Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế
Phần 2 - Chương 5
Cuộc hôn nhân Tưởng - Tống với tình yêu cùng tồn tại
Từ thời xưa tới nay, coi nhân vật lớn trên lịch sử Trung Quốc, vô luận là bắt đầu sáng lập thiên hạ hay là giữ gìn sự nghiệp, tựa hồ như không thể rời khỏi một người nội trợ đảm đang để diễn xuất ra một vở hài kịch trong dân gian phu sướng phụ hòa. Ngày 1 tháng 12 năm 1927, sau khi bức màn của cuộc hôn lễ từ từ kéo lên, viên quân phiệt mới lớn nhất Trung Quốc - Tưởng Giới Thạch, chẳng những đã giành được Tống Mỹ Linh, người con gái xinh đẹp quyền quý mà mình đã thèm chảy dãi từ lâu, hơn thế thông qua dải váy của cuộc hôn nhân đã buộc chặt nhà tư bản tài chính, từ đó đã đặt được cơ sở kinh tế do chính quyền của mình. Trong cuộc trao đổi giao dịch này, phía phụ nữ cũng không bị hớ thiệt, thông qua cuộc hôn nhân bà đã trở thành đệ nhất phu nhân hiển hách của Trung Quốc. Quyền lực và tiền của luôn luôn chung nhịp với nhau như vậy.Chính trong hai tháng trước khi cử hành hôn lễ, tức là ngày 28, 29, 30 tháng 9, Thân báo, Tân văn báo và Thời sự tân báo ở Thượng Hải liên tục đăng tải Tin báo của Tưởng Trung Chính suốt ba ngày liền, nói: Các đồng chí đối với gia sự của Trung Chính, có rất nhiều người gửi thư đến chất vấn nghi ngờ, bởi chưa trả lời khắp kết được, nay đặc biệt nói rõ như sau: Năm thứ mười dân quốc, nguyên phối Mao thị đã chính thức li hôn với Trung Chính, còn lại bà khác, vốn không có hôn ước, hiện tại đã thoát ly quan hệ với Trung Chính. Nay ở trong nhà ngoài hai người con ra, chẳng còn thê thiếp nữa. Mọi tin truyền sai sự thật, dễ làm ra sự hiểu lầm, nên đặc biệt kính báo tại đây ! Trước khi kết hôn với Tống Mỹ Linh, Tưởng đã có ba lần làm chú rể. Đàn bà đối với Tưởng quả thực chỉ giống như một chiếc áo lót, khi cần thì mặc vào, khi không cần thì cởi bỏ. Những lần kết hôn khác cũng chẳng bao giờ làm thủ tục li hôn với người vợ trước. Thế nhưng lần này thì khác hẳn. Trước khi lấy tiểu thư thứ ba của nhà họ Tống, Tưởng Giới Thạch cần phải tiến hành thanh lý nhà cửa đối với những thê thiếp vốn có từ trước, hơn thế còn tuyên bố trịnh trọng đàng hoàng trên báo chí, tất cả đều làm theo lớp lang bài bản, cẩn thận từng li từng tí một. Sự chuyển biến thái độ đối với cuộc hôn nhân này của Tưởng Giới Thạch, xuất phát từ nguyên nhân địa vị xã hội và điều kiện không giống người thường của gia tộc họ Tống với tiểu thư thứ ba của nhà họ Tống.Trong lịch sử cận đại Trung Quốc, gia tộc họ Tống có tiếng tăm lừng lẫy. Người cha của Tống Mỹ Linh là Tồng Gia Thụ, tự là Diệu Như, sinh năm 1866 tại một gia đình nghèo túng ở huyện Văn Xương Đảo Hải Nam. Năm lên 9 tuổi, bởi gia cảnh khó khăn, cha mẹ đã đem Tống Gia Thụ giao cho người cậu mở cửa hiệu buôn Bốt Stơn ở Mỹ nuôi dưỡng xung vào làm người giúp việc ở cửa hiệu. Sau đó vì bực tức với Cậu đã tự động bỏ đi. Sau đó, Tống Gia Thụ phiêu bạt lang thang ở nước Mỹ, làm thuyền viên ở trên tàu thủy, làm tạp dịch ở trong một khách sạn. Sự tôi luyện vất vả của cuộc sống, đã khiến cho chàng trai này trưởng thành, Tống đã tiếp nhận lễ rửa tội của Đạo Ki Tô, rỗi được hun đúc trong nền văn hóa phương Tây. năm 1886, Tống Gia Thụ trở về Thượng Hải được ủy nhiệm làm mục sư. Không lâu, do vấp phải sự bài sích, ông đã vứt bỏ nghề truyền đạo, bắt đầu chuyển vào giới xí nghiệp công thương, sáng lập ra Hoa Mỹ ấn thư quán. Ngoài việc phát triển nghề xuất bản, nghề ấn loát ra, Tống Gia Thụ còn kinh doanh nhập khẩu máy móc, nghiệp vụ lắp ráp, trở thành thương nhân mai bản tương đối sớm ở Thượng Hải. Trải qua hơn hai chục năm phấn đấu, ông đã tích lũy được số vốn năm sáu chục vạn lượng bạc. Người vợ của Tống Gia Thụ là Nghê quế Trân, là con gái một nhà buôn giàu có ở Thượng Hải, mẹ của bà họ Từ, là con cháu của Đại học sĩ cuối đời Minh là Từ Quang Khải - Hai vợ chồng tổng cộng có sáu người con, theo thứ tự là: Tưởng nữ là Tống ái Linh thứ nữ là Tống Khánh Linh, Trưởng nữ là Tống Tử Văn, Tam nữ là Tống Mỹ Linh thứ tứ là Tổng Tử Lương, tam tử là Tống Tử An.Năm 1894, Tống Gia Thụ quen biết với Tôn Trung Sơn. Có lẽ bởi vì có mối quan hệ về bối cảnh văn hóa, hai người vừa gặp đã như quen biết từ lâu và đã trở thành người bạn thân thiết. Trong đời sống cách mệnh trắc trở về sau của Tôn Trung Sơn, Tống đã đem đại bộ phận tiền của mình ra tri viện cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản do Tôn phát động, đã trở thành cột trụ về nguồn tài liệu quan trọng giúp cho cuộc cách mạng quốc dân của Tôn Trung Sơn