Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế
Phần 3 - Chương 6
Lần đầu tiên Tưởng Giới Thạch buộc phải từ chức và phục chức
Buộc phải từ chức cách nói này là để chỉ những người chấp chỉnh bị bức phải hạ bệ, bao hàm một ý xấu. Tưởng Giới Thạch giành giật trên diễn đàn chính trị, tranh quyền đoạt lợi, việc từ chức quyết không phải là bản ý của Tưởng. Thế những cuộc đấu tranh tàn khốc của bọn quân phiệt mới Quốc dân đảng đã bức bách buộc Tưởng Giới Thạch phải tuyên bố từ chức trong bài phát biểu Thư gửi quốc dân ngày 13 tháng 8 năm 1927. Đây là lần thứ nhất trong cuộc đời Tưởng Giới Thạch được thưởng thức mùi vị của việc bắt buộc phải từ chức.Thế nhưng, thời gian chỉ trôi qua hơn một trăm ngày ngắn ngủi, Tưởng Giới Thạch lụi giống như một kỳ tích đựoc chính phủ Nam Kinh ủy nhiệm làm Tổng tư lệnh. Tưởng Giới Thạch lại múa may chiếc gậy quyền lực, hạ lệnh xét tội những người lúc đầu buộc ông phải từ chức như Uông Tinh Vệ, Cố Mạnh Dư, Tần Công Bác v.v... bắt Uông Tinh Vệ một lần nữa rời khỏi đất nước. Ngày mồng 2 tháng 2 năm 1928, trên hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ tư khóa hai của Quốc dân đảng, Tưởng Giới Thạch được bầu làm chủ tịch ẹy ban chính trị Trung ương và chủ tịch quân ủy Trung ương, quyền lực của Đảng, chính phủ, quân đội Quốc dân đảng lại một lần nữa rơi vào trong tay Tưởng Giới Thạch, địa vị của Tưởng Giới Thạch so với trước khi buộc phải từ chức đã càng được củng cố hơn.Thuật chìm nổi đã thiên biến vạn hóa. Tưởng Giới Thạch đã làm thế nào để nâng cao được đị vị của mình sau khi buộc phải từ chức, củng cố được quyền lực của mình? Đây lại là một điều bí mật nữa ở trong cuộc đời Tưởng Giới Thạch.Muốn vén được bức màn bí mật này lên thì cần phải bắt đầu nói từ việc buộc phải từ chức của Tưởng Giới Thạch trở đi.Lần thứ nhất Tưởng Giới Thạch bắt buộc phải từ chức, chủ yếu có ba nguyên nhân.Nguyên nhân thứ nhất là giữa chính phủ Quốc dân đảng Nam Kinh do Tưởng Giới Thạch cầm đầu và chính phủ Quốc dân đảng Vũ Hán do Uông Tinh Vệ cầm đầu đang tồn tại những xung đột lợi hại nghiêm trọng, Tưởng Giới Thạch đã trở thành chướng ngại của sự quy tụ Ninh Hán. Sau khi Tưởng Giới Thạch phát động cuộc chính biến phản Cách mạng 12 tháng 4 để giành được địa vị lãnh tụ Quốc dân đảng, Uông Tinh Vệ không thể không dựa vào lực lượng của Cộng sản Đảng, cầm cờ hiệu của cách mạng, lấy danh nghĩa là chính phủ quốc dân Vũ Hán tuyên bố khai trừ Đảng tịch của Tưởng Giới Thạch, kêu gọi một người đánh đổ Tưởng Giới Thạch. Tưởng Giới Thạch mâu thuẫn gay gắt, trực tiếp đối đầu, thực hành phong tỏa kinh tế và bao vây quân sự đối với chính phủ Vũ Hán, phát động các nhân sĩ trong Quốc dân đảng bao vây tiến công Uông Tinh Vệ trên mặt chính trị. Khi địa vị lãnh tụ của Uông Tinh Vệ bị uy hiếp, cùng công nhiên phát động cuộc chính biến phản cách mạng ở Vũ Hán, hơn nữa còn chủ trương quy tụ Ninh Hán. Thế nhưng, để giành được quyền lực tối cao trong Quốc dân đảng, Tưởng Giới Thạch kiên quyết không chịu thua kém Uông Tinh Vệ, tức thì hai bên liền chỉ trích lẫn nhau, đều tuyên bố bản thân mình là chính phủ Chính thống.Trong cuộc tranh cãi tuốt kiếm giương cung này, chỉ riêng một Uông Tinh Vệ cũng khó có thể bức được Tưởng Giới Thạch phải từ chức. Uông Tinh Vệ chỉ có quyền trong Đảng không có quyền trong quân đội, lời nói thì tỏ ra thiếu sức mạnh. Trong khi cuộc tranh giành Tưởng Uông chưa ngã ngũ thì bọn quân phiệt Quảng Tây nhúng tay vào, khiến cho cán cân giành chính thống này đã xuất hiện sự nghiêng lệnh.Ngày mồng 9 tháng 8, tổng chỉ huy đệ tử phương diện quân của đệ nhất tập đoàn quân là Đường Sinh Trí đã công khai đứng ra vạch trần những hành vi tội ác dùng quân đội chế ngự Đảng, Dùng Đảng uy hiếp chính quyền, tự lập chính phủ, giỏi mở hội nghị, giết hại người khác cánh v.v.. Sau hai ngày, đường sinh Tri lại phát đi bức thư Gửi các bạn học ở Hoàng Phố hãy đứng lên lật đổ Tưởng Trung Chính, bổ nhiệm Trình Tiềm, Hà Kiện làm tổng chỉ huy hai cánh quân tả hữu của Quân Đông Chinh, kéo về phía đông tiêu diết Tưởng Giới Thạch. Tưởng Giới Thạch ăn miếng trả miếng, ra lệnh cho Bạch Sùng Hy chỉ huy quân đội đánh trả. Nào ngờ Bạch Sùng Hy - tiểu Gia cát này nhìn thấy gốc cây Tưởng Giới Thạch này không thể dựa được, đã cự tuyệt chấp hành mệnh lệnh của Tưởng Giới Thạch. Lúc này, Lý Tông Nhân về phía chính phủ Nam Kinh cũng biểu thị ủng hộ Uông Tinh Vệ, phản đối Tưởng Giới Thạch, Hà ứng Khâm bằng mặt không bằng lòng, cũng muốn giành giật Tưởng để thay thế. Và như vậy, Tưởng Giới Thạch đã bị bức tới trước vực thẳm, không thể không từ chức để dung hòa mâu thuẫn. Thế nhưng, khi Tưởng Giới Thạch bước xuống Vũ đài quân đội chính quy của Tưởng không hề bị tổn thất. Đây cũng chính là điểm mấu chốt, khiến cho Tưởng Giới Thạch sau khi buộc phải từ chức phục chức, rồi sau khi phục chức địa vị càng được củng cố.Tưởng Giới Thạch tự tin rằng, chỉ cần quân đội không tan thì ông lại có thể đứng lên quật khởi được.Nguyên nhân thứ hai là Tưởng Giới Thạch đã bị trượt ngã thất bại ở trước mặt Tôn Truyền Phương một tên quân phiệt cũ. Tôn Truyền Phương vốn đã học sinh tốt nghiệp ở trường võ bị cấp tốc lục quân Bắc Dương và trường sĩ quan Nhật Bản, năm 1921 được bổ nhiệm lên làm sư trưởng sư đoàn 2 lục quân tổng tư lệnh thượng du Trường Giang. Trong cuộc chiến tranh Tề Lư năm 1924 dẫn quân đi đánh chiếm Triết Giang, thực lực lớn mạnh, được chính phủ Bắc Dương bổ nhiệm làm Mãn Triết tuần duyệt sứ kiêm Triết Giang quân vụ Đốc biện. Không lâu lại chiếm lĩnh Từ Châu, khống chế được năm tỉnh Triết, Mân, Tô, Huản, Cán, là một trong những quân phiệt lớn nhất của Bắc Dương hậu kỳ. Thế nhưng vô luận là trên mặt chính trị hay trên mặt quân sự Tôn Truyền Phương đều không phải là đốc thủ của Tưởng Giới Thạch. Trong cuộc đối