Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế
Phần 8 - Chương 5
Uy nghiêm cá nhân với tôn nghiêm lãnh tụ
Mặc dù trong cuộc đấu tranh chính trị, Tưởng Giới Thạch hung hãn, độc ác, nhân cách xấu xa, thế nhưng bề ngoài Tưởng là thủ lĩnh của Quốc dân đảng, Nguyên thủ quốc gia của Trung hoa dân quốc và Tổng tư lệnh quân đội, lại luôn chú ý biểu hiện ra sự tôn nghiêm của Lãnh tụ.Muốn đứng trên đầu tất cả mọi người, muốn thao túng tất thảy ở xung quanh, có thể nói, đó là mô hình từ lúc tuổi thơ, Tưởng Giới Thạch đã muốn làm Lãnh tụ. Lúc đó Thụy Nguyên vô lại, mọi sự mọi việc đều đi trước mọi ngườì. Trong những trò chơi trẻ con, Tưởng đã xưng hùng xưng bá, còn tuyên bố sau này mình sẽ làm đại quan mà không ai có thể quản được. Tất cả những điều này tuy không có quan hệ trực tiếp tới đời sống chính trị về sau này của Tưởng, thế nhưng đã di chuyển ngấm ngầm chìm đọng trong mô thức hành vi của Tưởng. Về sau các sự kiện là người dẫn đầu chống đối nhà trường ở trường Phượng Lộc Phụng hoá, là người chất vấn trước mặt giáo viên sĩ quan Nhật bản ở trường quân sự Bảo Định, đã không ngừng hình thành ý thức đứng đầu mọi người trong tất cả các sự việc của Tưởng. Theo sự tăng trưởng của các sự việc đã trừng trải và sự hiểu biết rộng rãi, đặc biệt là khi địa vị của bản thân đã hiển hách, những tính cách này của Tưởng đã ngày càng bộc lộ rõ.Trên thực tế, những mô thức hành vi Lãnh tụ này trong tính cách của Tưởng Giới Thạch có thể phân tích từ hai phương diện. Phương diện thứ nhát là loại mô thức hành vi này thể hiện thành một loại dục vọng muốn Chinh phục, chinh phục cấp dưới, đối thủ, kẻ thù, tất cả mọi người. Loại hành vi này có đặc trưng là phát triển tới cực đoan, rồi dẫn tới độc đoán, chuyên quyền. Điều này đã được kể rõ ở trên. Một phương diện khác là loại mô thức hành vi này thể hiện thành một loại dục vọng muốn Biểu hiện, tức là thông qua những hành vi có ý thức của mình biểu hiện ra những chỗ siêu nhân của mình với cấp dưới, với binh sĩ, với nhân dân, để đạt tới mục đích làm cho người khác phải tỏ lòng cung kính. Đối với đặc chưng của hai phương diện này mà nói, loại trước là một loại chinh phục mang tính chất cưỡng chế theo mô hình bên ngoài kiểu Bá đạo. Loại sau là một loại chinh phục mang tính chất cảm hoá theo mô hình bên trong kiểu Vương đạo. Đạo của văn võ, lúc căng, lúc trùng, đây chính là thuật thống soái chế ngự của đế vương !Tưởng Giới Thạch hiểu rõ, nếu muốn làm cho thiên hạ vui vẻ chân thành qui phục, không thể chỉ dùng súng, dùng gậy mà được, rất cần phải xác lập quyền uy và tôn nghiêm của Lãnh tụ mới có thể khiến cho thiên hạ thần phục.Làm thế nào để có thể sác lập được uy tín và tôn nghiêm của mình? ở Trung Quốc từ xưa tới nay dân chúng tôn sùng nhất là những người không sợ chết. Ai không sợ chết thì người ấy có thể trở thành anh hùng trong tâm mắt mọi người. Lão Tưởng rất hiểu biết tâm lý truyền thống này của dân tộc Trung Hoa. Trong suốt cuộc đời cuả Tưởng, Tưởng đã từng biểu