tranh thủ được sự thành công. Đồng thời với việc kinh doanh thương nghiệp, Tống Gia Thụ đã quyết tâm bồi dưỡng các con của mình, đến tháng 5 năm 1918 thì qua đời. Ông đã sáng tạo ra cơ sở sự nghiệp tốt đẹp cho các con lúc này, con gái cả đã lấy Khổng Tường Hy một nhà đại tài phiệt ở Sơn Tây. Con gái thứ hai lấy Tôn Trung Sơn. Con cả Tống Tử Văn về sau ra nhận chức Bộ trưởng Tài chính của Chính phủ quốc dân Vũ Hán. Trong gia tộc họ Tống, tiền của, địa vị vinh dự, những gì cần có thì đều đã có.Tiểu thư thứ ba trong gia đình này, Tống Mỹ Linh sinh ngày 14 tháng 3 năm 1897. Lúc này Tống Gia Thụ đã trở thành một phú ông nổi tiếng ở Thượng Hải. Tống Mỹ Linh được lớn lên torng hoàn cảnh sống cực kỳ ưu việt, lại là một cô gái nhỏ nhất trong ba chị em, từ nhỏ đã được nâng niu chiều chuộng, bản tính rất buông thả. Năm 1907, Tống Mỹ Linh lên 10 tuổi, với sắp đặt của cha, cô bé đã tới nước Mỹ xa xôi, bắt đầu cuộc sống cầu học. Trong mười năm ở nước Mỹ, Tống Mỹ Linh đã trải qua sự hun đúc của nền văn hóa Tây Phương điển hình rồi từ một cô bé béo mũm mĩm trở thành một thiếu nữ thướt tha mềm mại phong thái dịu dàng.Năm 1917, Tống Mỹ Linh trở về Thượng Hải. Sau khi về nước ngoài việc học tập bổ túc thêm văn hóa Trung Quốc ra, Tống Mỹ linh tích cực lao vào công tác xã họi như Hội nữ thanh niên đạo Ki Tô Thượng Hải. ủy viên ẹy ban thẩm tra điện ảnh toàn quốc v.v.. và đã rất nhiều lần xuất đầu lộ diện ở giới xã giao Thượng Hải, rất nhanh chóng trở thành một nhân vật có tiếng tăm lừng lẫy. Lúc đó, địa vị của gia đình họ Tống như trời giữa Xuân, những người thông qua các mối quan hệ muốn nhờ cậy, dựa dẫm gia đình họ Tống, chạy ra theo như đàn vịt. Trong đó, những người có ý đồ dồn chú ý lên thân tiểu thư nhà họ Tống cũng chẳng thiếu gì. Đáng tiếc là, Tiểu thư cả, tiểu thư hai nhà họ Tống thì sớm đã như danh hoa có chủ, duy nhất chỉ còn lại tam tiểu thư tuổi xuân mới chớm vẫn ở khuê phòng chưa lấy chồng. Tức thì rất nhiều mũi tên thần liền hăm hở bắn về phía Tống Mỹ Linh.Trong rất đông số người truy cầu, Tưởng Giới Thạch là người biểu hiện siêng năng miệt mài không mệt mỏi và ngoan cường bất khuất.Tưởng Giới Thạch lần đầu quen biết Tống Mỹ Linh vào năm 1922. Tháng 8 năm đó, do vì khi Trần Quýnh Minh làm phẩn ở Quảng Châu, Tưởng hộ giá có công, tháp tùng Tôn Trung Sơn tới Thượng Hải nghỉ ngơi. Một buổi tối đầu tháng 12, trong nhà ở của Tôn Trung Sơn trên đường Môlie, Tống Tử Văn đã cử hành dạ hồi đạo KiTô, Tưởng Giới Thạch cũng nhận được lời mời. Tuy đối với nền văn hóa Ki Tô thì Tưởng không hiểu lắm, thế nhưng kinh nghiệm len thân vào giới xã giao trong xã hội thượng lưu thì Tưởng đã có. Buổi tối hôm ấy, Tưởng Giới Thạch ăn mặc sang trọng lịch sử đúng giờ tới nơi Tôn ở. Trong buổi dạ hội đó Tưởng làm quen được với Tống Mỹ Linh hoạt bát đáng yêu mà lại giao du rộng rãi. Lần đầu tiên gặp gỡ, khí chất cao nhà lịch sự, phong độ dịu dàng tha thướt của tam tiểu thư họ Tống đã làm cho Tưởng Giới Thạch mê tít đã khiến cho tràng nam nhi tuổi gần bốn chục lại mới lấy vợ không lâu này suy nghĩ vớ vẩn lung tung: yểu điệu thục nữ, xinh đẹn quyền quý, lại là em vơu của Tôn Trung sơn tiên sinh, rồi lại cộng thêm nguồn tài lực hùng hậu và ảnh hưởng ở hải ngoại của Tống Tử Văn, Khổng Tường Hy. Tất cả nưhng danh dự, địa vị, tài sản này chỉ cần một chiếc dải váy của cuộc hôn nhân bền có thể buộc chặt được, để cho mình sử dụng, quả thật là một cuộc buôn bán lớn một vốon vạn lợi!Cuối tháng 12 cùng năm, Tưởng Giới Thạch theo yêu cầu của Tôn Trung Sơn đã trở về Quảng Châu. Lúc này, trong con mắt của Tưởng Giới Thạch, Tôn Trung Sơn ngoài việc là lãnh tụ cách mạng tôn kính ra còn là chồng chị gái của người đàn bà mà mình truy cầu. Do đó, Tưởng đối với Tôn tỏ ra vô cùng thân thiết. Một hôm, Tưởng Giới Thạch hết sức cung kính khẩn cầu Tôn Trung Sơn, mong muốn Tôn đứng ra thuyết phục Tống Mỹ Linh trở thành vợ của mình. Trong cuộc trò truyện Tưởng còn đặc biệt giải thích: Cuộc hôn nhân do cha mẹ bao biện đã được giải trừ, quan hệ với Diêu Thị cũng đã kết thúc; hiện tại bản thân đang là một tấm thân thanh bạch. Thế nhưng, Tưởng bịt miệng không nói tới nàng Trần Khiết Như vừa mới lấy. Đối với yêu cầu đường đời này do học trò của mình vừa mới nêu ra, Tôn Trung Sơn rất khó xử. Đồng ý ư ? bản thân mình làm sao có thể thuyết phục Tống Mỹ Linh đồng ý lấy một người đàn ông đã kết qua mấy lần hôn này được ? Không đồng ý ư ? lại sợ tổng thương tới trái tim của con người súng bái cùng mình sống chết với cộng (tới thiểu là lúc Trần Quýnh Minh làm phản đã như vậy).