kháng với quân phiệt phía bắc ở Giang tây, Triết Giang, Giang Tô v.v...Tôn Truyền Phương đã nhiều lần vấp phải thất bại thảm hại, liên tục phải rút lui về phương bắc. Tưởng Giới Thạch cũng chưa bao giờ coi Tôn Truyền Phương là một đối thủ chủ yếu.Khi mâu thuẫn giữa Tưởng Giới Thạch với chính phủ Vũ Hán ngày thêm sâu sắc, Tưởng đã từng cử tướng tài đắc lực của mình là Trương Quần tới gặp Tôn Truyền Phương ở Dương Châu, yêu cầu Tôn Truyền Phương tới Nam Kinh chuyện trò. Trương Quyền còn đem đi một dự án ngầm của Tưởng Giới Thạch: Nếu Tôn Truyền Phương thay đổi treo cờ thanh thiên bạch nhật, cùng về làm việc với Tưởng mỗ, thì Tưởng Giới Thạch sẽ mời Tôn Truyền Phương đảm nhiệm chức phó Tổng tư lệnh quan cách mạng quốc dân kiêm Tổng tư lệnh liên quân Hoa Bắc. Nếu cuộc thôn tính thành công, thì Tưởng Giới Thạch có thể tập trung lực lượng đối phó với Uông Tinh Vệ và Đường Sinh Trí. Tưởng Giới Thạch luôn luôn chỉ muốn nghĩ cách nuốt chửng quân đội này của Tôn Truyền Phương. Đâu ngờ Tôn Truyền Phương đã sớm nhìn thấu mấy khúc ruột ở trong bụng Tưởng Giới Thạch, Tôn đã cự tuyệt lòng tốt của Tưởng Giới Thạch và trao cho Trương Quần một bộ mặt lạnh nhạt.Tức thì, Tưởng Giới Thạch liền hạ lệnh chia quân thành ba đường tiếp tục tiến đánh Tôn Truyền Phương. Hà ứng Khâm chỉ huy đệ nhất lộ quân, từ Trấn Giang qua sông, men theo sông đào tiến thẳng tới Lỗ Nam. Lý Tông Nhân chỉ huy đệ tam lộ quân, mục tiêu là đoạt cướp Từ Châu. Tưởng Giới Thạch đích thân dẫn đệ nhị lộ quân tiến lên bắc. Lý Tông Nhân tiến công mạnh mẽ, ngày mồng 2 tháng 6 đánh chiếm được Từ Châu.Trong khi Tưởng Giới Thạch đang tưng bừng hớn hở đọc tin mừng thắng trận của Lý Tông Nhân thì hậu viện bốc lửa. Chính phủ Vũ Hán tiến vào chiếm đóng Trinh châu, Khai phong, chuẩn bị đông chinh Nam Kinh. Tưởng Giới Thạch biết Lý Tông Nhân có thể đánh có thể giữ, đã mệnh lệnh cho Lý Tông Nhân cấp tốc về Nam Kinh, để cho Vương Thiên Bồi cố thủ Từ Châu. Tôn Truyền Phương và Trương Tông Xương nắm chắc được cơ hội này phản công Từ Châu. Từ Châu lại thất thủ, Tưởng Giới Thạch có được miếng thịt béo kề tới gần miệng lại đã bị mất.Tưởng Giới Thạch buồn bực tức giận, ông không để ý gì đến thân phận tổng tư lệnh quân Bắc phạt, sau khi quát tháo chửi rủa Hà ứng Khâm một trận, Tưởng lập tức quyết định tổ chức lực lượng phản công. Tưởng Giới Thạch còn đích thân tới đốc chiến ở tiền tuyến Từ Châu, nghiến răng nghiến lợi nói:- Không đánh được Từ Châu thì quyết không trở về Nam Kinh.Kết quả là đã trúng kế phục binh miệng túi của Tôn Truyền Phương quân đội vấp phải thương vong nặng nề. Tưởng Giới Thạch đã phải lúng túng chạy trốn về Nam Kinh. Tôn Truyền Phương cũng dồn quân đội phản công theo hướng Nam Kinh.Để cứu vãn ảnh hưởng đốc chiến thất bại, Tưởng Giới Thạch bỗng ngang ngược ra lệnh bắn chết Vương Thiên Bồi tổng chỉ huy mặt trận tiền phương. Nào ngờ tiếng súng nổ vang đã kích động sự bất mãn và chống đối của các tướng lĩnh đối với Tưởng, ngay cả đến Hà ứng Khâm cũng thừa cơ xuyên thông với quân đội Quảng Tây.Tưởng Giới Thạch đành phải lựa chọn phương thức bản thân mình buộc phải từ chức để xoa dịu bộ hạ, để lừa dối lấy lại tín nhiệm của quân đội. Có thể nhìn thấy bắt buộc phải từ mưu đó chỉ là khổ nhục kế của Tưởng Giới Thạch quyết không phải là sự vứt bỏ quyền bính.Nguyên nhân thứ ba là cuộc đi về phía đông sang Nhật Bản để tranh thủ sự giúp đỡ của chính phủ Nhật Bản. Trong những năm này, trên vũ đài chính trị, tuy Tưởng Giới Thạch đã được sự giúp đỡ và ủng hộ của thế lực nước Anh và nước Mỹ. Thế nhưng Nhật Bản, nước lân cận hùng mạnh này đã không mấy nhiệt tình đối với Tưởng Giới Thạch. Mặc dù những năm trước Tưởng Giới Thạch đã từng bước chân lên đất nước Nhật Bản, quen biết không ít người Nhật Bản, thế nhưng Nhật Bản cũng không đem lại nhiều ích lợi cho Tưởng. Dựa vào trực giác của Tưởng Giới Thạch, nếu muốn xưng vương xưng bá ở trên vũ đài chính trị Trung Quốc thì còn cần phải mượn sự giúp đỡ về sức mạnh của người Nhật Bản nữa. Do đó, Tưởng quyết định xuất phát từ kế sách lâu dài, bỏ thời gian đi sang Nhật Bản một chuyến. Đây chính là một nước cờ hiểm bắt buộc phải làm ra xuất phát từ suy nghĩa chiến lược.Từ đây có thể nhìn thấy, sau khi Tưởng Giới Thạch bắt buộc phải từ chức, gốc rễ của nền thống tự Tưởng chưa bị đào bỏ. Bản thân con người của Tưởng Giới Thạch cũng quyết không muốn trở thành con người sơn dã, một mặt Tưởng nắm chắc không rói các sĩ quan quân sự Hoàng Phố, một mặt khác lại thông qua các nhân vật như Trần Quả Phu, Trần Lập Phu v.v.. để khống chế cán bộ Đảng, chính quyền ở các nơi. Tưởng Giới Thạch đã dụng tâm gian khổ chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện cho việc phục chức kể từ giây phút ông bắt vuộc phải từ chức.Trên vũ đài chính trị Tưởng Giới Thạch ẩn dầu tung tích trong nhiều năm, đối với những mâu thuẫn giữa Tôn Truyền Phương, Uông Tinh vệ, Đường Sinh Trí và bọn quân phiệt Quảng tây, Tưởng đã nhìn thấy rất rõ ràng. Trong lòng Tưởng Giới Thạch hiểu rất rõ, cho dù Tưởng mỗ có bắt buộc phải từ chức thì cuộc tranh quyền đoạt lới giữa bọn quân phiệt mới Quốc dân đảng quyết không thể chấm dứt được. Do đó ngay buổi chiều hôm đọc lời tuyên bố từ chức ông đã trở về quê nhà ở Khê Khẩu Phụng Hóa Triết Giang, quan sát với con mắt lạnh lùng.Khi quân đội bộ thuộc quân phiệt cũ của Tôn Truyền Phương chuẩn bị phản công Nam Kinh, cuộc đấu chọi nhau lúc công khai lúc ngấm ngầm giữa Uông Tích Vệ, Đường Sinh Trí với Bạch Sùng Hy, Lý Tông Nhân của phái Quảng Tây ngày càng kinh liệt, Tưởng Giới Thạch đã nhìn rõ cục thế nổi dậy bùng lên đã hình thành cơ bản, Tưởng liền vượt sông qua biển, đông du sang Nhật Bản. ở Tôkiô Tưởng đã nhìn thấy trong cuộc đấu tranh đó Lý Tông Nhân đã tiêu diệt Đường Sinh Trí, Đường Sinh TRí cùng