diễn qua trò chơi Thị tử như qui (coi cái chết như đi về nhà mình) vài ba lần. Tháng 10 năm 1925 khi Tưởng Giới Thạch đông chinh gặp nguy hiểm, ông đã từng cao giọng nhắc bản thân mình phải tự sát để thành nhân, đó là một ví dụ, sau được Trần Canh liều chết cứu thoát. Sau việc đó, đối với Trần Canh, Tưởng Giới Thạch biểu lộ đặc biệt cảm tạ, lại đưa lễ vật, lại bổ nhiệm làm tham mưu hậu cần, cả ân, cả sủng đều có cả! Kiểu biểu diễn bất đắc dĩ này của Tưởng tỏ ra vô cùng xấu xa thô tục.Năm 1926, Tưởng Giới Thạch ra nhậm chức Tổng tư lệnh quân Bắc phạt, lúc này về mặt biểu hiện mình củaTưởng Giới Thạch đã lão luyện hơn nhiều. Cuối tháng 8, quân đoàn 4, quân đoàn 7 Bắc phạt nhiều lần tiến đánh thành Vũ Xương mà chưa hạ được, bộ đội thương vong thảm bại nặng nề. Ngày mồng 3 tháng 9, Tưởng triệu tập hội nghị tác chiến ngay dưới chân thành Vũ Xương, ủy nhiệm Lý Tông Nhân chỉ huy việc phá thành, ra nghiêm lệnh cho quân đội trong vòng 48 giờ phải hạ được thành Vũ Xương. Các tướng lĩnh nghe nói, lo sợ, người nọ nhìn người kia, chẳng ai nói một lời. Lúc này đối với phương pháp chỉ huy bất chấp hiện thực vô cùng liều lĩnh của Tưởng Giới Thạch, Lý Tông Nhân uất ức nghẹn lên tới tận cổ. Tưởng thấy rõ, nhưng để bụng, không tỏ thái độ gì. Ngày 5 tháng 9, Lý Tông Nhân tổ chức bộ đội, bắt đầu tấn công thành một lần nữa. Buổi sáng, cuộc chiến đấu đẫm máu đang quyết liệt thì Tưởng Tổng tư lệnh đột nhiên đi tới và yêu cầu Lý Tông Nhân cùng đi vào chân thành thị sát. Trong lúc súng như cây rừng, đạn như mưa vãi, Lý Tông Nhân nhìn thấy thái độ của Tưởng Giới Thạch ung dung trấn tĩnh, rất có phong độ của chủ soái, bất giác Lý Tông Nhân đã ngấm ngầm bái phục Tưởng.Tháng 2 năm 1942, Tưởng Giới Thạch đã nhậm chức chủ tịch Chính phủ Quốc dân, để bàn bạc công việc cùng tác chiến với Nhật, Tưởng đã sang thăm ấn Độ. Sau khi kết thúc cuộc viếng thăm ấn Độ, Tưởng Giới Thạch đã bay tới La-rôn Miến Điện, thị sát tình hình tác chiến của quân viễn chinh Trung Quốc tại Miến Điện. Ngày 20 tháng 2, sau khi máy bay cất cánh từ sân bay La-rôn, trên đường trở về Côn Minh, bỗng nhiên gặp phải máy bay quân Nhật, rồi bị máy bay Nhật đuổi theo sau đuôi. Lúc đó tình hình ở trên máy bay của Tưởng vô cùng căng thẳng, các nhân viên tùy tùng sau khi buộc chắc những chiếc dù cấp cứu, ai nấy đều rất hoảng sợ. Duy chỉ có Tưởng là điềm nhiên trầm tĩnh, sau khi buộc chắc dù rồi, một mình Tưởng mở sách ra đọc, coi như chẳng có sự gì xảy ra, đúng là dáng vẻ gặp nguy biến không kinh sợ. Sau khi máy bay thoát khỏi nguy hiểm, mọi người đều ca tụng Tưởng Chủ tịch lâm nguy không sợ, trấn tĩnh như thường. Sau khi trải qua mấy lần nguy hiểm đều thoát khỏi, nghệ thuật biểu diễn và năng lực khống chế tình cảm trong hoàn cảnh nguy hiểm theo kiểu này của Tưởng Giới Thạch đã có được bước tiến dài.Trong một đời cuả con người, ngoài việc vấp phải tử vong uy hiếp ra, còn có thể gặp phải một số sự việc ngượng ngùng rất xấu hổ mất mặt, các nhân vật lớn cũng không