Đối với một sự việc liên quan tới trai thích gái yêu như vậy, Tôn Trung sơn đã không trực tiếp đi tìm Tống Mỹ Linh, mà là thông qua vợ mình vòng vo nói rõ đầu đuôi câu chuyện. Thái độ của Tống Khánh Linh rất kiên quyết rõ ràng, xác thực phản đối việc em gái mình kết hôn với một người đàn ông đã có qua mấy người đàn bà. Lúc đó, Tưởng Giới Thạch lấy vợ cả, lấy vỡ lẽ, đối với những tia đồn hiếu sắc đã có rất nhiều. Suy nghĩ về danh dự của gia đình họ Tống và tiền đồ của em gái, lẽ dĩ nhiên Tống Khánh Linh đã cự tuyệt thẳng thừng sự truy cầu này. Tôn Trung Sơn bẩm sinh trung hậu không thể đem những lời nói khiến cho người ta khó chịu buồn nản chuyển đạt tới Tưởng Giới Thạch được mà chỉ là nói một cách mập mờ với Tưởng rằng: Hãy chờ đợi đã !. Tưởng đã không hổ thẹn là một tay già đời về truy cầu phụ nữ, nghe Tôn tiên sinh trả lời như vậy, liền lập tức hiểu rõ tới tám, chín phần Hãy chờ đợi đã !, nói rõ đối phương không đồng ý nhưng lại không cự tuyệt rõ rệt, mà đang còn ở trong sự do dự. Với việc đó, để cho đối phương nói rõ ra không, sao bằng nói hãy chờ đợi đã !, như vậy thì còn có hy vọng. Tưởng tin tưởng sâu sắc vào câu cách ngôn hảo sự đa ma của người Trung Quốc, cũng hiểu biết một cách sâu sắc rằng tưởng ngại trong việc cầu hôn của mình là do ở mấy người đàn bà lớn tuổi trong nhà họ Tống. Tức thì, Tưởng Giới Thạch đã sử dụng sách lược tránh thực dựa hư, đối với gia đình họ Tống thì sử dụng sự yên lặng, chờ đợi thời cơ. Đối với Tống Mỹ Linh thì dùng phương thức thư từ qua lại tấn công nhiều lần, để giành lấy trái tim thơm thảo.Từ năm 1922 đến năm 1927, tròn năm năm Tưởng Giới Thạch đời chờ, truy cầu. Lẽ dĩ nhiên, trong thời gian này đã có Trần Khiết Như trẻ trung xinh đẹp làm bạn. Tưởng không hề cảm thấy buồn tẻ chút nào. Trong vòng năm năm nay, Tưởng Giới Thạch đã sử dụng hết mánh khóe toàn thân, trong sóng gió hãi hùng của cảnh quan trường chìm nổi, một bước lên mây, dần dần tiến thẳng lên đỉnh cao của quyền lực, khiến cho địa vị của mình phát sinh ra nưhng biến hóa như thần thoại. Tháng 5 năm 1924 Tưởng được ủy nhiệm làm hiệu trưởng trường quân sự Hoàng Phố, rồi tham mưu trưởng quân đội chính phủ Quảng Châu. Tháng 7 năm 1926, Tưởng ra làm chủ tịch ẹy ban thường vụ trung ương Quốc dân đảng, Tổng Tư lệnh Bắc phạt quân, tập trung toàn bộ quyền lực của Đảng của quân đội vào một thân mình, trở thành một nhân vật tối cao nắm giữ thực quyền trong Quốc dân đảng. Theo đà thắng lợi liên tiếp của chiến tranh bắc phạt, tháng 3 năm 1927 khi tiến đến Nam Kinh, Thượng Hải, Tưởng Giới Thạch nghiễm nhiên trở thành người anh hùng cách mạng, địa vị của Tưởng trong tâm mắt Tống Mỹ Linh cũng dần dần có sự biến hóa. Tháng 4 tại nhà Tống trên đường Tây Môlie ở Thượng Hải, Tưởng Giới Thạch đã gặp gỡ Tống Mỹ Linh, người anh hùng đã một lần nữa cầu hôn với mỹ nhân.Lúc này, Tưởng Giới Thạch đang nắm quyền thế như bầu trời xuân, lại một lần nữa cầu hôn với Tống Mỹ Linh, biểu hiện thoải mái tự nhiên đường hoàng, tiến thoái ung dung xuất phát từ thượng sách của binh pháp. Đối với sự việc cầu thân này gia đình họ Tống đã mở hội nghị gia đình đặc biệt, kết quả vốn là đại đa số người không đồng ý. Thế nhưng phái tán đồng cũng được tăng thêm. Chỉ cả Tống ái Linh dùng lực lớn át hội nghị, chủ trương đồng ý việc cầu thân này. Tống ái Linh tin tưởng sâu sắc rằng trong tương lai tiền đồ của Tưởng sẽ là vô lượng, có thể làm vẻ vang cho nhà họ Tống. Tống ái Linh ra sức khuyên em gái và các em, tiếp nhận vị tổng tư lệnh nắm giữ đại quyền sát phạt này trở thành thành viên của gia đình họ Tóng. Như vậy chẳng những suốt đời của em gái được vinh hoa, có chỗ nương dựa, hơn nữa sự phú quý của cả gia tộc cũng đã có bảo đảm. Tiểu thư cả nhà họ Tống chẳng thẹn là người có con mắt tinh đời, chỉ có mấy câu nói ngắn ngủi mà đã rất có sức thuyết phục đối với mối quan hệ lợi hại này, lời nói đó thật là cặn kẽ kỹ càng.Ngày 14 tháng 5 năm 1927, dưới sự tác hợp của Tống ái Linh, Tưởng Giới Thạch đã xin phép Trung ương Quốc dân đảng nghỉ mười ngày, dẫn Tống Mỹ Linh tới du lịch vãn cảnh ở Tiêu Sơn Trấn Giang. Đây là một bước mang tính chất then chốt đối với cuộc liên duyên Tưởng Tống. Buối sáng ngày hôm ấy, Tưởng Giới Thạch đã cử xe hoa tới Thượng Hải nghênh đón Tống Mỹ Linh rồi cử vệ đội trưởng đích thân đi bảo vệ. Trong xe chất đầy hoa tươi. Sau khi xe tới Trấn Giang, Tưởng tổng tư lệnh mặc comlê đi giày da, phong độ đường hoàng, ăn mặc giống