Tống kết hợp với nhau thì sẽ có lợi cho Tưởng Giới Thạch từ nay về sau, liền nêu ra chủ trương: Đón Mao Phúc Mai tới tạm trú ở Miếu Tiêu Vương, mặc nhận là đã li hôn, làm một thủ tục ki hôn đăng trên mặt báo, rồi chuẩn bị hồ sơ ở chính quyền huyện Phụng Hóa, đem giấy chứng thực ly hôn có cả Tưởng Mao cùng ký tên, giao chuyển cho nhà họ Tống - chờ sau khi Tưởng Tống kết hôn xong, Mao Phúc Mai lại trở về Phong Cảo phòng, cuộc sống do Tưởng cung cấp. Như vậy tuy trên danh nghĩa đã giải trừ được quan hệ hôn nhân, thế nhưng Mao thị vẫn là bà chủ của Phong Cảo phòng.Gặp ngày tết, bạn bè thân thích qua lại, vẫn theo tục lệ của làng như trước coi Mao thị là chính tông, cả hai bên, việc nào đi việc ấy.
Ngày 1 tháng 12 năm 1927, trên tờ Thân báo Thượng Hải đã đăng tải một mẩu tin li hôn: Mao thị là vợ cả, đã li dị từ lâu, hai họ Diêu Trần, vốn không có khế ước Trải qua một loạt sắp đặt, cuối cùng Tưởng Giới Thạch đã thoát khỏi được người vợ kết tóc của mình là Mao Phúc Mai. Sau khi sóng gió của cuộc ly hôn đã trôi qua, Mao Phúc Mai vẫn trở về nhà họ Tưởng, tiếp tục chủ trì mọi công việc ở Phong Cảo phòng. Loại hiệp định quân trở li hôn bất li gia này giữa Tưởng và Mao, cố nhiên là có tâm lí hổ thẹn day dứt của Tưởng Giới Thạch, thế những có điều càng quan trọng hơn là Mao thị đã dùng hành động thực tế của mình giành được địa vị không thể chuyển lay ở trong nhà họ Tưởng. Mao Phúc Mai là một người vợ hiền mẹ tốt điển hình. Hiền đức và từ thiện của nàng đã giành được hầu hết sự đồng tình và ca ngợi của họ hàng làng xóm. Khiếp sợ oai vọng của lão Tưởng các cụ phụ lão ở quê hương không dám công khai tuyên bố rằng Tưởng Giới Thạch đang đi trên con đường của Trần Thế Mỹ hiện đại, thế nhưng sự đồng tình và kính trọng đối với Mao thị, chính là chiếc roi đạo đức quất vào hành vi ruồng bỏ người vợ kết tóc của Tưởng Giới Thạch. Tưởng Giới Thạch là người đầu tiên đề xướng Phong trào đời sống mới: lấy Trung, Hiếu, Lễ, Nghĩa làm cốt lõi. Hành vi ruồng bỏ Mao thị, không thể không là một vết nhơ mà bản thân ình cảm thấy lo sợ hồi hộp. Trong những ngày tiếp sau đó, người Khê Khẩu vẫn coi Mao thị là người vợ cả của Tưởng, tôn gọi Mao thị là Đại sự mẫu. Mãi đến năm 1948, Tưởng Giới Thạch về quê tu sửa gia phổ, mới đem Mao Phúc Mai thay đổi xưng hô gọi Mao thị là nghĩa nữ của Tưởng mẫu Vương Thái Ngọc.Mặc dù Tưởng và Mao hai người đã chẳng còn danh phận vợ chồng, thế nhưng Mao thị đối với Tưởng vẫn tôn kính giữ lễ. Mỗi lần Tưởng Giới Thạch trở về Khê Khẩu, bao giờ cũng có thông báo trước. Sau khi Mao thị nhận được tin Tưởng sẽ về làng, bao giờ cũng sai phái nhân viên quét dọn sạch sẽ tinh tươm trong và ngoài Phong Cảo phòng, cửa nhà sáng choang, không chút bụi nhiễm. Bình thường, Phong Cảo phòng đối với người thuê không cung cấp việc ăn uống, thế nhưng trong thời gian Tưởng Giới Thạch về quên thì lệ ngoại. Ngoài việc tìm ngờưi giúp đỡ việc làm cơm nấu thức ăn cho Tưởng và các nhân viên phục vụ ra, còn phải tăng thêm mấy mâm cơm khách, cung cấp cho người kế toán, tổng quản v.v... của Phong Cảo phòng sử dụng. Trong thời gian này Mao thị thường xuyên xuống nhà bếp, tự tay làm mấy món thức ăn nhà quê cho Tưởng. Còn Tưởng Giới Thạch mỗi lần về nhà, cũng luôn luôn dành thời gian tới Phong Cảo phòng, trò chuyện với Mao thị. có khi Tưởng và Tống Mỹ Linh cùng trở về Khê Khẩu, trú ở biệt thự Lạc đình. Tống