Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế
Phần 9 - Chương 2
Di chúc của Tưởng Giới Thạch viết những gì?
Phần trên đã nói, ngày 29 tháng 3 năm 1975, Tưởng Giới Thạch dự cảm thấy mình sắp sửa vào quan tài, không ở lâu trên thế gian được nữa, liền đọc lời di chúc cho Tần Hiếu Nghi ghi chép. Di chúc của Tưởng Giới Thạch viết những gì? Tôi tự buộc tóc đến nay, đã đeo đuổi cuộc cách mạng của Thủ tướng, không lúc nào không tự cho mình là một tín đồ của Jêsu Cơ đốc và của ngài Thủ tướng, không ngày nào là không phấn đấu gian khổ để tiêu trừ những trở ngại của Chủ nghĩa Tam dân, xây dựng một quốc gia với nền chính trị dân chủ. Hơn hai chục năm nay, những căn cứ tự do ngày càng lớn mạnh một cách tinh túy thực chất, hơn thế đã không ngừng triển khai cuộc chiến tranh chính trị với sự tàn ác của Đảng Cộng sản đại lục. Đại nghiệp chống Cộng phục Quốc, ngày càng đổi mới, ngày càng hưng thịnh, quân dân trong toàn quốc, các đồng chí trong toàn Đảng, quyết không thể vì sự ra đi của tôi mà lo âu nhụt chí khí ! Mọi người cần phải thành tâm đoàn kết nhất trí phục tùng sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ mình, phụng thời chủ nghĩa vì ngài Thủ tướng vô hình lấy việc phục quốc làm mục tiêu chung. Còn tinh thần của Trung Chính, tự tất sẽ ở bên cạnh đồng chí đồng bào mình. Thực hiện Tam dân chủ nghĩa, thu phục hết quốc thổ đại lục, phục hưng nền văn hóa dân tộc, kiên trì giữ vững đội hình chiến đấu dân chủ, đó là sự nghiệp ý chí suốt đời của tôi, thực tế cũng là ý chí cách mạng và quyết tâm chiến đấu nhất trí của quân dân đồng bào hải nội hải ngoại. Mong muốn người người ngày càng kiên trì bách nhẫn, phấn đấu tự cường, không hoàn thành được trách nhiệm của cách mạng quốc dân quyết không dừng lại: thề cần lao, thề dũng cảm, đừng lười biếng, chớ chểnh mảng.Ngày 29 tháng 3 năm Trung hoa Dân quốcthứ 4.Tưởng Trung Chính
Sau khi bản di chúc bao gồm hơn 200 chữ này của Tưởng Giới Thạch được phát biểu, lập tức đã gây nên rất nhiều điều chê trách. Có người nói nó đã loạn dùng điển cố thành ngữ, Văn lý thiếu thông suốt, đọc lên khiến cho người ta có cảm giác khôi hài, về căn bản không giống một tờ di chúc. Có người nói nó đã loạn sắp xếp ngôi thứ, đem Jêsu xếp đặt ở trước Thủ tướng Tôn Trung Sơn, thực sự đâu có thể như vậy được. Lại có người nói Tưởng Giới Thạch thực ra chưa hề ký tên trên tờ di chúc. Các đại viên như Tống Mỹ Linh và Tưởng Kinh Quốc v.v... cũng chỉ là ký bổ sung vào sau khi Tưởng Giới Thạch chết, căn cứ theo Pháp luật của nhà đương cục Đài Loan thì đó là bản Di chúc vô hiệu.