như một thân sĩ. Mọi thứ sắp đặt như thế này đã làm cho Tống Mỹ Linh rất vui vẻ. Sau khi chèo lên Tiên Sơn, hai người đã đi du lãm âm Biệt Phong, động Hoa Nghiềm, lầu Cấp Giang, đình Tráng Quan v.v.. ở giữa khoảng đất trời, anh hùng mỹ nữ, núi non hùg vĩ đã khiến họ lưu luyến chẳng muốn về... Thời gian mười ngày đã trôi qua như một nháy mắt. Qua lần đi du chơi này, quan hệ giữa hai người trên đại thể đạt tới tám chín phần mười.Tháng 8 cùng năm, đối mặt với áp lực trong Đảng, Tưởng Giới Thạch lấy thoái để tiến ông đã tuyên bố từ chức, rời khỏi các chức vụ mà mình nắm giữ. Sau đó, rời Nam Kinh qua Thượng Hải, Ninh Ba về tới quê hương Khê Khẩu, rồi vào ở trong chùa Tuyết Đâu. Lúc này, rời khỏi chính sự bận rộn, Tưởng Giới Thạch với thân phận võ nhân bái chức vứt khỏi việc đời, đã gửi cho Tống Mỹ Linh một bức thư tình ý tứ khẩn thiết. Thư viết rằng: Nay ta không có ý hoạt động chính trị nữa, duy chỉ thương nhớ một người mà ta suốt đời mến mộ, đó là nàng. Trước kia khi ở Quảng Đông ta đã tỏ ý với lẹnh huynh của nàng, nhưng chưa được chấp nhận. Lúc đó hoặc vì quan hệ chính trị, cho nên bây giờ ta lui về làm người sơn dã, vứt bỏ hết việc đời sống cùng tro bụi. Ngày trước trăm trận chiến đấu ngoài biên cương, lấy gào thét làm vui, đến nay nghĩ lại, cái gọi là công danh sự nghiệp chẳng qua chỉ là ảo mộng. Duy chỉ có nàng là người tài hoa vinh đức, khiến ta quyến luyến không thể nào quen. Thế nhưng chẳng biết được võ nhân buộc phải từ chức bị vứt bỏ ra ngoài đời này, nàng nhìn thấy sẽ như thế nào đây ?. Tưởng Giới Thạch đã dùng hết cả mười tám ban võ nghệ để truy cầu một người đàn bà cuối cùng đã chiến thắng giành được trái tim ngào ngạt của Tống Mỹ Linh. Ngày 16 tháng 9, Tiểu thư chị cả Tống ái Linh phụ trách công việc tác hợp này của nhà họ Tống đã tiến hành hội nghị chiêu đãi các nhà báo, tuyên bố: Tưởng tổng tư lệnh sắp sửa kết hôn với tiểu thư Tống Mỹ Linh, rồi đem đôi tân nhân này ra giới thiệu cho các tân văn ký giả biết.Mở ra hội nghị chiêu đãi các ký giả, đem tin tức liên duyên Tưởng Tống công khai trước dân chúng, là cái kế Tiền trảm hậu tấu để đối phó với Tống lão phu nhân, là hợp mưu của Tưởng Giới Thạch và Tống ái Linh. Các con của nhà họ Tống, tuy đều tiếp thu nền giáo dục phương Tây, thế nhưng đối với nền văn hóa truyền thống Trung Quốc họ vẫn vô cùng tôn sùng. Hơn thế, Tống lão phu nhân Nghệ Quế Trân chính là con cháu của danh môn, lẽ dĩ nhiên, việc nhân duyên đại sứ của các con trong gia đình cũng cần phải thông qua sự đồng ý của mẹ mới có thể được, nếu không thì sẽ là đại bất hiếu. Tức thì vào cuối tháng chín, Tưởng Giới Thạch đã vượt qua biển đông bái kiến Tống lão phu nhân đang ở Nhật Bản. Trước mặt lão phu nhân, Tưởng nghiêm trang lấy ra một bản chứng minh biểu thị rõ bản thân mình đã cắt đứt với tất cả những người đàn bà trong quá khứ, hơn thế còn thề nguyện giữ mãi tình yêu trung tình không bao giờ thay đổi đối với tiểu thư Mỹ Linh. Đối với vấn đề tín ngưỡng tông giáo, Tưởng Giới Thạch cũng dứt khoát trả lời đồng ý, biểu thị bằng lòng tiếp thu đạo Ki Tô. Tất thảy những điều này giống hệt như diễn kịch, tất thảy đều đã được sắp xếp sẵn từ trước. Một cuộc cầu hôn có tính chất hình thức đã được hoàn thành như vậy. Tống lão phu nhân đã bằng lòng lời thỉnh cầu của Tưởng Giới Thạch.Ngày 1 tháng 12 năm 1927, lễ kết hôn giữa Tưởng Giới Thạch với Tống Khánh Linh đã được cử hành tại Thượng Hải. Chiếu cố tới tông giáo tín ngưỡng và bối cảnh văn hóa của gia đình họ Tống, lại không để mất thể diện của Tưởng tổng thống, hôn lễ được cử hành chia làm hai lần. Một lần tại nhà họ Tống trên đường Môlie, cử hành theo tập tục của đạo Ki Tô, do mục sư Dư Nhật Chương chủ trì, toàn bộ cuộc hôn lễ ắng lặng tĩnh mịch. Còn một lần cử hành tại khách sạn Đại Hoa, số người tham dự đạt tới trên một ngàn ba trăm người, các yếu nhân chính trị quân đội Quốc dân đảng, đầu mục bằng Thanh hồng --- đều tới chúc mằng; nhất thời tân khách đồng nghịt, so với nghi thức hôn lễ trước, nghi thức kết hôn mang phong cách truyền thống Trung Quốc ở khách sạn Đại hoa tỏ ra rất đàng hoàng sang trọng.Kết hôn với tiểu thư thứ ba trong gia đình họ Tống tám tiếng lẫy lừng, thực hiện được nguyện vọng mà mình truy cầu cả trong mộng mỵ suốt mấy năm nay, Tưởng Giới Thạch sung sướng vô cùng. Thông qua cuộc hôn nhân, Tưổưng đã giành được tiền của, mỹ nữ, địa vị xã hội, đã giành được mọi thứ mà mình mong muốn. Trong lúc hưng phấn Tưởng Giới Thạch đã không quên căn cứ vào luân lý đạo đức của hôn