watch sexy videos at nza-vids!
- Phim sexy ngủ lén với ngọc trinh rồi..!!
- Lộ clip mấy em teen nhảy khoe hàng
- tải trọn 20 bộ Tin Nhắn 8/3 ý nghĩa miễn phí



WAPSITE GIẢI TRÍ DI ĐỘNG
WWW.CHODIENTHOAI


Time: 13:31 Date: 01/12/24
MỤC LỰA CHỌN
Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế
Nhìn tổng quát cuộc đời của Tưởng Giới Thạch từ thói ngang ngạnh, ương bướng, cố chấp ở thời kỳ thanh niên đến thói độc đoán chuyên quyền sau khi chấp chính, đã thực thi nền thống trị phát xít; Từ kẻ vô lại ở tuổi trẻ con đến những lời nói không giữ chữ tín trong cuộc đấu tranh chính trị, đều thể hiện bản chất gian hùng; Từ việc tiêm nhiễm thói xấu trong gia đình buôn muối tới tính bẩm sinh tích trữ hàng qúy, bề ngoài Tưởng đạo mạo nghiêm trang luôn thể hiện hình tượng lãnh tụ, thế nhưng trong xương trong tủy lại thể hiện ra tính đa nghi trắng trợn và giận giữ tất sẽ báo thù. Tưởng phất cờ gióng trống rùm beng khẩu hiệu Thiên hạ là chung của Tôn Trung Sơn, thế nhưng ngấm ngầm thì trái tim tự tư nặng hơn trái tim vì việc chung. Nói tóm lại, biểu tượng của những hành vi ngang ngạnh ương bướng, cố chấp, xảo trá, tư tự, tàn ác hung bạo, coi mình là cái rốn của vũ trụ, nói lời không giữ chữ tín, hẹp hòi đa nghi v.v..đã cấu thành những đặc trưng tính cách khác với người thường của Tưởng Giới Thạch.Lý luận khoa học tâm lý cho rằng tính cách của con người là những đặc trưng tâm lý tương đối ổn định, có tác dụng hạt nhân trong cá tính. Những đặc trưng tâm lý này quyết định phương thức thái độ và hành vi tương đối ổn định của một người đối với hiện thực hoàn cảnh xung quanh. Thế nhưng, những đặc trưng tâm lý cấu thành tính cách của con người không phải sinh ra một cách vô căn cứ, nó là kết tinh của bối cảnh văn hóa đặc định và hoàn cảnh, kinh nghiệm của cuộc sống. Đối với Tưởng Giới Thạch mà nói, nền văn hóa Trung Quốc truyền thống cổ lão với lý luận phát xít cận đại Tây Phương, đã cấu thành cơ sở tư tưởng trong hành vi tính cách của Tưởng.Trong việc hình thành đặc trưng tính cách của Tưởng Giới Thạch, nền văn hóa truyền thống Trung Quốc đối với Tưởng đã phát sinh ra những ảnh hưởng sâu sắc nhất. Còn căn cứ vào cách nói của bản thân Tưởng, nhân sinh quan của ông ta được hình thành sau khi đọc xong cuốn Đại học năm 1914, lúc đó Tưởng mới hơn hai chục tuổi. Đối với cuốn hạ Đại học chi đạo, Tưởng nói: Mãi tới khi 28 tuổi, Thủ tướng đã giảng cho tôi nghe biết đạo của đại học, mới hiểu được bộ sách này là một bộ triết học chính trị rất có giá trị... sau đó tôi đã không ngừng nghiên cứu, mới cảm thấy mỗi câu nói trong đó, đều có đạo lý sâu sắc, tức thì nhân sinh quan của tôi đã được xây dựng từ đây. Trong bộ sách này, Tưởng rút ra được đạo lý làm việc cần phải áp đảo người trước, đây chính là Hiểu biết tường tận nơi phát sinh ra sự vật ban đầu, nghiên cứu kỹ khi tâm ý mới phát sinh ra hành động. Miếng võ áp đảo người trước này đã sử dụng rất nhiều lần, vui vẻ không biết mệt mỏi. Tưởng Giới Thạch đã dùng nó để đối phó với Đảng Cộng Sản và phái phản đối Tưởng về sau này.Trên mặt chính trị, Tưởng Giới Thạch chủ trương tự cường tự lập lấy Đại học, Trung Dung làm lý luận chính trị cơ bản, thực hành nền chính trị chuyên chế phong kiến. Trong bài viết Trách nhiệm và sự tu dương tất yếu của học sinh đại học lục địa