Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế
Phần 3 - Chương 8
Tưởng Giới Thạch buộc phải từ chức và phục chức lần thứ ba
Ngày 21 tháng 1 năm 1949, Tưởng Giới Thạch lại một lần nữa rời bỏ chếc gậy ma của địa vị và chức quyền, tuyên bố từ chức. Đây là lần thứ ba bắt buộc phải từ chức trong cuộc đời Tưởng Giới Thạch.Năm đó, Tưởng Giới Thạch đã 62 tuổi rồi, vốn phải là cái tuổi chấm hết trong cuộc đời làm chính trị của Tưởng Giới Thạch. Vậy mà đêm hôm trước khi từ chức, Tưởng Giới Thạch vừa chửi vừa gào lại vừa khóc, thậm chí còn dơ tay đánh người, bắn súng lên trời, miệng luôn lảm nhảm nói có người bắt buộc ông ta phải từ chức. Thâm chí mã Tưởng còn chửi bới rất nhiều các nhân viên quan trọng trong Quốc dân đảng bắt họ phải khóc theo. Chính trong những tiếng khóc đó, Tưởng Giới Thạch đã đổi trắng thay đen, sau khi sắp đặt mọi thứ trướng ngại cho việc di chuyển quyền lực, ông đã bực bội giận dữ trở về Khê Khẩu Phụng Hóa Triết Giang, kết thúc ách thống trị đen tối ở đại lục Trung Quốc của ông ta.Sự thất bại của Tưởng Giới Thạch giống hệt như một sự thất bại của một con bạc sau khi đã nướng hết toàn bộ vốn liếng vào trong canh bạc. Đó là điều tất nhiên, chẳng có cách nào cứu vãn nổi. Thế nhưng, Tưởng Giới Thạch thân đứng trên tầng cao nhất của tập đoàn thống trị Quốc dân đảng, quen chơi trò âm mưu phản cách mạng, tại sao lại gào thét bất bình là bị buộc phải từ chức lần thứ ba? Đây là một điều bí mật mà ngay cả bản thân Tưởng Giới Thạch nhất thời cũng khó có thể giải đáp được.Ai đã buộc Tưởng Giới Thạch phải từ chức? Lịch sử đã để lại ba cách giải thích.Cách giải thích thứ nhất là Tưởng Giới Thạch bị người Mỹ buộc phải từ chức.Nhiều năm nay, chính phủ Mỹ luôn luôn là một ngọn núi dựa trên và đài chính trị của Tưởng Giới Thạch. Tưởng Giới Thạch với phu nhân Tống Mỹ Linh cùng rất nhiều quan chức cao cấp trong chính phủ Mỹ đã có hàng vạn hàng triệu mối liên hệ chằng chịt. Chính phủ Mỹ coi Tưởng Giới Thạch là người đại diện và kẻ chấp hành chính sách đối với Trung Hoa của nước Mỹ. Họ đã có sự viện trợ rất phong phủ hậu hĩnh do Tưởng trên mặt quân sự và kinh tế. Nửa năm đầu năm 1946, nước Mỹ đã cung cấp cho chính phủ phản động Tưởng Giới Thạch số vật tư trị giá 1330 triệu đô la Mỹ. Nước Mỹ còn trang bị cho quân đội Quốc dân đảng 936 chiếc máy bay, chuyển giao 131 chiếc hạm tàu hải quân; ngay cả đến tổng thống Mỹ Harey Truman cũng thừa nhận: Sau kháng chiến thắng lợi Nước Mỹ đã viện trợ vật tư cho chính phủ Tưởng Giới Thạch gấp đôi số vật tư Viện Hoa của nước Mỹ trước cuộc kháng chiến thắng lợi. ở bên cạnh Tưởng Giới Thạch luôn luôn có một đoàn cố vấn Mỹ giúp Tưởng bàn mưu vạch kế. Tại sau người Mỹ lại bắt buộc Tưởng Giới Thạch phải từ chức? Nói ra thì đã khiến cho Tưởng Giới Thạch vô cùng đau đớn.Mùa hạ năm 1947, giải phóng quân nhân Trung Quốc trải qua cuộc nội chiến một năm, quân chủ lực đã bắt đầu chuyển sang tấn công chiến lược. Hình thế quân sự và chính trị của Trung Quốc đã phát sinh những biến hóa trọng đại. Tổng thống Mỹ Truman, muốn tìm hiểu tình hình chiến trường Trung Quốc, đã cử đoàn đại biểu đứng đầu là Wedemeger tới Trung Hoa tiến hành Khảo sát. Sau một tháng, Wedemeyer đã hoạch định ra một bản Kế hoạch tri viện và hiệp trợ quân sự, một mặt kiến nghị nước Mỹ điều vận thêm hàng loạt máy bay tác chiến, hạm đội, vũ khí, đạn dược để trang bị cho quân đội Quốc dân đảng. Một mặt khác, trong bữa tiệc tiễn biệt do Tưởng Giới Thạch chiêu đãi, Wedemeyer đã đọc lời tuyên bố về chuyến