nhân và gia đình cùng với mối quan hệ giữa mình với cách mạng, phát biểu những lời viển vông trời biển. Chính trong ngày kết hôn đó, ông đã phát biểu bài Ngày hôm nay của chúng tôi trên tờ Dân quốc Nhật báo, nói rằng: Ngày hôm nay tôi được kết hôn với Tống Mỹ Linh người mà tôi kính yêu nhất, quả thực là một ngày vẻ vang nhất từ trước đến nay trong cuộc đời tôi, cùng là một ngày sung sướng nhất trong đời tôi từ trước đến nay. Những vấn đề nhân sinh triết học và xã hội mà hàng ngày tôi nghiên cứu, tin tưởng sâu sắc rằng trong cuộc đời không có cuộc hôn nhân nào hoàn toàn mỹ mãn, thì làm người mọi thứ đều vô ý nghĩa cả. Trong xã hội không có gia đình yên vui sung sướng thì dân tộc căn bản không thể tiến bộ được... Cùng ngày hôm đó, trên tờ Thân báo đã đăng tin báo của Tưởng Trung chính, có lẽ có thể làm một lời chú thích cho bài văn phát biểu trên. Tin báo như sau: Người vợ kết tóc là Mao thị, đã li dị từ lâu; Diêu Trần hai thị vốn không có khế ước ! Trời ơi, vì sự : tiến bộ của dân tộc Tưởng Trung Chính đã ruồng bỏ cả ba người đàn bà. Hiện tại, ông đang sung sướng lao vào lòng người đàn bà thứ tư !Đầu năm 1928, đối với Tưởng Giới Thạch mà nói, đó là tuồng hay liền sân khấu, sự tốt nối liền nhau. Ngày mồng 2 tháng 2, hội nghị lần thứ tư khóa ba Quốc dân đảng họp ở Nam Kinh, Tưởng Giới Thạch được cử làm ủy viên thường vụ ẹy ban chấp hành Trung ương, Chủ tịch ẹy ban quân sự, Tổng tư lệnh quân cách mạng quốc dân. Ngày mồng 7 tháng 3, Trung ương Quốc dân đảng lại cử Tưởng Giới Thạch làm chủ tịch hội nghị chính trị Trung Ương. Từ đây Tưởng Giới Thạch độc chiếm đại quyền Đảng, chính phủ và quân đội, bước lên đỉnh cao về quyền lực. Đi theo một bước lên tận mây xanh của chồng, Tống Mỹ Linh cũng đã trở thành Đệ nhất phu nhân danh phù hợp với thực.Làm Đệ nhất phu nhân, Tống Mỹ Linh khác hẳn với các quan viên khác trong quyến thuộc, bà không thỏa mãn với hoạt động xã giao và cuộc sống hào hoa đơn thuần mà là phải len thân vào trong chiếc vòng chính trị và quyền lực cùng thao túng con thuyền trong thế giới quan trường với chồng.Căn cứ vào bẩm tính của phụ nữ, Tống Mỹ Linh tích cực theo được sự nghiệp phúc lợi của trẻ em. Sơm từ trước khi kết hôn, bà đã đặt chân vào sự nghiệp của trẻ em, đối với con đường này đâu có phải là lạ lẫm. Sau khi Tưởng Giới Thạch thống nhất được toàn quốc, tiếp đó liền bùng nổ cuộc chiến tranh quân phiệt với quy mô lớn. Trong cuộc hồn chiến quân phiệt mới, hàng loạt các sĩ quan binh lính Quốc dân đảng bị thương vong, các cô nhi quả phụ đầy rẫy ở thành thị và nông thôn. Để giúp đỡ cho chồng đánh thắng cuộc chiến tranh này, tiêu diệt hết bọn quân phiệt ở các lộ dám đối lập với chính quyền Tưởng, duy trì nền thống trị độc tài của Tưởng Giới Thạch nhằm lung lạc nhân tâm, Tống Mỹ Linh đã giương cao ngọn cờ của nhà từ thiện, xây dựng lên Trường trẻ mồ côi cách mạng. ở trong nhà trường đào tạo nhân tài, xây dựng lên giành riêng cho các trẻ mồ côi của các sĩ quan và binh líh Quốc dân đảng bị tử thương này. Tống Mỹ Linh đích thân đảm nhiệm chủ nhiệm giáo vụ và giáo sư Anh văn của tràng. Nhằm khuếch trương ý nghĩa chính trị to lớn của hành động này, tăng cường tuyên truyền hiệu quả, Tống Mỹ Linh đã trình bày tôn chỉ mục đích xây dựng nhà trường như sau: Rất nhiều nhà cách mệnh đã hy sinh, những người còn sống trong tương lai cũng khó tránh khỏi việc hiến dâng sinh mệnh của mình, kết quả giáo dục con cháu của họ không ai đề cập tới. Tôi cho rằng, số trẻ nhỏ này nếu được bồi dưỡng thích đáng, chúng sẽ trở thành những nhân tài cực kỳ hữu dụng. Bởi vì trong huyết quản của chúng, dòng chảy chính là mạch máu của những người cách mạng!.Bởi chiến tranh kéo dài nhiều năm, đời sống vật chất thiếu thốn, quân đội Quốc dân đảng dần dần biến đổi; buông lỏng kỷ luật, hư bại bất tài, mất hẳn đi sự hoạt bát năng động của thời kỳ bắt phạt. Trong tình hình này, rất nhiều sĩ quan và binh lính Quốc dân đảng cảm thấy tiền đồ vô vọng, cuộc sống trống rỗng, tức thì liên tục phát sinh ra những sự kiện cướp bóc của cải hãm hiếp phụ nữ, thương vong bại tục. Thậm chí một số tướng lĩnh cao cấp cũng ngày cờ bạc đêm đĩ điếm, sống say sưa chết trong mộng mỵ. Một lần có hai môn sinh trường Hoàng Phố của Tưởng Giới Thạch bởi chọc ghẹo vợ của một tướng lĩnh khác, đã dẫn tới xung đột, hai bên bị thẩm vấn tại công đường, kiện tụng lên tới chỗ Tưởng Giới Thạch. Tưởng Giới Thạch tức giận nổi gân xanh chỉ muốn đem hai tên này ra bắn chết. Nhìn thấy quân đội của chồng, quân kỷ trên