lệ ngoại. Tháng 8 năm 1926, quân Bắc phạt chiếm lĩnh Hồ Nam. Ngày 14 tháng 8 Tưởng Giới Thạch giữ chức Tổng tư lệnh quân Bắc phạt quyết định kiểm duyệt quân đoàn 7, quân đoàn 8 tác chiến dũng mãnh, để tỏ ra sự quan tâm chăm sóc và tỏ ra sự uy nghi trang trọng. Địa điểm duyệt binh đặt tại sân trường lớn ngoài cửa Đông Trường sa, số quân đội tham gia duyệt binh có tới trên hai vạn người. Ngày hôm đó, tiết trời trong sáng, ánh nắng chiếu dọi nơi nơi, trên sân duyệt binh, cờ xí tung bay phần phật, càng tỏ ra quân dung hùng tráng. Đúng 9 giờ sáng, Tưởng Giới Thạch cưỡi một con ngưạ màu đỏ táo, chầm chậm tiến vào vị trí chủ soái, nghe các đơn vị báo cáo số người tham gia duyệt binh. Tư thế của Tưởng trông thật anh hùng lẫm liệt, vô cùng uy nghi.. Sau khi sĩ quan chỉ huy duyệt binh báo cáo xong, với hơn 10 tướng lĩnh cưỡi trên chiến mã hộ vệ, Tưởng Giới Thạch đi từ phải sang trái, kìm cương đi chầm chậm, bắt đầu duyệt binh. Trước hết kiểm duyệt quân đoàn 7, mọi thứ bình thường, thông qua thuận lợi. Khi đoàn tướng lĩnh kiểm duyệt quân đoàn 8, quân đoàn này đã nghĩ ra cái khác hẳn, bỗng nhiên tiếng nhạc kêu vang, lính thổi kèn lại đột nhiên kêu lanh lảnh, âm thanh chói tai. Con ngựa của Tưởng bỗng nhiên sợ hãi, hí dài lên một tràng rồi lồng lên như điên cuồng. Tưởng Giới Thạch đang tập trung tinh thần kiểm tra quân đội, đã không được chuẩn bị tư tưởng trước, cũng không thông thạo thuật cưỡi ngựa, trong nháy mắt đã lộn cổ ngã ngựa. Thế nhưng chân phải vẫn còn móc ở trên bàn đạp, toàn thân kéo lê ở dưới đất, cực kỳ nguy hiểm. Sau khi kéo lê đi một đoạn, cuối cùng Tưởng đã rời khỏi bàn đạp , thoát cảnh nguy hiểm. Các sĩ quan tướng lĩnh bị sự kiện đột xuất làm cho kinh ngạc hoảng hồn, giờ mới định thần tỉnh lại, họ vội vàng xuống ngựa dìu Tổng tư lệnh đứng dậy. Tưởng Giới Thạch bị kinh hồn lạc phách, thở hổn hển. Bộ quân trang mới tinh bị dính đầy bùn đất bẩn thỉu, ủng mất, mũ rơi, thật là ngượng ngùng quá xá! Nếu là người thường trong trường hợp như thế này khẳng định là sẽ xấu hổ nhục nhã tới mức không có lỗ để chui xuống đất. Nhưng Tưởng Giới Thạch thì không như vậy. Sau khi từ dưới đất bò lên, lấy lại tinh thần, chỉnh đốn lại áo mũ, lại tập tễnh dò dẫm chỉ huy các tướng lĩnh kiên trì đi bộ duyệt binh , cẩn thận từng li từng tí một. Sau khi duyệt binh xong, Tưởng còn phát biểu diễn thuyết động viên răn bảo hai quân đoàn, rồi kêu gọi quân đội cần phải phục tùng lãnh tụ cách mạng, phục tùng chủ nghĩa tam dân. Cuộc biểu diễn đặc sắc tuyệt vời này của Tưởng đã giành được bình luận tốt của các sĩ quan và binh lính. Bình tâm mà suy xét, trong những trường hợp vô cùng gay cấn như thế này, Tưởng có thể nhanh chóng xoay chuyển cục diện, cuối cùng đã đem sự việc xấu mất mặt, biến thành sự việc tốt làm tăng thêm uy tín cho bản thân mình. Có thể thấy được, quả thực Tưởng đã có những điểm khác hẳn người bình thường.Ngày 12 tháng 12 năm 1936, vì Tưởng Giới Thạch cứ khăng khăng làm theo ý mình, thực hành chính