thăm Trung Hoa. Bản tuyên bố chỉ rõ: Sự phục hưng của Trung Quốc còn phải chờ đợi một lãnh tụ giầu sức cảm hóa và thuyết phục. Đó là điều kết luận mà Wedemeyer rút ra được sau khi nhìn thấy sự hủ bại về chính trị và rất nhiều quan chức tham ô bất tài trong chính phủ Nam Kinh, lời tuyên bố này cũng đại diện cho trường của Tổng thống Mãy Truman. Điều này chứng tỏ rằng Tưởng Giới Thạch không có sức cảm hóa và thuyết phục ở Trung Quốc, muốn Phục hưng Trung Quốc thì cần phải lựa chọn một lãnh tụ mới. Tưởng Giới Thạch ngồi bên cạnh Wedemeyer giống như bị phang một chiếc gậy rất nặng nề đau đớn, hồi lâu vẫn chưa tỉnh lại được.Thế rồi sự việc phát triển theo hướng bất lợi cho Tưởng Giới Thạch. Marchais{1} quốc vụ khanh nước Mỹ sau khi nhận được bản báo cáo đui thăm Trung Hoa của Marchais đã rất nhanh chóng chuyển giao cho Stuart{2} đại sứ quán Mỹ trú tại Trung Quốc, muốn nghe ý kiến của Stuart. Stuart rất hiểu tình hình của Trung Quốc và Quốc dân đảng, ông ta nói với Marchais rằng :- Tưởng Giới Thạch tượng trưng cho sự thốmg trị của Quốc dân đảng, danh vọng của ông ta đã ngày càng tàn lụi, thậm chí đã bị coi là nhân vật lỗi thời...danh vọng của Lý Tông Nhân ngày càng lên cao[1]. Điều này trên thực tế là kiến nghị với Marchais dùng Lý Tông Nhân thay thế cho Tưởng Giới Thạch.Tưởng Giới Thạch hiểu biết sâu sắc rằng không có sự giúp đỡ ủng hộ của chính phủ Mỹ thì khó có thể đứng vững chân được ở trung Quốc, và tất nhiên sẽ bị hạ bệ. Bộ máy chính trị mà Tưởng Giới Thạch thao túng này trên thực tế cũng là do nước Mỹ nâng đỡ. Khi Tưởng Giới Thạch được biết nước Mỹ chuẩn bị gạt bỏ mình, ông lập tức dự cảm thấy sinh mệnh chính trị của mình sắp sửa bước tới cuói ngõ rồi nên đã vô cùng bực bội. Lúc ấy chính là dịp tuyển cử tổng thống mới, Tưởng Giới Thạch rất hy vọng ông Dewey giành phần thắng trong cuộc tranh cử này. Để giành được sự giúp đỡ trong tương lai của ông Dewey, Tưởng Giới Thạch đã không tiếc tài trợ một khoản tiền để ông Dewey ra tranh cử. Đâu ngờ được khoản tiền dốc túi đánh canh bạc này đã lại một lần nữa biến thành xuông rỗng. Dewey ra tranh cử đã thất bại, ông Truman liên tục làm tổng thống. Một lần nữa Tưởng Giới Thạch nếm đòn đả kích nặng nề.Tức thì Tưởng Giới Thạch lại lì lợm viết cho Tổng Thông Truman một lá thư, trên danh nghĩa là chúc mừng tổng thống liên nhiệm, trên thực tế là van xin sự giúp đỡ của chính phủ mới nước Mỹ đối với Tưởng lần này, Tưởng Giới Thạch không cần tới đôla, cũng không cần tới vũ khí đạn dược, mà chỉ mong muốn Truman phát biểu một lời tuyên bố kiên trì ủng hộ chính phủ Quốc dân đảng, để tiện việc duy trì sĩ khí của quân đội Quốc dân đảng, nâng cao được địa vị của Tưởng trong chính phủ Trung Quốc. Một vạn lần Tưởng Giới Thạch cũng không thể ngờ tới ngay đến cả chỉ một điều yêu cầu giúp đỡ về tinh thần như vậy mà Truman cũng lập tức cự tuyệt.Điều này không còn nghi ngờ gì nữa lại là một chiếc roi nặng nề quất mạnh vào Tưởng Giới Thạch. Tưởng Giới Thạch đã cảm thấy tuyệt vọng, thế nhưng Tưởng Giới Thạch không cam tâm rút lui khỏi vũ đài chính trị mà ông khổ tâm kinh doanh trong mấy chục năm nay tại đấy. Tất thảy những thứ khác đều chẳng có tác dụng gì nữa, nếu muốn tiếp tục chấp chính thì cần thiết phải được sự ủng hộ của chính phủ nước Mỹ. Tưởng Giới Thạch suy nghĩ rất lung, cuối cùng đã nghĩ ra một diệu kết: Để cho Tống Mỹ Linh vừa giỏi giao tiếp lại quen thuộc tình hình chính giới nước Mỹ sang bờ bên kia đại dương, triển khai cuộc ngoại giao vằng phu nhân, van