Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế
Phần 9 - Chương 4
Tại sao Tưởng Giới Thạch không an táng xuống đất mà lại quàn tạm ở Từ Hồ ?
Trong tục chôn cất truyền thống ở Trung Quốc, chôn xuống đất là an, mà đem quan tài quàn tạm ở một chỗ gọi là đặt linh cữu (quàn) đợi táng. Ngày 16 tháng 4 năm 1975,s au nghi thức đại liệm, linh cữu của Tưởng Giới Thạch được quàn tạm ở chính sảnh hành quán của Từ Hồ, mà chưa an táng xuống đất.
ở Đài Loan, Tưởng Giới Thạch có 47 tòa hành quán, Từ Hồ là một trong những hành quán mà ông thích nhất.Từ Hồ nằm ở huyện Đào Viên cách phía nam Đài Bắc 60 cây số, ở chỗ giáp giới thị trấn Đại Khê với làng Phục Hưng. Từ Hồ trước kia gọi là Bì Vĩ, mà Bì Vĩ sở tại được dân làng gọi là Động Khẩu.
ở Đài Loan, bờ biển phía Tây, phía Bắc, phía Nam phần lớn là những bãi cát bằng phẳng hoặc những đồi núi thấp phẳng; bờ biển phía tây phần lớn vách núi dựng đứng. Miền trung lại là tầng tầng lớp lớp dãy núi lấy dãy núi Ngọc Sơn làm chủ thể, cách trở đông tây, giao thông vô cùng bất tiện. Nhà đương cục Đài Loan, vì cải thiện việc giao thông ở khu vực miền trung, tăng cường sự liên hệ giữa hai miền đông tây, bắt đầu từ giữa năm 1950 trở di đã đại tu đường quốc lộ xuyên ngang miền trung đảo Đài Loan, trước sau tổng cộng đã tu sửa thành 8 con đường. Bì Vĩ sở dĩ được gọi là Động Khẩu (cửa hang) chính là bởi vì nó nằm ở chỗ cửa vào đường hầm đường quốc lộ xuyên ngang đoạn phía bắc. Đường hầm được đặt tên là Bách Cát, thế nhưng dân chúng lại gọi nơi đây là Động Khẩu, hơn nữa tên gọi cũ này vẫn được bảo lưu, công ty vận chuyển khách quốc lộ Đào Viên đã xây dựng một trạm nhỏ ở đây, tên trạm được gọi là Động Khẩu.Trên mặt quản lý hành chính, Bì Vĩ thuộc Phúc An Lý cuả thị trấn Đại Khê. Phúc An Lý nằm ở trong một dãy núi thấp xen kẽ thú vị, núi Thảo Lĩnh kề bên, núi Bạch Thạch ở phía đông, núi Thạch Ngưu ở phía Nam, cùng với các núi như núi Sáp Thiên, núi Giác Bản, núi Lạp Lạp v.v.. ở xa hơn một chút vây tròn bốn xung quanh. Làng Phúc An (Phúc an lý) có hơn một ngàn cư dân, chủ yếu làm nghề nông. ở trong những hẽm núi xa gần đều là tầng tầng ruộng bậc thang, trong những khoảng không của ruộng bậc thang trồng rất nhiều trúc, cây long não, nhà nông nửa ẩn nửa hiện, dưới khe núi nước chảy róc rách trong suốt nhìn thấy đáy, cảnh trí cực kỳ u nhã tĩnh mịch. Bì Vĩ vốn là cái hồ ở dưới chân núi Giác Bản làng Phúc An, Hồ trước tương đối lớn ước độ 5 héc ta, hồ sau hơi nhỏ, tương đối hẹp và dài. Giữa hai hồ trước sau vắt ngang một dãy núi xanh thẳm nhưng lại có một dòng nước nối liền. Hồ như ở trong núi, luôn luôn bao phủ một tầng sương mù, đỉnh núi xanh thắm xuyên sương mù xuất hiện ra, trên đỉnh núi thường hiện ra quang cảnh như cánh thuyền nổi trên biển mây. Sườn phía nam hồ lớn có một con đê dài, thẳng liền với quốc lộ vắt ngang. Đầu năm 1960, khi Tưởng Giới Thạch đánh xe tới thăm núi Giác Bản qua làng Phúc An, nhìn thấy một khoảnh đất linh thiêng tú lệ như vậy, vô cùng yêu thích. Đặc biệt là ở chỗ cao con đường quốc lộ giữa núi đưa mắt nhìn thấy thị trấn Đại Khê ở cạnh con suối Đại Hán, có cảm giác như từ trên vách đá cao ngàn trượng của Phụng Hóa nhìn sang thị trấn Khê Khẩu, không những có cảnh sắc cuả Thủy Hương Giang Nam, hơn thế còn lờ mờ một ảo giác chỗ ở cũ Khê Khẩu. Ông ngước mắt nhìn thắng cảnh non xanh hồi tưởng đến bà mẹ Vương Thái phu nhân của mình, do đó đã đem Bì Vĩ đổi tên thành Từ Hồ và xây dựng hành quán ở đây. Trong Một tháng coi sóc linh cữu cha Tưởng Kinh Quốc đã từng viết: Tấm thân này trú ngụ ở Từ Hồ Đài Loan, con tim này lại tưởng nhớ tới từ am của tổ mẫu ở cố hương ...cha tôi đã đặt tên công trình kiến trúc nhỏ này là Từ Hồ, ý tứ của người là để kỷ niệm tổ mẫu đó vậy.