dưới rệu rã, tinh thần ủy mỵ, Tống Mỹ Linh vô cùng lo lắng, Tống hiểu sâu sắc rằng cứ tiếp tục như thế này quân đội không đánh cũng sẽ tự bại thức thì với sự hoạch định của Tống Mỹ Linh, đã xuất hiện một cơ cấu được gọi là Lệ chí xã. Cái gọi là Lệ chí tức là khích lệ ý chí chiến đấu. Lệ chí xã là một cơ cấu tổ chức gần giống như câu lạc bộ quân đội, mong muốn thông qua tổ chức này, vừa có thể làm phong phú cuộc sống văn hóa nghiệp dư của sĩ quan và binh lính, lại có thể bồi dưỡng được tố chất tâm lý và văn hóa của họ, điều càng quan trọng hơn là phòng ngừa bọn lính trắng này chẳng chịu làm gì mà quấy rối xã hội. Thoạt đầu, công tác của Lệ Chí Xã không mấy thuận lợi, những người chiếu cố tới tham dự rất ít, phòng cửa vắng tanh vắng ngắt, mọi người đều nghi ngờ đó là tổ chức của đạo Ki Tô. Về sau, với sự cổ động mạnh mẽ của đệ nhất phu nhân và việc tham dự làm mẫu của Tưởng tống tư lệnh các sĩ quan và binh lính vào tổ chức này dần dần đông lên. Điều này đối với sự bồi đắp sĩ khí sa sút, ít nhiều đã phát huy được một số tác dụng.Vào cuối năm 20, đầu năm 30, chính phủ Nam Kinh của Tưởng Giới Thạch hầu như đều trải qua khói đạn của cuộc nội chiến. Tháng 6 năm 1928, sau khi Tưởng dẫn quân đánh bại Trơng Tác Lâm, các vùng Đông bắc đều lần lượt quy thuận chính phủ Nam Kinh. Thế nhưng, trong nội bộ chính phủ Quốc dân Nam Kinh, mâu thuẫn trong nội bộ các phe phái ngày càng sâu sắc, Tưởng có ý đồ thông qua thủ đoạn chính trị làm cho các phái phải khuất phục, để tiện việc tập trung quyền lực vào một thân. Kết quả là đã dẫn tới xung đột ngày càng lớn. Bắt đầu từ tháng 3 năm 1929, để duy trì và bảo hộ quyền uy của chính phủ quốc dân Nam Kinh, Tưởng Giới Thạch đã nhiều lần tiến hành chiến tranh với Quế Hệ, Phùng Ngọc Tường, Đường Sinh Trí. Đồng thời với việc dựa vào vũ lực đã đánh bại được các phái có thực lực ở các địa phương của Phùng Ngọc Tường, Diêm Tích Sơn, Lý Tông Nhân v.v... Tưởng Giới Thạch còn sử dụng chính sách lôi kéo đối với thiếu sư trẻ tươi Trương học Lương. Về mặt này, Tống Mỹ Linh phu nhân đã phát huy được sức hấp dẫn đặc biệt sẵn có.Tháng 11 năm 1930, Tưởng Giới Thạch đánh điện mời Trương Học Lương tới Nam Kinh tham gia hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ tư khóa 3 của Quốc dân đảng. Đồng thời, Trương Học Lương phu nhân là Vu phương Chí cũng nhận được lời mời của Tống Mỹ Linh. Sau khi vợ chồng Trương Học Lương tới Nam Kinh, họ được vợ chồng Tướng Giới Thạch khoản đãi thịnh tình. Đối với Trương phu nhân con người xuất thân tại huyện Lê Thụ Cát Lâm này, Tống Mỹ Linh không vì dáng vẻ nhà quê của thị mà có chút thiếu chu đáo, cũng chẳng hề tơ vẻ ta đây dễ nhất phu nhân, mà đã sắp xếp chu đáo tỉ mỉ công việc tiếp đãi. Tống biết rõ Vu Phượng Chí không giỏi giao tế liền sử dụng hình thức khuê các dùng phương thức gia đình để chiêu đãi, đã làm cho Trương phu nhân thoát khỏi sự ngượng ngùng giữ ý, rất nhanh chóng đã phát sinh ra tình cảm tốt với vợ chồng Tưởng. Không lâu, Vu Phương Chí đã trở thành con nuôi của Tống lão phu nhân Nghê Quế Trân, trở thành chị em nuôi với Tống Mỹ Linh. Tức thì Tưởng Giới Thạch với Trương Học Lương cũng đã trở thành anh em kết liên minh là điều tất nhiên. Trong một loạt hệ thống hoạt động, hai người Tưởng Tống thay nhau xuất hiện, tiếp đãi vợ chồng Trương học Lương ở mọi chỗ.Ngoài việc dốc hết sức giúp đỡ chồng trên mặt nội chính, trên mặt ngoại giao, Tổng Mỹ Linh càng thể hiện là người trợ chủ đắcc lực của Tưởng Giới Thạch.Tống Mỹ Linh có phong thái uyển chuyển dịu dàng , dung nhan xuất chúng, nói tiếng Anh lưu loát thông thạo, tinh thông nền văn học Anh. Những tố chất cá nhân và bối cảnh văn học này đã khiến cho bà khi giao dịch với các nước phương Tây, đặc biệt là với nước Mỹ đã tỏ ra thoải mái như ý muốn, thể hiện ra đầy đủ sức hấp dẫn của một đệ nhất phu nhân. Sớm từ những năm tháng Tưởng Tống mới kết hôn, Tống Mỹ Linh đã đảm nhiệm trợ thủ ngoại giao cho Tưởng Giới Thạch. Trong rất nhiều người có tài ngoại giao ở bên cạnh Tưởng, Tống Mỹ Linh đã có tác dụng đặc biệt quan trọng. Trong thời kỳ chiến tranh Thái Bình Dương, nhiều hoạt động trọng đại trao đổi đối ngoại của Trung Quốc, Tống Mỹ Linh đều tham dự ở trong đó. Tháng 2 năm 1942, Tống Mỹ Linh đã theo Tưởng Giới Thạch (lúc này Tưởng Giới Thạch là thống soái tối cao của quân đồng minh ở Châu á và chiến khu Trung Quốc) đi thăm ấn Độ, Miến Điện, đã hội kiến với Găng đi, cùng thương thuyết các vấn đề tác chiến chung đối với Nhật Bản ở chiến khu Trung