xin lấy sự ủng hộ của chính phủ nước Mỹ.Trong thời kỳ khó khăn quân thua như nước đổ, sang nước Mỹ thực hiện một nhiệm vụ Trọng đại như vậy, Tống Mỹ Linh vốn chẳng muốn làm. Thế nhưng bà đã nhìn thấy đức ông chồng khó giữ nổi trụ cột quyền lực, đang đau buồn cực độ, mấy ngày liền không ngừng thổ huyết, thường dùng tay đập bàn, dùng chân đá người, trái tim của bà đã mềm nhàm. Bà đích thân gọi điện thoại nói chuyền với ông Marchais quốc vụ khanh nước Mỹ, đề suất bà muốn sang thăm nước Mỹ. Mắc dù khi Marchais yêu cầu bà không được đại diện cho chính phủ Quốc dân đảng (Trong chính phủ quốc dân đảng bà cũng chưa hề đảm nhiệm chức vụ nào quan trọng) mà chỉ đựoc dùng thân phận cá nhân tới thăm nước Mỹ thôi, trong lòng bà đã có hàng trăm điều không thoải mái, bà vẫn phải bay sang nước Mỹ. Bà có thể đại diện cho Tưởng Giới Thạch. Bà tự tin rằng với danh phận cá nhân này bà vẫn có thể quyết định được tất thảy.ở nước Mỹ, Tống Mỹ Linh lúc đi gặp Marchais, lúc lại tới gặp truman. Đệ nhất phu nhân của Trung Quốc đã đề suất ba yêu cầu đối với nước Mỹ: Một là yêu cầu nước Mỹ phát biểu một bản tuyên ngôn ủng hộ chính phủ Nam Kinh và phản đối Cộng sản. Hai là yêu cầu cả một phái đoàn quân sự cấp cao sang Trung Hoa chủ trì cuộc chiến tranh chống cộng và công tác cung ứng. Ba là mỗi năm cung cấp viện trợ quân sự cho Trung hoa trị giá một ngàn triệu đô la. Thế nhưng, Tống Mỹ Linh đã thất vọng. Điều yêu cầu mà mấy năm trước thì chẳng có gì là Cao này đã vấp phải sự cự tuyệt kiên quyết của Marchais và Truman. Thái độ của chính phủ Mỹ rất rõ ràng là: Trừ phi Cơ cấu tổ chức lãnh đạo của chính phủ Quốc dân đảng được cải tổ, chính phủ Mỹ mới có thể cung cấp viện trợ thêm nữa.Tống Mỹ Linh không cam tâm trở về nước với bàn tay trắng, bà cứ ở lỳ nước Mỹ không chịu về, thời gian ở lỳ là hơn một năm. Sau khi Tưởng Giới Thạch đứng vững chân được ở Đài Loan rồi, đệ nhất phu nhân mới về ở bên cạnh Tưởng Giới Thạch. Sau khi Tưởng Giới Thạch được biết thái độ của chính phủ Mỹ buộc ông phải hạ đài, mới cảm thấy sâu sắc ngôi bàu thống trị Trung Quốc của ông sẽ bị lật đổ trong chốc lát thì lại càng tâm hoảng ý loạn, nơm nớp lo sợ suốt ngày.Chẳng bao lâu, năm điểm kiến nghị trong chính sách đối với Trung Hoa mà ông stuart nêu ra trước quốc hội Mỹ, Tưởng Giới Thạch đã nắm biết hết. Khi Tưởng Giới Thạch nhìn thấy Stuort đã từng đề suất:? Chúng ta có thể khuyên bảo Tưởng ủy viên trưởng về hưu, những ngôi cho Lý Tông Nhân hoặc một lãnh tụ chính trị tương đối có tiền đồ khác trong Quốc dân đảng, Ngài bực tức quá đã chửi ầm ỹ Stuart đã phản bội ngài, liền tức tối điên cuồng sai nạnh vuốt công kích những hoạt động sau bức màn buộc ngài phải hạ đai của Stuart.Thái độ chán ghét Tưởng Giới Thạch của chính phủ nước Mỹ đã khiến cho Tưởng trong nhiều năm nay vẫn cầu cạnh sự viện trợ của nước Mỹ, cảm thấy mặt trời đã lặn về núi phía tây, hưoi thở nghẹn ngào.Cách giải thích thứ hai là Tưởng Giới Thạch bị những người Quốc dân đảng buộc phải từ chức.Tưởng Giới Thạch cho rằng, chính người buộc ngài phải từ chức chủ yếu là trợ thủ phó tổng thống Lý Tông Nhân của ngài. Mâu thuẫn giữa Tưởng, Lý đã được công khai hóa trong Hành hiến quốc đại cử hành từ nửa đầu năm 1948. Trong ngụy quốc đại lần này bầu cử tổng thống và phó tổng thống, Tưởng Giới Thạch trúng cử tổng thống dễ dàng như trở bàn tay đã cực lực cản trở Lý Tông Nhân tham gia tranh cử phó tổng thống. Lý Tông Nhân là đại biểu của Quảng Tây, lại được sự ủng hộ của nước Mỹ, chính phủ Mỹ cho rằng: Tưởng Giới Thạch là tượng trưng cho sự thống trị của Quốc dân đảng đã hoàn toàn mất hết địa vị của ông ta rồi ... Lý Tông Nhân lên vũ đài sẽ ngày càng giành được sự tín nhiệm của công chúng. Tựa hồ như chẳng có lý do gì để tin tưởng vào lời nói đồn đại vu vơ rằng ngài không trung thành với chính phủ quốc dân. Lý Tông Nhân tham gia tranh cử là sự uy hiếp rất to lớn đối với Tưởng Giới Thạch. Đâu có ngờ Lý Tông Nhân khăng khăng không chịu chiếu cố tới toàn đại cục, kiên trì phải tham gia tranh cử, cho dù ông ta không được nêu tên trong Quốc dân đảng cũng chứng tỏ ông độc lập tranh cử ở ngoài đảng. Trong cuộc bỏ phiếu bầu cử phó tổng thống liên tục bốn vòng, Lý Tông Nhân tuy chiến thắng Tôn khoa với đa số yếu ớt, đã trúng cử phó tổng thống chính phủ quốc dân, thế nhưng mâu thuẫn với Tưởng Giới Thạch đã càng thêm gay gắt, bộ mặt chống Tưởng đã trở thành một loại tư bản chính trị dùng để mê hoặc quần chúng của Lý Tông Nhân.Sau khi Tưởng Giới Thạch và Lý Tông Nhân phân nhiệm Tổng Thống, Phó Tổng Thống, nền kinh tế, chính trí của khu thống trị Quốc dân đảng đã xuất hiện sự đổ vỡ của cả hệ thống, mức thâm hụt tài chính của chính phủ đạt tới mức cao là 90.000 triệu đồng, cộng thêm quân độc Quốc dân đảng với tất cả các chiến trường trong toàn quốc đều vấp phải thất bại thảm hại. Một số nhân vật quan trọng trong quân đội và chính phủ Quốc dân đảng đã tiến hành công khai những hoạt động đánh đổ Tưởng, họ cho rằng chỉ có bắt buộc Tưởng Giới Thạch từ chức thì chính sách của chính phủ quốc dân mới có thể chuyển biến được.Cuối năm 1948, Lý Tông Nhân đã tuyên bố năm chủ trương hòa bình bao gồm cả việc Tưởng tổng thống từ chức ở trong đó. Bạch Sùng Hy, Trình Tiềm v.v...cũng gọi điện cho Tưởng Giơí Thạch, yêu cầu Tưởng phải từ chức. Trong tình hình bất lợi bị đánh khép gọng kìm cả trong lẫn ngoài, Tưởng Giới Thạch cảm thấy tiền đồ mờ mịt. Ngày 31 tháng 12, Tưởng Giới Thạch triệu tập hớn bốn chục ủy viên ban chấp hành Trung ương Quốc dân đảng tới dự bữa cơm thân mật, sau bữa cơm mượn cơ hội, Tưởng giận dữ quát tháo ầm ỹ:- Tôi đâu có muốn rời bỏ, chỉ vì đảng viên của các anh bắt tôi phải chịu từ chức. Muốn tôi từ chức không phải là vì Đảng Cộng sản mà là một số phe phái trong Đảng mình.Câu nói này đã bộc lộ ra chân tướng từ chức của Tưởng Giới Thạch. Để che lấp tâm lý suông rỗng của mình, Tưởng Giới Thạch lại quay sang nói với Lý Tông Nhân: Căn cứ vào tình thế trước mắt, là dĩ nhiên tôi không thể tiếp tục làm việc được nữa.Ngày 19 tháng 1, khi Tưởng Giới Thạch triệu tập Ngự tiền hội nghị ở dinh quan Đường Hoàng Phố Nam Kinh, ông lại bực bội nói.- Ngày nay tôi không phải là bị Đảng Công Sản đánh đổ, mà là bị Quốc dân đảng đánh đổ đó!Sau hai ngày, Tưởng Giới Thạch không thể không triệu tập hội nghị khẩn cấp các nhân viên chính phủ ở Nam Kinh, tỏ rõ Tưởng sẽ Từ chức, chấp hành theo luật pháp Lý Tông Nhân sẽ giữ chức quyền tổng thống, Tưởng còn bộc lộ rõ trong vòng năm năm tới sẽ quyết không tham dự chính trị, nhưng nguyện sẽ đứng giúp đỡ ở bên cạnh. Buổi trưa, Tưởng Giới Thạch còn thết tiệc Lý Tông Nhân, mời cả năm ông viện trưởng viện hành chính, Viện lập pháp, viện giám sát, viện tư pháp và viện khảo thí cũng tới dự để biểu thị sự bàn giao chính quyền. Sau bữa tiệc. Tưởng vội vã tới bái yết làng Trung Sơn, rồi lao thẳng ra sân bay, ngồi lên chiếc máy bay chuyên cơ mang tên Mỹ Linh bay thẳng về Hàng Châu, rồi tới Khê Khẩu Phụng Hóa. Thế nhưng lần ra đi này vẫn giữ lại chức vụ Tổng tài (thủ lĩnh) Quốc dân đảng.