Từ Hồ hành quán ba mặt là núi vây quanh, trong rừng cây xanh rậm rạp có một góc Hồng Lâu. Cửa chính là hai cánh cửa lớn sơn đen, trên cửa khắc một đôi vòng đồng đầu sư tử, sắc cổ hương cổ, ở chính giữa khuôn cửa treo tấm biển gỗ Từ Hồ tự tay Tưởng Giới Thạch viết, biển hồng thẫm như vàng.Sau khi vào cửa phân ra hai đường hành lang bước lên từng bậc, hai bên là nhà ngang, phía trước sân chơi là chính sảnh, hai bên nhà sảnh đều có hai gian phòng trên. Trước và sau hành quán, mỗi bên đều có một chiêu đãi sở, là nơi cho các tân khách nghỉ ngơi, phía trước là nhà băng, phía sau là nhà lầu, lưng đều dựa vào núi giác bản mặt nhìn ra hồ nước. Sau khi hành quán của Tưởng Giới Thạch xây dựng xong, Bì Vĩ cũng được tu chỉnh, trên bờ hồ đều trồng hoa cỏ, đa cọ, liễu rủ, cong thẳng thông u, trên hồ có con thuyền gỗ hai mái chèo, cũng có ca nô chạy. Trên sân chơi hành quán của Tưởmg có một con đường núi mòn có thể chạy thẳng ra bờ hồ, những năm cuối Tưởng thường đi dạo chơi, đọc sách, thủng thẳng nhàn tản giữa cảnh nước non này. Phong cảnh Từ Hồ tú lệ, thế nhưng nguyên nhân chủ yếu khiến cho Tưởng chú tâm vào nơi này còn là cảnh đẹp núi xanh suối biếc của Từ Hồ gần giống như Khê Khẩu làng cũ của Tưởng.
Năm 1930, khi Tưởng Giới Thạch trùng tu mộ của Mẫu vương Thái ngọc, ông đã từng nói bản thân mình phải chọn một mộ địa ở Khê Khẩu, chuẩn bị cho sau khi trăm tuổi. Được biết như vậy, có người nói sau khi Tưởng Giới Thạch chết sở dĩ còn quàn tạm tại Từ Hồ chính là vì để sau này có thể lại đem linh cữu của mình chuyển về Phụng Hóa, chôn ở bên cạnh người mẹ đã sinh ra ông. Vậy mà, trước khi lâm chung Tưởng Giới Thạch căn dặn rõ ràng Linh cữu tạm thời quàn tại Từ Hồ, đợi sau khi quang phục sẽ táng tại lăng Trung Sơn, sẽ cùng với Tôn Trung Sơn tiên sinh coi sóc lẫn nhau. Thế mà, trong quyết nghị của ủy ban thường vụ Trung ương ngày 7 tháng 4 Quốc dân đảng, lại nói chờ sau khi quang phục sẽ an táng tại đại lục, không hề nói rõ an táng cụ thể ở chỗ nào. Nên nói rằng, cả ba cách nói kể trên, đại để đều là đúng cả, bởi vì chúng đều khẳng định, sở dĩ Tưởng Giới Thạch chôn tạm quan tài ở Từ Hồ là vì trong tương lai phản công đại lục, quang phục đại lục, là quyết kế đem mình chôn ở đại lục mà không phải ở Đài Loan.Trong Tưởng Kinh Quốc truyện, Giang Nam tiên sinh nói: Phản công đại lục chỉ là một truyện thần thoại, từ đầu chí cuối, ông Tưởng không có dự định này, thế nhưng do vì những thần thoại chính trị này, những lời hứa công trái này, những con người thần thoại này, có lợi cho nền thống trị của tập đoàn Quốc dân đảng, nên ông mới hết sức lợi dụng. Lời kết luận của Giang Nam tiên sinh có từ tháng 3 năm 1984, trong lời nói chuyện của ông trong lần tới thăm Ngô Quốc Chinh tiên sinh ở châu Maiami bang Florida. Ngô Quốc Chinh nói với Giang Nam, ông ấy cho rằng đầu năm 50 Đài Loan chỉ có thể công, không thể thủ, trường kỳ đối địch cuối cùng sẽ bị thất bại; Tháng 12 năm 1950, chí nguyện quân nhân dân Trung Quốc xuất quân sang Triều