Mỹ Linh luôn luôn có thói quen ngủ dậy muộn. Sau khi Tưởng dậy trước, lập tức sử dụng đoạn thời gian này, đi bộ tới Phong Cảo phòng. Mao thị tất đã chuẩn bị sẵn sàng một chút loại thức ăn điểm tâm như bánh ngải xanh..., để cho Tưởng sử dụng. Khi Tưởng Giới Thạch dùng xong món điểm tâm trở về Lạc đình, Tống Mỹ Linh vẫn còn chưa ngủ dậy, Mao thị biết rằng Tưởng rất thích ăn khẩu vị đặc sắc của Phụng Hóa, cho nên mỗi năm đều phải gửi tới Nam Kinh một ít thức ăn địa phương như khoai sọ v.v... cho Tưởng sử dụng. Do vì Mao thị luôn nhớ tới con trai Tưởng Kinh Quốc đang ở Liên Xô xa xôi, có khi cãi nhau với Tưởng, bắt Tưởng phải đưa trả con trai trở về. Trong đại đã số các trường hợp, đều hòa hoãn thân thiện với Tưởng.Sau khi giải quyết hòa bình sự biến Tây An, Tưởng Giới Thạch trở về Khê Khẩu nghỉ ngơi hưu dưỡng, Mao thị suốt ngày hầu hạ ở bên cạnh, chăm sóc tới đời sống của Tưởng. Do vì có nợ với Mao thị, trong lòng có sự hổ thẹn, Tưởng Giới Thạch liền hớn hở vui vẻ nói với Mao thị:
- Nỗi oan khuất, đau khổ của nàng trong bao nhiêu năm nay ta đều rõ cả. Bây giờ nàng có việc gì cần phải làm? Cần thiết phải có những thứ gì. Chỉ cần nàng nói ra, ta nhất định sẽ làm giúp cho nàng ?
Mao Thị chẳng hề suy nghĩ, trả lời luôn:
- Tôi không cần thứ gì hết, chỉ cần ông đem trả Kinh Quốc lại cho tôi - Tưởng Giới Thạch đã gật đầu đồng ý.Không lâu, với sự can thiệp của lão Tưởng, Tưởng Kinh Quốc đã từ Liên Xô về nước, trở về bên cạnh Mao thị, khiến cho bà có được niềm an ủi cực kỳ lớn.
Ngày 12 tháng 12 năm 1939, máy bay quân Nhật bỏ bom bắn phá Khê Khẩu, lấy nơi ở cũ Phong Cảo phòng và biệt thự Văn Xương các Võ Lính Đầu của nhà họ Tưởng là mục tiêu chủ yếu. Trong lúc vội vàng đi trú ẩn, Mao Phúc Mai không mau bị ngôi nhà đổ sập đè chết, thọ được 58 tuổi. Nhìn chung cuộc hôn nhân chồng vợ đầu tiên của Tưởng Giới Thạch và Mao Phúc Mai bắt đầu từ hài kịch rối kết thúc bằng bi kịch. Mao thị không hẳn là hồng nhan, nhưng chỉ có thể nói là bạc mệnh. Nàng với người chồng là Tưởng Giới Thạch, cũng là người bị hại của cuộc hôn nhân phong kiến bao biện. Thế nhưng điểm khác nhau giữa nàng và chồng nàng ở chỗ: Cái hại mà nàng phải chịu là hai tầng, vừa chịu cái hại lấy chồng do lôi kéo ép buộc của mệnh lệnh cha mẹ, lại chịu cái hai là bị chồng ruồng bỏ. Còn Tưởng Giới Thạch đã vừa là người bị hại của cuộc hôn nhân phong kiến, trái ngược lại Tưởng lại trở thành người gây hại cho cuộc hôn nhân phong kiến đòi hỏi môn đang hộ đối, phu sướng phụ hòa. Trong bi kịch hôn nhân giống như một câu đố, người bị thể thảm nhất không ai hơn được Mao Phúc Mai. Giả sử nàng cũng giống như những người phụ nữ khác tuân theo chỉ ý của mẹ cha, lấy một người nông dân bình thường, sinh con đẻ cái, làm một người vợ tốt tam tòng tứ đức, thì sẽ có thể trôi qua một cuộc sống tháo bình yên ả. Nếu như vậy, nhìn lên thì chẳng bằng ai, nhìn xuống cũng khối người chẳng bằng mình! Thế nhưng, số phận luôn luôn đùa giỡn với con người, mộng ảo của người phụ nữ, không chịu nổi sự thét gào của thời đại. Ai đã từng nghĩ tới, người chồng bé nhỏ mà năm xưa ương bướng phóng đãng, cuối cùng đã trở thành Tổng thống thống trị Trung Quốc gần hai chục năm, thật là ân hận đã dạy chồng kiếm được sự phong hầu! đó lắm thay!
-----------------------------------
[1] Tưởng Giới Thạch gia thế trang 121, NXB nhân dân Triết Giang, Xuất bản 10 năm 1988