Cách giải thích thứ ba là Tưởng Giới Thạch bị Đảng Cộng Sản bức phải từ chức.Buổi đầu cuộc chiến tranh giải phóng, quân đội Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch chỉ huy, trên mặt quân sự và kinh tế đều chiếm ưu thế rất lớn, trong đội quân tổng số gồm 430 vạn người này, những sư đoàn trang bị Cơ giới hoặc bán cơ giới Mỹ đã chiếm tới 22 sư đoàn, còn có khối lượng pháo binh rất lớn và số lượng máy bay, tàu chiến và xe tăng nhất định, đã trang bị một số công cụ vận tải hiện đại hóa. Hỏa lực và lực lượng cơ động của đội quân này đều mạnh hơn quân giải phóng Trung Quốc. Tưởng Giới Thạch đúng là đã dựa vào ưu thế trên sức mạnh quân sự phát động cuộc tấn công toàn diện vào khu giải phóng, hòng trước hết tiêu diệt quân giải phóng ở trong Quang trong vòng từ 3 đến 6 tháng, sau đó sẽ giải quyết vấn đề Đông Bắc. Một lần trên hội nghị các sĩ quan cao cấp, Tưởng Giới Thạch đã điên cuồng tuyên bố- Nếu biết phối hợp đúng cách, vận dụng linh hoạt... thì nhất định có thể tốc chiến tốc quyết, tiêu diệt hết bọn gian phỉ.Thế nhưng sau hai năm hơn 260 vạn quân đội Quốc dân đảng đã bị Giải phóng quân nhân dân do Mao Trạch Đông chỉ hủy tiêu diệt, 174 vạn quân chính quy còn lại cũng lần lượt bị kiềm chế ở trên các chiến trường Đông Bắc, Hoa Bắc, Tây Bắc, Trung Nguyên, Hoa Đông, sĩ khí không cao, sức chiến đấu không mạnh. Ngày 3 tháng 8 năm 1948, Tưởng Giới Thạch đã triệu tập Hội nghị kiểm thảo quân sự ở Bộ Thống soái Nam Kinh điều chỉnh sự sắp xếp chiến lược, hòng cứu vãn cục thế thất bại. Thế những rất nhanh chóng, Mao Trạch Đông đã phát khởi chiến dịch Liêu Thẩm, chiến dịch Hoài Hải và chiến dịch Bình Tân, Tưởng Giới Thạch phí công bay đi bay lại ở trên trời mà cũng chẳng xoay được cách gì.Ngày 25 tháng 12, nhân vật có uy tín của Đảng Cộng sản Trung Quốc phát biểu tuyên bố đề xuất phải truy nã bắt 43 tên tội phạm chiến tranh đầu sỏ, tên của Tưởng Giới Thạch được nêu đầu tiên. Trước mắt đã nhìn thấy hơn 100 vạn bộ đội chủ lực của ba tập đoàn chủ lực Đông Bắc, Hoa Đông, Hoa Bắc bị quân giải phóng tiêu diệt, sự thất bại của quân đội Quốc dân đảng như núi sập, Tưởng Giới Thạch bực tức rút súng lục từ trong ngàn kéo ra, bắn liền mấy phát lên mái nhà, còn bắn chết con chó mà Tưởng rất yêu đang ngồi ở trước mặt, để giải nỗi hận trong tim.Tết Nguyên đán năm 1949, Tưởng Giới Thạch bị bắt buộc phải phát biểu Lời chúc mừng năm mới, đã tuyên bố: Chỉ cần hòa bình được thực hiện thì biệc sử trí tiến lùi của cá nhân tôi tuyệt nhiên chẳng chút bận tâm, tôi xin tuân theo công ý của quốc dân:. Trong tình hình liên tục vấp phải thất bại thảm hại ở trên chiến trường tiền phương, Tưởng đã ngấm ngầm dùng chiêu bài Về hưu để lừa dối lấy hòa bình, bảo tồn lấy số bộ đội còn lại. Lúc này, Tưởng Giới Thạch đối với việc có nên từ chức hay không vẫn còn do dự.Ngày 7 tháng 1, Tưởng Giới Thạch được biết hơn 50 vạn bộ đội tinh nhuệ ở mặt trận Hoài Hải đã bị tiêu diệt toàn bộ, tên tướng yêu là cháu đích tôi tên gọi Đõ Duật Minh cũng bị bắt sống, Tưởng