sách Cướp ngoài tất phải yên bên trong trước, đã ép quân Đông bắc và quân Tây bắc Tiễu cộng, vấp phải binh lính can gián của Trương Học Lương và Dương Hổ Thành, bị bắt giữ ở Tây An. Cho dù đến giờ phút như vậy, lão Tưởng vẫn còn ghi nhớ không quên lên mặt Lãnh tụ. Sự biến sáng sớm ngày hôm đó, khi các binh lính lùng soát tìm thấy Tưởng ẩn thân ở trong hang núi, họ dự định nổ súng. Tưởng sợ các binh lính bắn nên cao giọng hô to :- Tôi chính là Tưởng ẹy viên trưởng đây ! Khi Tưởng nhìn rõ các binh lính không muốn đòi mạng của Tưởng, lại nói :- Nếu các anh bắt tôi làm tù binh, thì có thể nổ súng giết chết tôi đi, thế nhưng không được làm nhục tôi! Khi được chuyển đến ở Đại lầu Tân thành, thái độ của Tưởng Giới Thạch quật cường ngang bướng, cự tuyệt nói chuyện với Trương học Lương, còn đem hành động binh gián của Trương và Dương gọi là phản nghịch. Sau đó trong cuộc tranh cãi với Trương Học Lương, khi Tưởng Giới Thạch nghe thấy Trương nói mình là quật cường ngang bướng như vậy đã bực tức hỏi vặn lại Trương Học Lương :- Thế nào là quật cường ngang bướng? Tên nhãi nhép ngươi thì bắt được cái gì? Ta đại biểu cho phẩm cách của 400 triệu người và khí chất của cả dân tộc Trung Hoa, nếu ngươi có cả gan, thì hãy lập tức nổ súng giết chết ta xem nào!Lúc này, Tưởng Giới Thạch bởi không hiểu rõ động cơ binh gián của Trương và Dương, đã vô cùng hoảng sợ hai vị tướng lĩnh này đòi mạng của mình, do đó vô cùng kinh hãi. Thế nhưng, Tưởng lại săn sóc tới thân phận, sĩ diện, vẻ ngoài cứng rắn, bên trong yếu mềm của Lãnh tụ, trên mặt xỉ vả, kiện cáo một chút cũng chẳng chịu thua. Tất cả những thứ này giống hệt như một con vịt đã được hầm chín - thịt nát nhưng mồm không nát! Trong suốt thời kỳ sự biến Tây An, Tưởng Giới Thạch hầu như đều biểu hiện ra loại thái độ này, ở nơi nào cũng tự coi mình là lãnh tụ, không chịu hạ cái bộ dạng ấy xuống, mọi sự vụ đàm phán, đều dựa vào anh em nhà họ Tống để điều hoà. Sau khi sự biến kết thúc, Tưởng đã về tới Nam kinh. Để lấy lại sĩ diện, Tưởng đặc biệt lấy lý do đối với cấp dưới quản thúc không nghiêm lập tức lại xin từ chức vụ Viện trưởng hành chính và ẹy viên trưởng ẹy ban quân sự rồi trao cho toà án quân sự xét xử Trương Học Lương. Để duy trì sự tôn nghiêm lãnh tụ của mình, thà ta phụ mọi người trong thiên hạ, chứ không để cho người trong thiên hạ phụ ta. Đó chính là tính cách của Tưởng Giới Thạch.Mặc dù lúc trẻ, Tưởng Giới Thạch cũng hút thuốc, uống rượu, chim gái, mọi thứ phong lưu đều đã hưởng thụ qua. Thế nhưng, từ sau khi làm lãnh tụ Trung hoa Dân quốc, Tưởng cũng bắt đầu chú ý tới ảnh hưởng. Đặc biệt là tháng 2 năm 1934, Tưởng Giới Thạch đã đề xuất ra cái gọi là Phong trào đời sống mới. Đồng thời với việc tuyên truyền Lễ nghĩa, liêm xỉ, kêu gọi quốc dân về phương diện ăn, mặc, ở, đi lại cần phải Chỉnh tề, sạch sẽ, đơn giản, chất phác, dùng thứ đó để phối hợp tuyên truyền chống cộng, lung lạc nhân tâm. Đề xướng Phong trào đời sống mới , kêu gọi Giản dị, chất phác, Tưởng