Tiên, sau khi công bố tin tức này, Ngô Quốc Chinh Chủ tịch tỉnh Đài Loan đương nhiệm lập tức tới gặp Tưởng Giới Thạch, yêu cầu triển khai hành động quân sự với đại lục, phái cử quân đội tiến lên đảo Hải Nam, Tưởng Giới Thạch bằng lòng suy nghĩ kỹ rồi sẽ nói. Sau ba ngày nhắc lại chuyện cũ, Tưởng Giới Thạch nói sơ sài qua quýt với Ngô: Ông không phải là quân nhân, không hiểu được việc quân sự. Tức thì Ngô Quốc Chinh cho rằng vịệc phản công đại lục của Tưởng Giới Thạch chỉ là điều nói suông mà thôi, từ trước tới sau, ông ta không có dự định này. Kỳ thực, cách nói này rất có chỗ xoay sở để thương lượng. Năm 1950, thậm chí suốt cả năm 1950, quân đội Quốc dân đảng qua thất bại thảm hại ở đại lục mà đã mất hết nguyên khí. Công cuộc khôi phục kinh tế và phát triển xã hội của đại lục đã sôi sục hàng ngày, Tưởng Giới Thạch muốn phản công đã không có điều kiện vững mạnh lại chẳng có cơ sở xã hội tương ứng. Cho nên điều Tưởng Giới Thạch phê bình Ngô Quốc Chinh không hiểu quân sự lúc đó phải nên nói là điều đã tự biết rõ mình rồi, thế nhưng điều này không thể nói rõ Tưởng Giới Thạch không dự định phản công đại lục. Di chúc của Tưởng Giới Thạch và các công việc tiến hành điều tra, thăm dò, bao vây, phá hoại mà ông chỉ đạo quân đội đối với đại lục đều nói rõ ông luôn luôn khắc cốt ghi xương muốn phản công chiếm lại đại lục, quàn tạm quan tài đợi chôn cất cũng là biểu hiện nội dung chủ yếu trong bản di chúc chính trị của ông già chính trị này. Không phản công chiếm lại đại lục, không giành lại giang san đã mất, thì Tưởng Giới Thạch có chết cũng không nhắm được mắt. Về điểm này, trong nhật ký ngày 4 tháng 5 năm 1975 của Tưởng Kinh Quốc cũng đã có thể được chứng minh.Trước buổi trưa, từ núi Giác Bản trên Từ Hồ, hai bên đường tuy cây xanh trúc thắm, núi biếc lúa non, ở đây thực sự là cảnh tự nhiên tuyệt đẹp. Thế nhưng nhìn thấy bạn nhà nông chai tay chai chân làm việc đồng áng, tôi đặc biệt cảm thấy họ vô cùng gian khổ. Ngồi lặng lẽ trên mai đài, nhìn núi non đồng ruộng trùng trùng điệp điệp, làng xóm thưa thớt, bỗng tôi hồi tưởng lại người cha năm ấy (chỉ năm 1967-người viết ghi chú) ... đã dạy con rằng: Thù riêng có thể không trả, thù lớn không thể không trả. Bởi vì thù riêng là thù của cá nhân, thù lớn là thù của đất nước, của nhân dân, của dân tộc. Đại trượng phu có thể không tính đến thù riêng, nhưng không thể không báo trả đại thù của dân tộc của đất nước được !. Điều nung nấu mộng mỵ cầu đạt trong suốt nửa cuộc đời sau của Tưởng Giới Thạch chính là chiếm lại đại lục, xây dựng lại vương triều nhà Tưởng. Thế nhưng không những khi ông qua đời, nguyện vọng này chưa thực hiện được, khi con trai ông là Tưởng Kinh Quốc qua đời cũng chưa thực hiện được, lịch sử có thể bảo cho ông biết điều sau cùng. Công việc Quang phục đại lục của ông là một giấc mộng không thể viên mãn được ! Có điều linh cữu của Tưởng Giới Thạch sẽ có một ngày có thể an táng tại đại lục được, đó chính là sau khi tổ quốc được hòa bình thống nhất.