Trong bài viết Cái chết của Tưởng Giới Thạch với Tưởng Kinh Quốc của một người Hương Cảng có nói: Bản di chúc của Tưởng, những văn tự vừa mở đầu đã không thông, chẳng những không phù hợp với sự thực, mà hàm ý cũng hoang đường vô lý. Câu đầu tiên của bản di chúc nói: Tôi tự buộc tóc đến nay, đã đeo đuổi cuộc cách mạng của thủ tướng, không lúc nào không tự cho mình là một tín đồ của Jêsu Cơ đốc và của ngài thủ tướng.... Theo văn pháp Trung Quốc Tôi tự buộc tóc đến nay nên viết là Từ khi tôi buộc tóc đến nay mới được gọi là thông thuận. Đối với buộc tóc tới nay đã đeo đuổi cuộc cách mạng của thủ tướng thì lại càng là chỗ không thông. Buộc tóc chính là những năm ở tuổi nhi đồng. Tưởng Giới Thạch được gặp Tôn Trung Sơn, căn cứ theo niên biểu mà Trần Bố Lôi biên soạn cho Tưởng, là khi 23 tuổi (năm 1909 sau công nguyên, trong niên biểu viết rõ Lần đầu tiên yết kiến thủ tướng, đã dốc bầu tâm sự bàn việc nước. Trong di chúc của Tưởng Giới Thạch nói Buộc tóc đến nay đã đeo đuổi cuộc cách mạng của thủ tướng, điều này chẳng phải là khoác lác hay sao? Tạm thời không bàn tới việc đem chúa Jêsu kéo ngang hàng với Tôn Trung Sơn là tầm bậy, tự cho mình là một tín đồ, những chữ này thật đủ nực cười. Hai chữ Tự cư (tự cho mình) là để chỉ vốn dĩ không phải là sự việc này, nhưng lại cứ cứng nhắc mạo xưng . Ví dụ rõ ràng là một kẻ xấu xa, nhưng lại tự cư (tự cho mình) là người tốt. Câu đầu tiên trong bản di chúc của Tưởng thừa nhận tuy bản thân mình nói là tín đồ của thủ tướng, thế nhưng trên thực tế đâu có phải như vậy, ngụy trang mà thôi, thực sự đã khiến cho người ta cười rụng cả răng.
Lời nói sau cùng trong số 5 năm 1975 Tạp chí Trung Hoa do Hồ Thu Nguyên ủy viên ủy ban lập pháp Đài Loan chủ biên nói, tạp chí này. đã nhận được mấy bài đoản văn và thông tấn, có bình luận và phê phán đối với nghi lễ đại điển quốc tang lần này và sự mạch lạc của văn chương chính thức. Lời nói sau cùng của ban biên tập viết rằng: Sự việc xảy ra vội vàng lật đật, hơn nữa lại ở trong sự đau thương, có chỗ suy nghĩa chưa chu đáo, cũng chẳng có gì là lạ. Thế nhưng ở trong đó còn có câu Những chỗ chưa thông suốt... mong các phái hữu quan từ nay về sau hãy nên thận trọng hơn. Phàm làm việc gì hãy nên hỏi han những người thạo việc trong ngành, mới là cái đạo an toàn.
Đường Nhân tiên sinh tác giả Kim Lăng Xuân Mộng đối với hành văn và nội dung bản di chúc của Tưởng Giới Thạch cũng không cho là như vậy. Ông viết: Buộc tóc, là từ xưng hô đối với kiểu tóc thời Cổ đại, cuối đời Thanh, Tưởng Giới Thạch đã là cái đầu văn minh, ở thế giới hỗn độn Thượng Hải, đến Nhật Bản giang hồ đây đó, càng không thể có cái gọi là buộc tóc được, vào trường quân đội cạo đầu trọc thì làm gì còn tóc để có thể buộc. Trước và sau khi chết càng chẳng có tóc để mà nói, Cấp bách bàn về kiểu tóc chăng? Tần Hiếu Nghi cầm bút làm văn hộ bản di chúc, mở đầu bản di chúc đã viết tới hai chữ buộc tóc, bàn việc thì đầu trâu mõm ngựa, luận nội dung thì cổ hủ rã rời. Tức thì ông cho rằng, bản di chúc của Tưởng thực ra không phải tự thân lời căn dặn của Tưởng Giới Thạch, mà là Tống Mỹ Linh dùng Anh ngữ khẩu thuật, sau khi ghi chép bằng bút rồi lại dịch ra Hán Ngữ, vai trò của Tần Hiếu Nghi chỉ là đem bản thảo dịch ra tiếng Hán của Tống Mỹ Linh truyền miệng, làm cái việc nhuận sắc, sang sửa mà thôi. Đại để là dưới những tiền đề mà Tống Mỹ Linh đã gật đầu, gọt bỏ đi một số quá ư Tây hóa, khiến cho nó tỏ ra một chút phong thái văn hóa Trung Hoa. Do vì bản di chúc của Tưởng Giới Thạch không phải là tự bản thân Tưởng khởi thảo, sau khi Tần Hiếu Nghi ghi chép xong, Tưởng Giới Thạch cũng không ký tên chính thức, mà là do Tần Hiếu Nghi ký thay, cho nên ngài Lý Ngạo, một học giả nổi tiếng ở Đài Loan có rất nhiều điều nghị luận. Trong bài Bản di chúc của Tưởng Giới Thạch vô hiệu đối với pháp luật ông đã viết: Căn cứ vào điều 1194 Dân pháp Đài Loan quy định: viết thay di chúc, do người di chúc chỉ định từ ba người trở lên làm chứng, do người di chúc kể miệng, di chúc những mục đích, do một trong những người làm chứng viết lại, tuyên đọc, giảng giải, sau khi được người di chúc bằng lòng, ghi rõ ngày tháng năm cùng với tên tuổi người viết thay, được toàn thể những người chứng kiến cùng với người di chúc đồng thời ký tên. Nếu người di chúc không thể ký tên được thì phải in dấu ngón tay để thay thế. Ngày tháng trên bản di chúc của Tưởng Giới Thạch đề ngày 29 tháng 3, là sự việc trước khi chết 7 ngày, lúc đó tại sao không chỉ định ba người trở lên tới chứng kiến, Cùng ký tên vào ? . Tại sao lại chờ sau khi Tưởng Giới Thạch chết rồi mới mạo xuất người chứng kiến tới ký bổ sung ? Đã vừa vi phạm luật pháp lại vừa khó thông. Còn đối với bản di chúc vô hiệu đối với pháp luật này, Quốc dân đảng đã ra lệnh cho thiên hạ Theo Tưởng mà ca tụng ông, điều này chẳng phải là quá lừa dối xỉ nhục dân chúng hay sao ?
Đối với sự việc sau khi Tưởng Giới Thạch chết mới ký bổ sung vào bản di chúc, trong sách của ông Furuya có ghi thuật như sau: Từ trong hồi ức của ông Điền Quýnh Cảm Viện trưởng Viện tư pháp Đài Loan có thể nhìn thấy được một vết vằn. Điểm Quýnh Cẩm viết: Đúng 1 giờ sớm ngày mồng 6 tháng 4, bầu trời mưa cuồng gió giật sấm chớp đùng đoàng, bỗng nhiên ông nhận được điện thoại đánh từ dinh thự của Tưởng Giới Thạch tới, buộc ông phải lập tức đến ngay. Khi ông tới nơi, lập tức được mời lên lầu hai. Ông nhìn thấy Tưởng Giới Thạch nằm ở trên giường, đắp một tấm chăn đơn, dáng vẻ rất ung dung. Tưởng Kinh Quốc đớn đau khôn xiết chẳng nói nên lời. Khi Điền Quýnh Cẩm với Nghê Văn á, Dương Lượng Công, Dư Tuấn Hiền v.v..cúi mình vái lạy di thể của Tưởng Giới Thạch. Tưởng Kinh Quốc đã từng qùy xuống đáp lễ. Họ đã nhiều lần ngăn cản, Tưởng Kinh Quốc vẫn kiên trì không chịu. Tống Mỹ Linh thì ngồi ở trên chiếc ghế bên cạnh giường, tinh thần đau đớn xót thương, nhưng đã trấn định lạnh lùng, khuyên giải Tưởng Kinh Quốc không được quá đau đớn xúc động. Khi họ hành lễ xong, Tống Mỹ Linh gật đầu đưa ý gửi lời chào hỏi. Điền Quýnh Cẩm trong quá trình chưa nói tới việc ký tên trong văn bản, cũng không bàn tới có sự việc ký tên ngày 29 tháng 3, cho nên ngoại giới nói chung cho rằng, bản di chúc của Tưởng Giới Thạch là bản ký tên bổ xung sau khi đã chết.
Đối với vấn đề sắp xếp thứ tự giữa Jêsu và Tôn Trung Sơn tiên sinh, các tin đồn có rất nhiều tranh luận. Nghe nói lúc đầu Tưởng Kinh Quốc đã từng phản đối phương thức viết thuật này, thế nhưng Tống Mỹ Linh đã Kiên định bất di, Tưởng Kinh Quốc cũng đành phải bãi bỏ. Đường Nhân tiên sinh căn cứ vào những tin đồn hữu quan, trong cuốn sách Thảo sơn tàn mộng của mình, đã viết:Tưởng Kinh Quốc nhìn thấy Mẫu hậu đặt Jêsu ở trên Tôn Trung Sơn đã lo sợ vội nói rằng:
- Thưa mẹ, Jêsu là ...