ấn Miến. Đầu năm 1943 làm khách quý của Bạch Cung đi thăm nước Mỹ và thể theo lời mời bà đã phát biểu diễn văn tham dự hai viện ở quốc hội Mỹ. Với trình độ tiếng Anh thông thạo, ngôn ngữ hóm hỉnh, dáng người xinh đẹp dịu dàng, áo quần hoa lệ lộng lẫy, Tống Mỹ Linh đã làm cho người Mỹ phải hậmmô, khuynh đảo. Các tạp chí thời đại, Tuần san tin tức của nước Mỹ đều in bức ảnh khổ to của Tống ngay trên trang bìa. Tháng 12 năm 1943, theo Tưởng Giới Thạch chủ tịch chính phủ quốc dân tới Cairô thủ đô Ai Cập, tham dự hội nghị người đứng đầu ba nước với tổng thống Mỹ là Rudơ Ven và thủ tướng Anh là Sớc Sin cùng bàn bạc các công việc chống đánh bọn Phát Xít xâm lược. Trong hội nghị Thượng đỉnh ba nước quan torng này ở Cairô, Tống Mỹ Linh vừa là cán bộ phiên dịch của Tưởng, lại là đệ nhất phu nhân của Trung Quốc, bà đã như một con thoi trò truyền làm quen với người đứng đầu các nước, dốc hết mọi chiều hướng khả năng. Sau sự kiện đó, Sớc Sin vô cùng tán thưởng, nói với Rudơ Veni- Người phụ nữ Trung Quốc này đâu có phải là phái yếu ! - là dĩ nhiên là như vậy ! Tháng 8 năm 1945 sau khi kết thúc cuộc kháng chiến, để giúp chồng phát động nội chiến, tiêu diệt Đảng cộng sản, xây dựng nền thống trị độc tài, Tống cũng đã từng sang thăm Mỹ, du thuyết giữa các nhân vật chính yếu của nước Mỹ, đã đem về một khối lượng lớn vũ khí đạn dược do Mỹ viện trợ cho chính phủ Quốc dân đảng. Năm 1948, theo đà thắng lợi dồn dập trong cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc, vương triều họ Tưởng đã phơi trần sự thật, bại rõ rệt. Xuất phát từ sự suy xét bản thân, chính phủ Mỹ đã phê đnh vứt bỏ Tướng Giới Thạch. Lúc này, Tống Mỹ Linh không hiểu rõ thời cuộc lại một lần nữa sang thăm Mỹ, ảo tưởng dựa vào sức hấp dẫn của mình xoay chuyển càn khôn. Kết quả là tốn công vô ích, Tống đã bị đóng cửa không được tiếp. Lúc này, Tống Mỹ Linh tự phụ là người giỏi giao tế cũng đã có cảm giác Giang lang tài tận.Trong đời sống hôn nhân giữa Tống Tưởng, Tống Mỹ Linh đối với cuộc sống thường ngày của Tưởng Giới Thạch đã phát sinh ra những ảnh hưởng rất to lớn. Từ nhỏ, Tống đã sống trong giầu sang phú quý, lại ở Mỹ trong nhiều năm, ăn , mặc, đi, ở đều rất trang trọng lịch sự. Về mặt ăn mặc trang điểm, từ trước Tống Mỹ Linh đã rất khác người, thường xuyên mặc áo dài nữ bó sát thân, áo ba đờ xuy bó thân, giày cao gót kiểu dáng mới mẻ, đối với màu hoa chất vải của quần áo Tống đều chọn lựa rất kỹ lưỡng. Thế nhưng Tống cũng là người biết nhập hương tùy tục. Đặc biệt là khi theo Tưởng Giới Thạch đi thị sát vùng núi hoặc nông thôn thì Tống đã mặc áo váy nhẹ nhàng thuận tiện tương đối giản dị, với hình tượng giản dị chất phát thoải mái xuất hiện ở trước mặt dân chúng Trung Quốc. Về mặt ăn uống, Tống Mỹ Linh vô cùng khe khắt đòi hỏi khảo cứu, chú ý tiết thực. Bà rất thích các món nấu kiểu Tây như gà quay thịt lợn rán v.v.. thường uống nước cất, cho dù ở vùng rừng núi, cũng phải cử người mỗi ngày xuống núi lấy một bình nước cất thật to cõng lên trên núi. ở trước cửa phòng, luôn luôn đặt một chiếc cân nhỏ, để tiện việc thường xuyên tìm hiểu tình hình thể trạng. Giờ nghỉ trưa mỗi ngày, đều do nhân viên nội vụ mở đĩa hát cho phát thanh những bài mà Tống Mỹ Linh đích thân lựa chọn, nội dung nói chung là nhạc độc tấu viôlông. Lâu dần, lâu dần, Tưởng Giới Thạch cũng đã thích ứng với phương thức nghỉ ngơi tiêu khiển nay, dù Tống Mỹ Linh đi vắng Tưởng cũng vẫn kiên trì như vậy. Đối với những ngày lễ của đạo Ki Tô Tây Phương, cả hai vợ chồng cũng rất coi trọng. Tháng 12 năm 1933, hai vợ chồng họ Tưởng bận Tiễn Cộng ở mặt trận Phúc Kiến, cũng vẫn không quên tết Nôen cử máy bay bay xa hàng ngàn cây số đưa gà quay tới. Đối với việc người vợ cả Mao Phúc Mai của Tưởng Giới Thạch vẫn ở trong nhà cũ của họ Tưởng ở Khê Khẩu Phụng Hóa, ly hôn chứ không ly gia, phí sinh hoạt do Tưởng cung cấp v.v.. Tống Mỹ Linh không hề tính toán, so bì, tranh cãi. Từ sau khi kết hôn, Tống đã nhiều lần về quê hương Tưởng Giới Thạch, hoặc theo đuổi các hoạt động xã hội, hoặc theo Tưởng Giới Thạch đi thăm viếng làng xóm, chỉnh đốn chỗ nghỉ ngơi. ở Khê Khẩu, nơi ở của Tống không chỉ ở một chỗ. Năm 1930 trên cơ sở căn nhà cũ của tổ tiên để lại, Tưởng Giới Thạch xây dựng mở rộng, đem lầu gác phía đông ngăn làm phòng ngủ của Tống Mỹ Linh, trong phòng toàn là đồ dùng gia đình kiểu Tây, được lựa chọn khảo cứu kỹ càng. Thế nhưng, khi Mao thị còn sống, Tống chưa từng cư trú ở đây, mãi cho tới sau khi Mao thị qua đời, Tống mới chịu nghỉ qua đêm