Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế
Phần 1 - Chương 7
Một người cha khác của Tưởng Kinh Quốc
Mặc dù trên lịch sử đã từng có người hoài nghi Tưởng Giới Thạch có phải là cha đẻ của Tưởng Kinh Quốc hay không. Thế nhưng đây đã là một vấn đề được rõ ràng bất tất phải thảo luận lại nữa. Thế nhưng lại có một vấn đề có liên quan tới vấn đề này đòi hỏi pải được nghiên cứu thêm. Đó chính là Tưởng Kinh Quốc ngoài cha đẻ của mình ra còn có một người cha khác nữa. Người cha khác nữa ấy chính là em trai Tưởng Thụy Thanh của Tưởng Giới Thạch.Tưởng Thụy Thanh tên gia phổ là Chu Truyền sinh năm 1895 mất năm 1899. Chỉ sống được bốn năm, thế nhưng Tưởng Thụy Thanh đã trở thành một người cha khác của Tưởng Kinh Quốc. Công việc cho làm con thừa kế này được tiến hành theo ý chỉ của Tưởng mẫu Vương Thái Ngọc.
Tại sao Vương Thái Ngọc lại để cho cháu trưởng của mình làm con của người con nhỏ đã chết sớm, do vậy đã khiến cho Tưởng Kinh Quốc có một người cha khác. Có lẽ chúng ta sẽ có thể tìm được câu trả lời trong lời truy điệu Thụy Thanh người em đã mất do Tưởng Giới Thạch viết. Tưởng Giới Thạch viết rằng:Em tôi mất sớm, tôi mới chỉ 11 tuổi. Việc để tang cha tôi còn chưa đoạn, mẹ tôi đang đớn đau vì cái chết của cha tôi, những tháng ngày thảm đạm đang bùng cháy sục sôi (Cha Tưởng mất chưa đầy ba năm - Người dẫn chú thích). Từ khi em tôi qua đời, mẹ tôi đớn đau khóc lóc như dùi chích vào tim, bi phẫn thành ốm nặng. Kể từ khi em tôi chết yểu, gia đình tôi như sụp đổ chia lìa, không lúc nào được yên ổn đã hơn mấy chục năm nay. Riêng tôi lại càng cô đơn đau khổ, thê thảm lạnh lùng, vui cười gượng gạo, lòng nặng trĩu đã hơn chục năm nay. Phàm những đớn đau này đều do cái chết yểu của em tôi dẫn tới. Em tôi nào đâu biết được ? Em tôi làm sao biết được ? Ô hô ! Quan hệ của em tôi đối với gia đình tôi quan trọng và to lớn như vậy, còn như cái chết cũng là do mệnh mà thôi. Mỗi khi nhắc lại việc của hai mươi năm trước tôi thực sự chẳng muốn ngoảnh lại ngắm nhìn. Lúc đó tôi và em tôi, ngồi sát vai nhau, tôi thấy dung nhan của em hiền từ và xinh đẹp, tính tình của em tính lặng và dịu dàng. em tôi và tôi dắt tay nhau cùng đi, chỉ thấy em tôi thanh thoát nhanh nhẹn, cử chỉ chẳng khác gì người lớn. Tôi cùng em tôi cười nói dạo chơi, thấy em tôi nói hay hát khéo, tự thái dị kỳ, tuy là những lời nói của trẻ con mà chẳng muốn xa lìa, anh vẫn nhìn thấy em mãi về sau vậy ! Nhìn thấy em lớn lên, cung kính giữ lẽ, thân mật mà không nghịch ngợm, thật quá mến thương ! Nghe thấy tiếng mẹ khóc cha, tôi chạy nhanh tới cạnh người, khéo léo nói với mẹ: Mẹ ơi thôi đừng buồn, mẹ khóc thì con lại muốn khóc theo. Mẹ nghe tôi nói, nỗi buồn cũng bớt dần đi. Học xong tôi tốt nghiệp trở về, em tôi vẫn ngoan ngoãn ở bên cạnh, dường như đã giải bớt nỗ sầu cho mẹ, theo ý bề trên, tôi tự thẹn rằng mình chẳng kịp. Em tôi bị ốm, chỉ là cảm mạo lúc đầu, rồi về sau ho nặng, lúc lên lúc xuống, lúc nặng lúc nhẹ, kéo dài