- Không sao ! Tống đáp - có rất nhiều nhân vật vĩ đại ở Tây Phương, trên di chúc đều có những câu từ cảm kích đối với thượng đế. Cha của anh là một tín đồ Cơ đốc cuồng tín, tự mình tìm người dịch lại Kinh thánh, tự mình có nhà thờ để làm lễ. Một năm bốn mùa còn mời mục sư đến dinh thự giảng đạo. Mấy năm nay chỉ cần có người tới thăm ổng, khi sắp đi là ổng lại tặng khách một bộ kinh thánh. Tình hình này, hẳn anh cũng đã biết, có phải không ?
- Thưa mẹ, vâng ạ.
- Tốt, nay mẹ nói để anh biết, Tôn Trung Sơn là Quốc phụ , là người sáng lập ra Đảng ta, là tác giả của cuốn sách Tam dân chủ nghĩa, thế nhưng cha anh đã mấy lần in lại Tam dân chủ nghĩa để tặng cho mỗi vị khách một quyển. Cho dù ở trong Đảng bộ các cấp lại đã có ai đọc nó, lễ bái chưa có ? Có phải không?
- Điều này ...là, thưa mẹ.
- Vậy thì, đặt thượng đế lên trên, có điều gì không thoả hử?
Thái tử không nói gì. Ông quá hiểu rõ, Đài Loan từ nay về sau đều là đất trời của ông. Thế nhưng, trong quá trình Chế tạo ra bản di chúc này, ông không đủ sức tranh giành với Mẫu hậu được, tất thảy đều phải nghe theo bà. Đường Nhân tiên sinh đã đem những tin đồn viết thành câu chuyện, do đó đã có những chi tiết sinh động. Bất kể là Tống Mỹ Linh và Tưởng Kinh Quốc có như vậy hay không, đem Jêsu viết vào và đặt lên trước Tôn Trung Sơn tiên sinh là kết quả của sự kiên trì của Tống Mỹ Linh. Điều này đã được đồn đại rất nhiều và rất rộng.
Rõ ràng là trong di chúc của Tưởng Giới Thạch văn lý không thông, có những chỗ điên đảo vô lối, ngoài một số sai lầm và đã được phê phán ở trên vẫn còn có thể chỉ ra được nhiều chỗ nữa. Thế nhưng dựa vào ý thức tư tưởng mà xét thì cũng đã rõ cả. Một là thổi phồng rùm beng ca ngợi mình, nói bản thân mình là tín đồ trung thực của Tôn Trung Sơn, suốt đời phấn đấu để thực hiện Tam dân chủ nghĩa, thực hiện một quốc gia có nền chính trị dân chủ v.v..Hai là gào thét phản công đại lục giành lại toàn bộ đất đai đại lục, phục hưng văn hóa dân tộc, kiên trì đội hình chiến đấu dân chủ Tinh thần chống cộng đến cùng, dù chết không thay đổi của bản thân ông, còn cần ở bên cạnh đồng chí và sự nghiệp của mình. Trong dinh lũy của Tưởng Giới Thạch có một số lớn phái ngoan cố chống cộng cứng nhắc, Trần Thành đã từng đảm nhiệm qua chức phó tổng thống chính là một trong số đó. Chúng ta từng nói tới có người đã dùng sáu chữ Trung Tưởng, Phản Cộng, ái Quốc để bình giá tương đối chuẩn xác cuộc đời của ông ta, mặc dù vậy, trong bản di chúc mà trước khi Trần Thành chết cũng không thấy nhắc lại Phản công đại lục nữa, còn Tưởng Giới Thạch thì không như vậy, ông coi việc thất bại của đại lục xem như là mối hận mất nước, không phản công đại lục thì không đủ để bình phục nỗi phần hận trong trái tim ông. Chỉ có điều là Sự nghiệp vĩ đại mà trong suốt 25 năm, nửa đời người phần sau của ông vẫn chưa thể làm được, liệu còn có ai có thể thay ông thực hiện được đây ? Trên điểm này, Tưởng Giới Thạch khẳng định là di hận thiên cổ ?