Tưởng Giới Thạch đã nói: Chương thứ nhất của Đại học chẳng qua chỉ có hơn hai trăm chữ, nói rõ ràng minh bạch đạo lý nhất quán trước sau của việc làm việc, làm người cho đến việc tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Thiên chức của quân nhân chúng ta tức là trị quốc, bình thiên hạ. Muốn trị quốc bình thiên hạ thì cần phải bắt đầu từ việc tu thân đức sáng. Cho nên đạo của đại học chẳng những là triết học cơ bản của nhân sinh và chính trị, cũng hoàn toàn là triết học cơ bản của quân sự.[1]. Những nguyên tắc chính trị phong kiến này cộng thêm việc hấp thụ tư tưởng của khoa học kỹ thuật tiên tiến ngoại quốc, đã khiến Tưởng Giới Thạch trở thành phái sính Tây của thời đại mới. Tưởng tôn sùng Tằng Quốc Phiên, chủ trương Cướp ngoài trước hết phải yên trong, cho rằng sự uy hiếp lớn nhất đến từ nội loạn.Tính cách ngang ngạnh ương bướng và ý chí phấn đấu cá nhân của Tưởng Giới Thạch chủ yếu bắt nguồn từ sự giáo dục nghiêm khắc của gia đình, trước hết xuất phát từ sự giáo dục của người mẹ từ thời thơ ấu và hoàn cảnh phấn đấu cô đơn gian khổ của cả hai mẹ con. Đúng như bản thân Tưởng đã nói: Lừa đảo lăng nhục, uy hiếp, áp bức, không ngày nào được yên... đã trở thành đạo lí dạy cho tôi biết khắc khổ tự lập... Mẹ tôi chỉ kiên trì một niềm tự tin, coi việc xây dựng lại gia đình là trách nhiệm duy nhất. Mẹ tôi thường nói: gian nan, khốn khổ, nguy hiểm, tai nạn... là điều thường xảy ra ở trên đời, chỉ có tự lập tự cường mới có thể khiến ta khắc phục được hết. Cho nên gia đình càng khó khăn thì lễ phép càng không thể thiếu được; phúc của gia đình càng mỏng thì chí khí càng không thể không kiên trì phấn đấu. Những người cô quả yếu đuối muốn tồn tại được, chỉ có phấn đấu tự lập khắc khổ tự cường, ngoài ra không có con đước nào khác [2] Người mẹ của Tưởng Giới Thạch là một người phụ nữ truyền thống điển hình nhẫn nhục gánh vác trách nhiệm nặng nề, bà đã dồn hết hy vọng gửi gắm cả vào trên thân con trai, dùng luân lý phong kiến để dạy dỗ con trai, đã có ảnh hưởng rất to lớn đối với tư tưởng và tính cách của Tưởng.Điều rất có thể phản ánh được hương vị văn hóa truyền thống đó trong xương thịt Tưởng Giới Thạch, chính là Phong trào đời sống mới mà Tưởng thi hành rộng rãi. Tháng 2 năm 1934, Tưởng Giới Thạch đã thành lập Hội xúc tiến phong trào đời sống mới tại Nam Xương, Tưởng tự nhận chức Hội trưởng. Kỳ thực ngay từ tháng 4 năm 1932, Tưởng đã đề xuất quan điểm dùng lễ nghĩa liêm xỉ để cứu vãn nhân tâm.Tưởng cho rằng : Hiện tại ngoài việc tinh thần thành thực thân ái ra còn phải cộng thêm bỗn chữ Lễ Nghĩa Liêm Xỉ nữa. Mọi người không được cho rằng đó là tư tưởng cũ kỹ hủ bại.... Tới ngày nay chúng ta không lấy Lễ Nghĩa Liêm Xỉ cộng thêm vào, thì không thể cứu vẫn được dân đức và nhân tâm đã sa đọa lạc hậu, không thể xác định đước cơ sở cách mạng của chúng ta. Tháng 6 năm 1934, Tưởng lại để suất tám đức Trung Hiếu, Nhân ái, Tín nghĩa, Hòa bình và coi đó là cơ sở chính trị của Tam dân chủ nghĩa. Tháng 5 năm 1935, khi Tưởng Giới Thạch nói chuyện với học sinh tại Côn Minh lại đem tứ duy Lễ Nghĩa Liêm Xỉ và bát đức Trung hiếu, Nhân ái, Tín nghĩa, Hòa bình này vẽ một dấu ngang bằng với Chủ nghĩa Tam dân.Mặc dù Tưởng Giới Thạch đem phong trào đời sống mới rùm beng ba hoa khoác lác, đem phong trào đó với chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn gộp làm một, khoác lên chiếc áo ngoài hiện đại, trên thực chất, phong trào này là một phong trào phục hồi lễ giáo phong kiến, cũng là phong trào giáo dục đế chế đề sướng trung thần hiếu tử. Mục đích phổ biến rộng rãi phong trào này là giáo hóa dân chúng trong toàn quốc bỏ nhận dục, tồn thiện lí trên mặt tinh thần, sống và làm việc có quy tắc quy củ, phục tùng nền thống trị của vương triều họ Tưởng, làm một người dân thuận theo phi lễ vật động phi lễ vật thính, phi lễ vật thị, phi lễ vật hành .Những cơ sở tư tưởng trong tính cách hành vi của Tưởng Giới Thạch, ngoài tư tưởng truyền thống Trung Quốc rễ sâu thân chắc ra, lí luận phát xít Tây Phương cũng là vũ khí lí luận mà Tưởng tôn sùng. Tháng 5 năm 1931, trong hội nghị quốc dân triệu tập ở Nam kinh, Tưởng Giới Thạch nói: Quan sát tổng hợp hiện tại chính phủ thống trị các nước trên thế giới, tuy hình thức có khác nhau, còn lập trường lí luận của chúng đại khái có thể chia làm ba... thứ nhất là lý luận chính trị cuống phát xít vốn là tinh thần của chủ nghĩa siêu tượng dựa vào học thuyết cơ thể quốc gia làm căn cứ, dùng tổ chức công đoàn để vận dụng. Cho rằng quốc gia là thực thể chí cao vô thượng, quốc gia phải đòi hỏi bất kỳ sự hy sinh nào của quốc dân, để kéo dài sinh mệnh của dân tộc, không thể dùng phúc lợi trước mặt làm chuẩn tắc, quyến thống trị phải được cùng tồn tại với xã hội mà không có thứ nào trước thứ nào sau, kẻ thao túng nó chính là nền thống trị có hiệu năng nhất trong giai đoạn của hệ tiến hóa. Thứ hai là lí luận chính trị của chủ nghĩa cộng sản... Thứ ba là lí luận chính trị của chủ nghĩa tự do dân trị... Sau khi phân tích và so sánh 3 loại chủ nghĩa kể trên, Tưởng Giới Thạch đã làm lóe sáng lên quân át chủ bài của mình. Tưởng nói: Cứu vãn nguy nan của đất nước không thể chờ đợi được nữa, lãnh đạo dân tộc mà không có kinh nghiệm chính trị thì không thể thi hành quyền thống trị tương đối có hiệu năng được. Sau đó Tưởng lại làm ra vẻ tuân theo ý dân nói: Hiện tại điều yêu cầu đối với cả nước là thi hành quyền thống trị có hiệu năng, để đạt tới mục đích giải trừ sự thống khổ của dân chúng. Rất rõ ràng, Tưởng Giới Thạch chủ trương dùng chủ nghĩa phát xít thống trị có hiệu năng nhất để cai trị Trung Quốc.Khi nghiên cứu lịch sử, người ta đã đem những chủ trương Trung học là thể, tây học là dụng, gọi những người duy trì và bảo vệ vương triều phong kiến hòng dùng kỹ thuật làm thày các dân tộc man di là Phái sính Tây, còn đối với tầng lớp sau này thì không đượng tôn trọng như vậy. Kỳ thực, lấy cơ sở tư tưởng mà nói Tưởng Giới Thạch cũng có thể gọi là Phái sính Tây. Tưởng đã tiến dẫn lý luận phát xít, còn đem giống cỏ độc này cấy rễ trên cặn bã phong kiến của tư tưởng mình, khiến cho chúng kết hợp Trung quốc và Tây phương, hợp tác chặt chẽ, rồi trở thành cơ sở tư tưởng trong tính cách hành vi của Tưởng.
---------------------------
[1] Tưởng Trung Chính ngôn luận tập, tập thứ ba trang 80
[2] Tưởng Trung Chính ngôn luận tập Tập thứ nhất, trang 1-2


Hết Phần 8 - Chương 8 Quái thai của nền văn hóa phong kiến và tư tưởng phátxít . Mời bạn xem tiếp : Phần 9 - Chương 1 Trước và sau khi Tưởng Giới Thạch qua đời.
• LIÊN HỆ - HỖ TRỢ

XÂY DỰNG MỘT WAP MIỄN PHÍ
TRÊN DI ĐỘNG

WWW.CHODIENTHOAI
1