không khỏi, ước độ hai tuần. Lúc đầu không nguy kịch, y như sắp khỏi. Nếu như ông trời không đẩy tôi vào nghịch cảnh thì em tôi đã không chết sớm, nay đã chết rồi, đó chẳng phải là mệnh của tôi đó sao? Một hôm bệnh của em tôi hơi thuyên giảm, bỗng vọt chạy ra, chờ sẵn ở cửa, nhìn thấy anh tươi cười ra đón. Lúc này sắc mặt của em tôi xanh xao, thân hình tiều tụy, tôi đã kinh ngạc vô cùng. Từ đó trở đi em đã không được cùng tôi đi chơi nữa. Vào cái đêm em tôi ốm nặng, ngọn đèn lạnh lùng tỏa bóng cô đơn, thê lương bội phần. Mẹ tôi đau buồn khóc lóc. Em tôi nắm chặt tay mẹ tôi lau nước mắt cho mẹ mà nói:
- Mẹ ơi, con không có bệnh gì đâu, tất con sẽ khỏi mẹ chớ có quá đau buồn. Quá đau buồn mẹ sẽ ốm đó.
Mẹ tôi thấy khi em ốm chẳng ngủ được mấy ngày đêm liền. Em tôi lại an ủi mẹ tôi, nói:
- Mẹ mệt lắm rồi, xin mẹ hãy ngủ đi, đừng lo buồn gì nữa.
Lời an ủi của em tôi đối với mẹ tôi là như vậy đó. Đến bây giờ mẹ tôi vẫn còn nuốt nước mắt kể lại như vậy đó ! Ô hô ! Những lời nói của em tôi đã an ủi mẹ tôi, lấy điều chẳng vui khiến mẹ tôi đau đớn. Ai có thể biết được nó càng khiến cho mẹ tôi không thể không đau đớn càng khiến cho nỗi đau đớn của mẹ tôi sinh ra mà không thể tan biến đi được. Điều này có lẽ là pát sinh ra bởi tự tính của trời chứ chẳng phải là của con người đó vậy!
Lời truy điệu của Tưởng Giới Thạch đã nói rõ Tưởng Thụy Khanh là một đứa trẻ khiến cho mọi người thương yêu, hoàn toàn khác với Tưởng Giới Thạch lúc còn nhỏ. Trong Tiên từ Vương Thái phu nhân sự lược Tưởng Giới Thạch nói: Trung Chính lúc nhỏ nhiều bệnh tật hơn thế thường nguy kịch. Vừa khỏi đã thích tung tăng chạy nhẩy, phàm các vết thương do thủy hỏa dao gây gặp hại không chỉ một lần. Điều này đã làm cho mẹ hiền phải lo lắng gấp bội. Năm lên 6 tuổi đi học, quá ngang tàng bướng bỉnh, thế mà tiên từ vẫn dạy bảo không biết mệt mỏi, quanh năm xuân hạ, chẳng lúc nào ngơi
Trong bài viết Đối với việc cải chính và bổ sung của bài Tưởng Giới Thạch ở Khê Khẩu Hà Quốc Thao nói: Từ nhỏ Tưởng Giới Thạch đã ngang bướng thành nết, Thụy Thanh thì ôn tồn tao nhã, giỏi lực theo ý của người, được Tưởng mẫu Vương Thái Ngọc vô cùng quý mến. Vì vậy, Thụy Khanh chết yểu, Tưởng mẫu đớn đau muốn tuyệt vọng, đã sắp xếp chôn cất Thụy Khanh như một người lớn bên cạnh mộ Tưởng Triệu Thông ở Đào Khanh.Đại để là do vì Tưởng mẫu Vương Thái Ngọc rất yêu quý người con nhỏ của mình, mười sáu năm sau khi Thụy Thanh mất, đã bắt buộc lệnh cho Tưởng Giới Thạch đem con trai Kinh Quốc lấy danh nghĩa làm con thừa kế của Thụy Khanh. Lúc đó Tưởng Thụy Khanh đã có hai mươi nhăm tuổi thọ âm phủ, Tưởng Kinh Quốc mới lên chín tuổi. Thế nhưng Tưởng Thụy Khanh chết yếu từ năm còn bé, khi sống còn chưa có vợ, ngày nay làm sao lại có thể có con? Tức thì, với sự thao diễn điều khiển của Tưởng mẫu, bịa lập cho Thụy Khanh một cuộc hôn nhân âm phủ. Với sự sắp đặt như vậy, Tưởng Kinh Quốc không những đã có một người cha khác mà còn có một người mẹ khác nữa.