bước theo sau đám bụi của Tưởng, bắt buộc phải từ chức, chạy trốn sang Nhật Bản.Tới Nhật Bản lần này Tưởng Giới Thạch đã làm được hai việc đại sự. Một là định được hôn ước tam tiểu thư nhà họ Tống là Tống Mỹ Linh. Việc hôn sự này, đối với Tưởng Giới Thạch thống trị Trung Quốc về sau rồi bước lên vũ đài quốc tế đều đã sản sinh ra những ảnh hưởng rất to lớn, là một trong những sự việc mà ông Tưởng đắc ý nhất trong suốt cả cuộc đời. Đối với điều bí mật giữa Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh trong bộ sách này đã có một chương giải thích riêng. Còn một sự kiện khác nữa chính là cầu được sự giúp đỡ và ủng hộ của người Nhật Bản.Ngày 29 tháng 9, được sự bảo vệ của Trương Quần v.v...Tưởng Giới Thạch từ Thượng Hải tới Nagasaki Nhật Bản, không lâu lại tới Kando, Tôkiô v.v..Do vì thắng lợi không thể ngờ tới trong việc cầu hồn với Tống Mỹ Linh, Tưởng Giới Thạch lòng vui phơi phới, đi du chơi các nơi danh lam thắng cảnh, không hề có tình cảm bi quan của con người bị bắt buộc phải từ chức. Mỗi khi đi tới một nơi nào, Tưởng Giới Thạch đều kiếm cớ nói là đến thăm viếng những người bạn cũ ngày trước của Tôn Trung Sơn. Khi Tưởng Giới Thạch tới thăm viếng thày giáo và bạn bè lúc Tưởng lưu học ở Nhật Bản cốt để cầu mong đạt được lời tuyên bố ủng hộ và giúp đỡ. Lúc Tưởng Giới Thạch tới thăm sư đoàn trưởng Trường Cương còn đặc biệt lưu ý vẽ bức tranh treo không phụ thày dạy để biểu thị sự tôn trọng đối với sự vị sĩ quan đã dạy mình khi còn học tập ở Takata.Ngày 23 tháng 10, tại Tôkiô, Tưởng Giới Thạch đã phát biểu Thư gửi quốc dân Nhật Bản, công khai gọi Trung Nhật thân thiện.Những thái độ này của Tưởng Giới Thạch đã dàn tới sự chú ý của Đầu Sơn Mãn người đứng đầu đặc vụ Nhật Bản. Đầu Sơn Mãm đã đón Tưởng Giới Thạch đến cư trú ở trong gia đình mình, còn sắp xếp Tưởng Giới Thạch cùng tiến hành hội đàm bí mật với Điền Trung Nghĩa.Lúc thoạt đầu, Tưởng Giới Thạch đối với cuộc hội đàm với Điền Trung Nghĩa ôm ấp niềm hy vọng rất lớn. Tưởng đã đề suất ra ba kíen nghị với Điền Trung Nghĩa: Thứ nhất chính sách đối với Hoa Kiều của chính phủ Nhật Bản từ nay về sau nên lấy việc đối với Quốc dân đảng làm mục tiêu chủ yếu chứ khong phải là quân phiệt Bắc Dương. Thứ hai, Tưởng chủ trương tiếp tục bắc phạt, thống nhất Trung Quốc. Sự việc này được chính phủ Nhật Bản giúp đỡ, chí ít thì cũng không nên can thiệp. Thứ ba, phản đối cộng sản Đảng.Điền Trung Nghiã coi Tưởng Giới Thạch là một nhân vật trọng yếu của Trung Quốc, thế nhưng ông biểu thị sự hoài nghi về năng lực thống nhất Trung Quốc, thế nhưng ông biểu thị sự hoài nghi về năng lực thống nhất Trung Quốc của Tưởng, do đó đã khuyên bảo Tưởng Giới Thạch không nên tiếp tục bắc phạt, mà nên chuyên tâm với việc thống nhất phương nam. Đối với những yêu cầu của Tưởng Giới Thạch, ông TaNaka Giichi biểu thị rất rõ ràng: Trong phạm vi quốc tế cho phép và trong phạm vi quyền lợi của Nhật Bản không làm sự hy sinh khác, đối với sự nghiệp của ngài chúng tôi sẽ không tiếc sự viện trợ đầy đủ.