Giới Thạch đã dẫn đầu làm trước. Tưởng không hút thuốc, không uống rượu, chỉ uống nước sôi trắng, mỗi bữa cơm cũng hết sức đơn giản. Nói chung, bữa cơm trưa, bữa cơm tối cũng chỉ một bữa mặn, một bữa chay. Khi chiêu đãi khách, cũng chỉ sơ lược thêm hai đĩa thức ăn,làm cho khách căn bản ăn chẳng được no. Hưởng thụ qua tiếp khách chiêu đãi của Tưởng, sau bữa ăn, chẳng hẹn mà ai cũng đều đem loại tiết kiệmnày của Tưởng liên hệ với sự keo kiệt ki bo của Kẻ bần tiện. Có khi ra ngoài, trước tiên Tưởng Giới Thạch đều dặn dò trước những tên lính hầu cận, không cho phép chúng đàn áp lăng nhục chính quyền địa phương. Một lần, hai vợ chồng Tưởng Giới Thạch tới Hàng Châu nghỉ ngơi, Hà Vân, Cục trưởng Công an tỉnh Triết giang phụ trách công tác cảnh vệ, để lấy lòng nhân viên ở bên cạnh Tưởng, đã bày yến tiệc riêng mời bọn sĩ quan hầu cận. Trong lúc mấy tên đang ăn uống nhậu nhẹt, lão Tưởng bước vào, dùng gậy ba-toong đập vỡ hết mọi bát đĩa, cốc chén thức ăn bày ở trên bàn, còn chửi rủa Hà Vân một trận, mới cho qua chuyện. Tưởng Giới Thạch cố tình trang điểm cho mình về phương diện sinh hoạt, không phải là không muốn xác lập ảnh hưởng lãnh tụ, để cho mọi người phải hoảng sợ mà bắt chước mình. Thế nhưng, mọi hiệu quả dẫn đến đâu? Trong cuốn sách Tưởng Giới Thạch mà tôi từng quen biết Phùng Ngọc Tường đã từng vạch trần : Kỳ thực, đời sống mới chỉ là điều nói để lừa người mà thôi.Ví dụ, đời sống mới không cho phép đánh bài, thế nhưng khi nghe thấy nói Tưởng Giới Thạch tới là đem bài mạt chược cất vào trong ngăn kéo. Lại như đời sống mới không cho phép ăn uống nhậu nhẹt, người bình thường ăn một mâm cơm tiêu tốn 8 đồng, các quan lớn ở bên cạnh Tưởng Giới Thạch ăn một mâm cơm tốn hết 60 đồng, thức ăn là yến sào, cá vây quí hiếm. Chẳng những các quan lớn xa xỉ như vậy, đàn bà, các nô tài của quan lớn cũng như vậy cả. Cuộc sống xa xỉ như vậy, chẳng phải là Tưởng Giới Thạch không biết. Tưởng biết rất rõ. Chỉ có điều là Tưởng không thể nói toạc ra, nói toạc ra thì Tưởng không thể lừa được mọi người.Về phương diện mặc, Tưởng Giới Thạch cũng rất chú ý tới thân phận của mình. Ngay từ khi nhận chức hiệu trưởng trường quân sự Hoàng Phố, để lưu lại những ấn tượng sâu sắc cho học sinh, mỗi ngày trước và sau giờ làm việc, Tưởng chỉ khoác chiếc áo chùm đầu không có tay màu đen, di đôi găng tay màu trắng, đôi ủng da đánh xi rất bóng, phía trước có một sĩ quan phụ tá đi mở đường, phía sau có 4 vệ sĩ hộ giá, nghiễm nhiên ra vẻ một thống soái. Về sau khi làm Tổng tư lệnh quân cách mạng quốc dân, ẹy viên trưởng ẹy ban quân sự và Tổng thống, Tưởng lại càng chú trọng tới cách ăn mặc của mình. Tham gia các hoạt động quân sự nói chung, tiếp kiến các tướng lĩnh, thị sát quân đội, vẫn luôn luôn dựa theo mô thức Hoàng Phố ngày trước. Khoác chiếc áo trùm đen, đeo găng tay trắng, đeo hàm tướng quân, đi ủng màu đen để tỏ ra khí phách quân nhân. Nếu dùng thân phận Tổng thống khi xuất hiện trong một số trường hợp, thì Tưởng thích