Đối với sự việc này, trong Lời truy điệu Thụy Khanh người em đã mất Tưởng Giới Thạch viết:Ngày em trai tôi qua đời, mẹ tôi đã chôn cất em như một người lớn, tuổi kỷ vị, mẹ tôi đã phối với Vương thị nữ để hợp táng, hơn thế cũng đã lập tự cho nó, để đánh dấu cho khỏi quên. Ngày nay tôi đã có hai con, sau khi mẹ tôi ra lệnh cho tôi đem Kinh Quốc làm con thừa tự em tôi, thế rồi người em chết yểu theo tộc quy của nhà tôi, không thể truyền được. Tới lúc này tôi đã không thể phá bỏ được tộc quy để nhận lấy sự chứng thực của mọi người, mà lại không nỡ chống lại lệnh của mẹ, để làm tổn thường đến tình cốt nhục, không làm khác được, tôi vẫn phải để con cả Kinh Quốc làm con thừa tự của em tôi. Hơn thế đã dùng lời nói này để ghi chép vào tộc phổ, biểu hiện ở trên bia mộ. Cho rằng em tôi là một sợi dây nối liền, đời đời con cháu, đọc những dòng văn này sẽ biết được nỗi khổ tâm của mẹ tôi và tôi tới nay vẫn còn yêu quý con tôi và em tôi tới mức nào.Từ đoạn văn trên đây có thể nhìn thấy, đem Tưởng Kinh Quốc làm con thừa kế của người em, Tưởng Giới Thạch đã như người hóc phải xương cá. Vì Tưởng Vĩ Quốc lúc này tuổi mới hơn ba, thế nhưng cuối cùng đã không phải là ruột thịt của mình nữa. Thế nhưng lời nói thực này lại không tiện nói ra với mẹ, do đó cũng đành phải ngậm đắng nuốt cay. Thế nhưng Tưởng mẫu vì quá yêu thương người con nhỏ Tưởng Thụy Khanh chứ cũng chẳng muốn bắt Tưởng Kinh Quốc đi làm con thừa kế, Tưởng Giới Thạch đành phải viết một bài Lời truy điệu để trút bỏ nỗi khổ sở cay đắng mà thôi. Nói như vậy thì, Tưởng mẫu thực ra không hoài nghị lai lịch của Tưởng Vĩ Quốc, dốc lòng tin thực sự nó là con trai của Tưởng Giới Thạch. Vậy thì Tưởng Kinh Quốc đã đối xử như thế nào về mối quan hệ bị thừa nhận là con thừa kế của mình? Căn cứ vào những điều được biết Kinh Quốc vẫn gọi Tưởng Giới Thạch là cha, đối với Mao Phúc Mai thì gọi là mẹ, gọi Tống Mỹ Linh là mẹ, đại để là coi như không có cái chuyện là mình có một người cha khác nữa.