Giới Thạch đã giống như một quả bóng bị xì hơi, toàn thêm đều mềm nhũn. Trong nhật ký ngày hôm đó, Tưởng Giới Thạch viết: Bộ đội của Đỗ Duật Minh sớm hôm nay đã bị bọn phỉ tiêu diệt quá nửa, nghe nói đã có tới ba vạn người tư phía tây nam Trần Quang Trang đột phá vòng vây, Chẳng biết có được thoát khỏi nguy hiểm an toàn không, ta lo sợ vô cùng. Trước đây ta đã không dám từ chức vì còn muốn giúp đỡ cho quân đội của Đỗ, Trách nhiệm của ta tới đây đã hết rổi! Có thể nhìn thấy, tập đoàn của Đỗ Duật Minh bị tiêu diệt trong chiến dịch Hoài Hải đã khiến cho Tưởng Giới Thạch vô cùng đau đớn.Không còn nghi ngờ gì nữa, quân đội nhân dân do Mao Trạch Đông chỉ huy là lực lượng lớn mạnh đã kết thúc ách thống trị phản động của Tưởng Giới Thạch, là người thực sự đào mộ chôn của chính phủ phản động.Tưởng Giới Thạch tuy đã về già, trưứoc khi từ chức đã giở mọi mưu kế tạo ra rất nhiều chân tay để chuẩn bị cho ngày lại trời dạy. Lần này Tưởng Giới Thạch lại chơi trò xiếc:Khi Tưởng Giới Thạch dự cảm thấy việc từ chức không thể tránh khỏi được, Tưởng đã tìm đủ trăm phương ngàn kế cắm các bọn thân tín vào trong quân đội và chính phủ, Bước tới ngày 4 tháng 12 năm 1948, khi Tưởng Giới Thạch nói chuyện điện thoại xong với Tống Mỹ Linh đang ở Mỹ, liền triệu tập tên thân tín là Ngô Trung Tín Tới, đau buồn nói:- Xem chừng ta không thể tiếp tục làm việc được nữa. Sau khi ta đi khỏi thế tất sẽ do Lý Đức Lân tới duy trì. Ngươi hãy giúp đợc Đức Lân lên kiệu nhé!Ngày 24 tháng 12, Tưởng Giới Thạch chính thức ủy nhiệm Ngô Trung Tín là bí thư trưởng phủ tổng thống. Ngô Trung tín quả nhiên đã không phụ công vun trồng của Tưởng ủy viên trưởng, khi phủ tổng thống phát biểu bài tuyên bố từ chức của Tưởng Giới Thạch, Lý Tông Nhân kiên trì bắt phải viết lên trên đó câu Tưởng Giới Thạch về hưu và do Lý Tông Nhân kế nhiệm. Thế nhưng Ngô Trung Tín đã bề ngoài tuân theo bên trong chống lại, trước mặt Lý Tông Nhân đã viết lên hai câu kể trên, khi phát biểu ở Thông tấn xã Trung ương vẫn là nguyên bản của Tưởng Giới Thạch. Lúc Lý Tông Nhân trách chửi Ngô Trung Tín, Ngô Trung Tín đã nói thẳng không né tránh: Tôi chỉ có thể nghe lời của Tưởng Giới Thạch.Để bảo tồn được thực lực của họ Tưởng, đêm hôm trước khi từ chức, Tưởng Giới Thạch đã hạ lệnh mở rộng bộ tư lệnh cảnh vệ kinh Hộ thành bộ tổng tư lệnh cảnh vệ Kinh Hộ Hàng, trao cho Thang Ân Bá giữ chức Tổng tư lệnh; bổ nhiệm Trần Thành làm chủ tịch chính phủ tỉnh Đài Loan kiêm Tổng tư lệnh cảnh vệ Đài Loan Trương Quần làm chủ nhiệm ẹy ban bình định Trùng Khánh. Châu Thiệu Lương làm chủ tịch chính phủ tỉnh Phúc Kiến kiêm chủ nhiệm ẹy ban bình định Phúc Châu; Phương thiên làm chủ tịch chính phủ tỉnh Giang Tây; Tiết Nhạc làm chủ tịch chính phủ tỉnh Quảng Đông. Và như vậy, Tưởng Giới Thạch không những đã khống chế được khu vực Kinh Hộ Hàng, ngay cả khu vực miền duyên hải Đài Loan và Đông Nam cũng đã trở thành phạm vi khống chế của Tưởng sau khi từ chức, vì Tưởg với cương vị là thủ lĩnh Quốc dân đảng nắm giữ độc quyền lớn về chính trị quân sự, thực hành việc chao túng ở sau năm để chuẩn bị các bước trong tương lai.Ngoài ra Tưởng Giới Thạch còn xảo quyết chơi trò chơi âm mưu Lý pó tổng thống đại diện thực hiện quyền tổng thống. Chức vụ mà Tưởng sắp xếp cho Lý tông Nhân là quyền tổng thống mà không phải là kế nhiệm tổng thống. Đối với âm mưu này Tiểu Gia Cát Bạch Sùng Hy thoáng nhìn đã thấy rồi gọi điện thoại nói với bí thư của Lý Tông Nhân, Tưởng Giới Thạch cần phải từ chức, do Lý Đức Lân chính thức nhận chức tổng thống, không thể dùng danh nghĩa thay mặt được. Nếu danh bất chính thì bất cứ việc gì cũng đều rất khó làm. Đối với điều này nhất định phải kiên trì đến cùng. Lý Tông Nhân cũng công khai bàn bạc với Tưởng Giới Thạch, yêu cầu Tưởng Giới Thạch công khai tuyên bố Từ chức, để cho Lý Tông Nhân kế nhiệm tổng thống. Thế nhưng do vì Ngô Trung Tín là tâm phúc của Tưởng Giới Thạch, trong cuộc đấu tranh đòi kế nhiệm tổng thống này Lý Tông Nhân đã bại trận, trước sau vẫn chỉ là quyền Tổng Thống. Chiếc gậy chỉ huy của Lý Tông Nhân ở trong quân đội và chính phủ quóc dân Đảng đều không thiêng, còn Tưởng Giới Thạch sau khi về nghỉ lại đã lắp đặt bẩy trạm điện đài ở quê hương Khê Khẩu, trên thực tế đã trở thành sự rời đô của phủ tống thống Nam Kinh.Chúng ta vạch rõ những hoạt động này trước khi từ chức lần thứ ba của Tưởng Giới Thạch, tren thực tế cũng đã là nhẹ nhàng vén bức màn bí mật của Tưởng Giới Thạch sau khi bại trận chạy ra Đài Loan lại một lần nữa phục chức, đảm nhiệm chức vụ tổng thống. Thế nhưng màn hài kịch mà Tưởng Giới Thạch đặt chân vào phủ tổng thống Đài Loan còn có một cuộc đấu tranh kinh hồn động phách nữa.Sau khi Tưởng Giới Thạch chạy ra Đài Loan, trước hết đã dựa vào bọn lính quân đội tàn dư của Tưởng từ đại lục kéo ra, mở một cuộc tàn sát đẫm máu, trấn áp tàn khốc nhân dân ở trên đảo Đài Loan. Đối với những tổ chức và quần chúng nhân dân có trở ngại tới việc phục chức và thống trị Đài Loan, đều nhất loạt được gán cho một tội danh là gián điệp của Phỉ rồi bắt nhốt, chém giết, thậm chí có nhiều người đã bị ném xuống biển làm mồi cho cá. để tập trung lực lượng quân sự, Tưởng Giới Thạch lại ra lệnh đem hơn mười vạn quân đội ở trên các hòn đào như Châu Sơn v.v.. kéo về Đài Loan, tập trung các sĩ quan chủ yếu tới Đảng Bộ Trung Ương: ở Đài Loan để cử hành lễ tuyên thệ, lại gây lên điệu nhạc cũ Không thành cộng cũng thành nhân, yêu cầu các sĩ quanTuyên thệ không ngại hy sinh, quyết bảo vệ Đài Loan. Để cổ vũ sĩ khí của bọn lính bại trận Quốc dân đảng, không những Tưởng Giới Thạch đã mách nước cho con cả Tưởng Kinh Quốc tuyên truyền bừa bãi trên các báo chí như Trung ương nhật báo tiêm những liều thuốc an thần cực mạnh cho các nhân viên chính phủ chạy ra Đài Loan, còn mặt dày mày dạn không biết xỉ nhục mời hàng loạt các tướng tá Nhật Bản, bao gồm cả những tướng tá Nhật trước đây đã xâm lược Trung Hoa tới Đài Loan để giúp đỡ quân đội Tưởng chỉnh đốn quân kỷ, nghiên cứu quân phong.