mặc áo ngắn chăn ngựa, áo choàng dài theo kiểu truyền thống Trung Quốc để thích hợp với tập quán tâm lý của quốc dân.Có khi Tưởng còn khéo léo lợi dụng phục trang để hục hặc đả kích kẻ thù chính trị, nâng cao mình, cũng là đời sống tuyệt vời của Tưởng. Tháng 3 năm 1948, Quốc dân đảng trù bị triệu tập Quốc dân Đại hội, bắt đầu tiến hành tuyển cử, bầu ra Tổng thống và Phó tổng thống. Tưởng Giới Thạch thao túng công tác trù bị của Quốc dân Đại hội, hy vọng bầu Tôn Khoa đảm nhiệm chức Phó tổng thống để đạt được mục đích bài xích các phái khác trong Quốc dân đảng. Thế nhưng, thủ lĩnh phái Quảng Tây Lý Tông Nhân không để ý đến trò bày đặt của Tưởng, được sự giúp đỡ của người Mỹ bắt Lý phải ra tham dự tranh cử, mưu cướp lấy chiếc ghế Phó tổng thống. Sau khi trải qua một cuộc bàn tính vụng trộm, quả nhiên Lý Tông Nhân đã trúng cử Phó tổng thống. Tưởng nhìn thấy chủ trương của mình bị trở ngại, Lý Tông Nhân thì vênh vênh tự đắc, bỗng bừng bừng nổi giận chuẩn bị chơi cho Lý Tông Nhân một vố ở trong buổi lễ nhậm chức. Trước lễ nhậm chức một hôm, vị Phó tổng thống mặt đầy hí hửng tới thỉnh thị Tổng thống Tưởng Giới Thạch, hỏi han Tưởng xem tham dự buổi lễ thì mặc quần áo nào. Trước tiên Tưởng bảo Lý ăn mặc âu phục, sau lại thông tri cho Lý ăn mặc quân phục, làm cho Lý không còn hiểu ra sao, đành cứ phải làm theo. Kết quả, ngày hôm sau, khi bắt đầu buổi lễ, Tổng thống Tưởng Giới Thạch mặc áo bào dài, tỏ ra tư thái của bậc trưởng giả, còn Phó tổng thống Lý Tông Nhân thì mặc quân phục là nếp thẳng đứng, từng bước cứ đi theo đằng sau lưng Tưởng Giới Thạch, tỏ ra vô cùng quá khép nép, giống hệt như tên lính cận vệ ở bên cạnh Tổng thống vậy. Nói thực ra thì lão Tưởng giở ngón chơi này ra có thể nói là mưu già tính kỹ. Thân mặc áo choàng dài, trang điểm mình thành một vị trưởng giả nho nhã, đôn hậu mang truyền thống Trung Quốc. Điều này đối với dư luận trong và ngoài nước cùng với tâm lý dân chúng đều tương đối dễ dàng tiếp nhận. Còn Lý Tông Nhân thân mặc quân phục, hoàn toàn không phù hợp với không khí lễ nhậm chức Tổng thống. Điều này trên thực tế có ý ngầm nói rằng, chức vụ Phó tổng thống này sở dĩ giành được là do dựa vào báng súng của Quảng Tây. ở trước mặt đông đảo quần chúng như thế này , Lý Tông Nhân vô cùng bực bội, rõ ràng Tưởng Giới Thạch lấy địa vị Nguyên thủ tôn kính cuả một nước để diễu cợt Lý, làm cho Lý càng giận dữ đành phải câm lặng như ngậm hoàng liên.Nghĩ lại năm xưa, khi Tưởng Giới Thạch theo đuổi cuộc cách mạng của Tôn Trung Sơn, cũng đã từng nói dõng dạc đầy lý lẽ phản đối chuyên chế chủ nghĩa và sùng bái cá nhân. Đương nhiên, chỉ sau một thời gian, khi mình cũng trở thànhlãnh tụ thì Tưởng đã ra sao ? Chẳng những đã tiến hành mạnh mẽ kiểu chuyên chế độc tài, duy ngã độc tôn; hơn thế, trong cách ăn ở đi đứng cùng với nói năng cử chỉ đều cố ý b iểu hiện phong độ và địa vị lãnh tụ của mình, thể hiện ra sự tôn nghiêm của Nguyên thủ. Bệnh Nghiện lãnh tụ của Tưởng có thể nói thật là lớn lao !