Đối với việc ông Tanaka gichi không ủng hộ việc bắc phạt của mình Tưởng Giới Thạch biểu lộ không vui vẻ, thế nhưng Tưởng đã đã biểu lộ rõ việc Nhật Bản có những đồng chí tất yếu sẽ giúp đỡ chúng tôi, sớm có ngày hoàn thành cách mạng, bài trừ được sự hiểu sai về Quốc dân đảng. Mà, nếu có thể làm được như vậy thì vậy thì vấn đề Mãn, Mông cũng dễ dàng giải quyết, phong trào bài Nhật sẽ bị tuyệt tích ![1] Thái độ này của Tưởng Giới Thạch, trên thực tế là bán rẻ chủ quyền của Trung Quốc ở Mãn Châu lý và Mông Cổ, thừa nhân lợi ích đặc thù ở Đông bắc Trung Quốc của đế quốc Nhật Bản để đổi lấy sự ủng hộ của người Nhật Bản, để củng cố địa vị thống trị của mình.Tưởng Giới Thach còn tiếp xúc với Thiên hoàng Nhật Bản YoseJiki, đem những vấn đề của đất nước từ Trường Thành trở lên phía bắc của Trung Quốc tiến hành sự hợp tác nào đó.Ngày 10 tháng 11, Tưởng Giới Thạch về tới Thượng Hải. Đã có được thái độ của người Nhật, Tưởng Giới Thạch liền yên tâm. Rất nhanh chóng Tưởng Giới Thạch đã bàn bạc thương lượng với một số người như Uông Tinh Vệ, Lý Tông Nhân v.v.. về các sự việc thủ tiêu ẹy ban đặc biết và triệu tập hội nghị toàn thể Trung ương làm thứ tư khóa 2 Quốc dân đảng. Mặc dù trong suốt cuộc đời Tưởng Giới Thạch đã có mấy lần biến đổi thái độ đối với Nhật Bản, thế nhưng sự giúp đỡ của người Nhật Bản lúc này đối với việc phục chức của Tưởng Giới Thạch đã có ảnh hưởng rất quan trọng, cũng là một chiếc khuy áo chủ yếu để giải đáp điều bí mật này.Khi Tưởng Giới Thạch tích cực hoạt động ở Nhật Bản, cuộc đấu tranh giữa các phe phái trong quốc dân đảng, cuộc đấu tranh của các quân phiệt, cuộc đấu tranh giữa Uông Tinh Vệ với bọn quân phiệt Quảng Tây đã tiến thêm một bước. Khi lực lượng các phe phái khó có thể thôn tính được đối phương, chúng đều nghĩ tới việc lôi kéo Tưởng Giới Thạch ra để ủng hộ cho lợi ích của mình. Tức thì, cơ hội phục chức trở lại của Tưởng Giới Thạch cuối cùng đã tới. Trong hội nghị trù bị cho hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ tư khóa hai Quốc dân đảng, Uông Tinh Vệ đã tranh giành đề nghị trước: Mời Tưởng phục chức là một việc cấp bách, nóng bỏng để giải quyết các vấn đề trong Đảng, trong chính phủ và trong quân đội. Lý Tông Nhân cũng tuyên bố lý ủng hộ lập trường của Tưởng Giới Thạch. Phùng Ngọc Tường và Diêm Tích Sơn ở phương bắc cũng hăm hở gửi điện, thú dục Tưởng Giới Thạch phục chức Chính trong lúc này, những tiếng hô hào yêu cầu Tưởng Giới Thạch phục chức còn cao hơn tiếng hô hào đòi hỏi Tưởng phải từ chức lúc ban đầu. Đủ thấy Tưởng Giới Thạch giỏi chơi quyền mưu từ chức như thế nào!
--------------------------
[1] Tuyển tập tư liệu lịch sử về quan hệ đối ngoại cận đại Trung Quốc phần 1 quyển hạ trang 148.149, NXB nhân dân Thượng Hải 1977.