Đồng thời với thứ này, Tưởng Giới Thạch đã đóng một bộ mặt khác, Tưởng thường xuyên đi bộ nông thôn thăm hỏi điều tra xem xét nỗi thống khổ của nhân dân Đài Loan, thậm chí còn chụp ảnh lưu niệm với những dân chúng nghèo khổ ở vùng bờ biển Tưởng Giới Thạch mưu đồ dùng tác phong hoàn toàn khác với khi ở đại học để mua chuộc nhân tâm, Tưởng lại một lần nữa trải con đường bằng phẳng cho hồn phục chia này. Đủ thấy Tưởng Giới Thạch đã vắt óc suy nghĩ sâu sắc đến như thế nào.Quân đội Quốc dân đảng Quảng Tây sau khi bị quân giải phóng tiêu diệt, căn cứ ở đại lục của quyền tổng thống Lý Tông Nhân bị xóa sạch, liền đem hai con và bí thư, bác sĩ bay sang nước Mỹ. Trước khi đi, Lý Tông Nhân gọi điện cho Diên Tích Sơn nói: Nhân tôi tạm ra nước ngoài một thời gian ngắn, xin huynh cứ tiến hành bình thường các việc chính trị quân sự của chính phủ. Đối với những quyết sách to lớn, cố gắng luôn luôn bàn bạc qua điện thoại với Nhân ![2]. Đủ thấy, khi Lý Tông Nhân rời khỏi đại lục vẫn còn chưa chịu vứt bỏ chiếc gậy chỉ huy quyền thống trị, vị Thần không muốn nhường quyền lực lại một lần nữa về tới bên cạnh Tưởng Giới Thạch. Thế nhưng chiếc bàn tính của Tưởng Giới Thạch so Lý Tông Nhân còn cao hơn một nước. Trước hết Tưởng Giới Thạch dùng ba vạn lượng vàng lôi kéo Bạch Sùng Hy một vị tướng lĩnh quan trọng của Quảng Tây về với mình, lại bắt Bạch Sùng Hy gọi điện thoại cho Lý Tông Nhân ở bên kia bờ đại dương, hy vọng Lý Tông Nhân ủng hộ Tưởng Giới Thạch phục chức, thậm chí đã đề xuất ra phương án Cứ từ chức mà không về nước, để cho Tưởng phục chức.Khi Lý Tông Nhân đã không từ chức, cũng không trở về Đài Loan công khai biểu thị việc Tưởng Giới Thạch phục chức và không phù hợp với những quy định có liên quan tới hiến pháp, cho dù quyền tổnh thống từ chức cũng phải do viện trưởng viện hành giữ quyền đại diện tổng thống. Tưởng Giới Thạch lại tổ chức hết đoàn này tới đoàn nọ đi thuyết khách, sang Mỹ để uy hiếp, khuyên bảo Lý Tông Nhân, tựa hồ như một ngày cũng không thể chờ đợi được nữa. Tổng thống Mỹ Truman vì muốn ngăn cản Tưởng Giới Thạch phục chức đã quyết định mời Lý Tông Nhân tới dự tiệc ở tòa bạch cung với lễ đón nguyên thủ quốc gia. Tưởng Giới Thạch được biết tin này lập tức triệu tập ẹy ban thường vụ trung ương Quốc dân đảng, cổ động các ủy viên lập pháp mời Tưởng phục chức, lại gia tăng áp lực khiến viện giám sát vạch tội Lý Tông Nhân vào ngày 25 tháng 2.Ngày mồng 1 tháng 3 năm 1950, Tưởng Giới Thạch phát biểu Công bố tại Đài Bắc, tuyên bố thể theo tấm lòng thịnh tình của toàn thể các ủy viên lập pháp kính mời ông lại một lần nữa ra nhận chức Tổng thống. Từ đó về sau Tưởng Giới Thạch lại tiến thêm một bước chơi trò quyền thuật, liên nhiệm Tổng thống bốn lần ở trên hòn đảo Đài Loan trơ trọi này, bốn lần liên tục được bầu làm Tổng tài Quốc dân đảng, mãi cho đến ngày 5 tháng 4 năm 1975 thì bị bệnh mất tại Đài Loan.
------------------------
[1] .Trích dẫn từ Tưởng Giới Thạch truyện trang 341 của Vương Phủ Dân
[2] Tưởng Giới Thạch truyện của Vương Phủ Dân trang 388