ở đây. Khi vợ chồng Tưởng Tống cùng về Khê Khẩu, nói chung đều sống ở biệt thự Lạc Đình. Nơi này ở đoạn nam Vũ Lĩnh, đứng ở trên cao nhìn xuống, đối mặt với dãy núi nhấp nhô uốn lượn, dưới chân là con suối Viêm chảy siết, phong cảnh của toàn thị trấn được thu hết vào trong tầm mắt. Những biệt thự ở Khê Khẩu của hai vợ chồng ngoài Lạc Đình ra, còn có biệt thư Diệu Cao Đài ở núi Tuyết Đậu và Từ Am ở mộ đạo Tưởng mẫu v.v...Về mặt tiếp vật đãi người, Tống Mỹ Linh thông thạo giao tế, có tài ngôn ngữ bẩm sinh, ngoài Anh ngữ nước Mỹ thuần túy ra, Tống còn có thể nói lưu loát tiếng Thượng Hải, tiếng Quảng Đông và tiếng phổ thông. Do đó, Tống có thể căn cứ vào những đối tượng khác nhau mà nói thứ tiếng khác nhau, để tăng cường sức thuyết phục. Khi gặp gỡ người quen, nói chung bao giờ Tống cũng với nét mặt mỉm cười, giọng nói khá dịu dàng, không để cho người nghe có cảm giác ngạo mạn hách dịch. Các nhân viên ở bên cạnh Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh, nói chung đều gọi Tưởng là Tiên Sinh, gọi Tống là phu nhân. Sĩ quan phụ tá nội vụ ở bên cạnh Tưởng Giới Thạch tên là Tưởng Hiếu Trấn là đời châu chắt họ Tưởng ở Khê Khẩu Phụng Hoás. Sĩ quan phụ tá nội vụ ở bên cạnh Tống Mỹ Linh là Tư Thiệu Khải. Ngoài ra, với sự sắp xếp của Tống Mỹ Linh, các nhân viên phục vụ thứ nhất trong gia đình còn có: người đầu bếp Trung Quốc và Tây phương mỗi loại một người, tạp dịch phòng khách hai người, bảo mẫu quốc tịch nước ngoài chuyên lo liệu sắp đặt phòng và quần áo, một người. Do vì đảm nhiệm tương đối nhiều công tác xã hội, bên cạnh Tống Mỹ Linh cũng lập một văn phòng thư ký, lập ra mấy viên thư ký chuyên trách. Nói chung, những nhân viên nữ thư ký được Tống Mỹ Linh tuyển chọn tới, năng lực và tố chất học vấn đều rất tốt, thế nhưng chỉ có điều là dung mao khó coi. Điều này hoặc có lẽ là do vì người vợ hiểu biết tương đối sâu về bẩm tính bản chất của chồng mà đã sử dụng biện pháp phòng ngừa đó chăng! Làm một người vợ, Tống Mỹ Linh đối với sự nghiệp quyền lực, uy tín của chồng, có thể nói là dốc lòng dốc sức bảo vệ, và ủng hộ. Bởi vì Tống biết rằng dốc sức bảo vệ chính quyền, của Tưởng cũng chính là dốc sức bảo vệ lợi ích của gia tộc họ Tống. Mấy chục năm lại đây, mối quan hệ cùng chung lợi hại, môi hở răng lạnh này đã được kết thành trong gió mưa mưa gió, đã khiến cho cảm tình của hai người cũng hoàn làm một thể. Trong sự biến Tây An, Tống Mỹ Linh đã phấn đấu quên mình bôn tẩu ở vùng Nam Kinh, Tây An, đó là một ví dụ rất tốt đẹp. Sau khi sự biến kết thúc không lâu, Tống Khánh Linh đã từng đánh giá về mối quan hệ giữa Tưởng Giới Thạch với em gái thứ ba của mình như sau: Thoạt đầu không có tình yêu. Thế nhưng tôi cho rằng bây giờ đã có tình yêu. Mỹ Linh yêu Tưởng một cách chân thành, Tưởng cũng chân thành yêu Mỹ Linh[1]. Thế nhưng, làm một người đàn bà, Tống lại là một người tự tư và có tầm mắt nông cạn. Hễ khi lơi ích của chính quyền Tưởng với lợi ích của gia tộc họ Tống phát sinh mâu thuẫn, Tống lại không hề do dự, chẳng thèm chiếu cố tới lợi ích của Đảng quốc, mà dối lòng duy trì bảo vệ lợi ích của gia tộc ho Tống.Năm 1948, với sự đả kích về chính trị quân sự của Đảng Cộng sản, chính phủ Quốc dân đảng hầu như sa xuống tuyệt cảnh, đặc biệt là tình trạng tài chính kinh tế lúc đó, đúng là có thể nói bệnh đã ăn sâu vào xương tủy rồi. Để cứu vãn nền kinh tế sắp sửa tử vong, ngày 19 tháng 8 năm 1948 chính phủ Nam Kinh đã ban bố Lệnh xử trí khẩn cấp nền kinh tế tài chính, ngang nhiên phát hành tiền quan kim, cưỡng bức dân chúng đem ngoại tê, vàng bạc cất dấu và các đồ trang sức châu báu ra, đổi lấy tiền quan kim. Xét thấy Thương Hải là môt hê thống thuôc mạch máu chính của nền kinh tế Trung Quốc, là mấu chốt thành bại của việc này, Tưởng Giới Thạch đích thân cử Tưởng Kinh Quốc tới Thương Hải, nhân chức phó chuyên viên đốc thúc lãnh đạo khu Thương Hải, lãnh đạo đả kích vào nưhng phần tử phạm pháp cất dấu vàng bạc riêng. Chính trong lúc đại thái tử đánh mạnh dữ dội ào ạt tấn công trừng phạt gian thương, một vụ án có liên quan tới Công ti Dương Tử đã vây quanh tổ ong vò vé. Vốn là, căn cứ vào tin tình báo. người thuôc hạ của Tưởng Kinh Quốc đã niêm phong công ty Dương Tử với tội trọng đầu cơ tích trữ, thu dấu vàng bạc trái phép. Đây là sản nghiệp của Khổng Lệnh Khản con cả Khổng Tường Hy. Vị đại công tử ho khổng này đã kiên tới bà dì là Tống Mỹ Linh. Vì muốn bênh vưc cháu, đê nhất phu nhân đã làm một chuyến đi tới Thượng Hải, xin đại thái tử hủy bỏ vụ án này. Sự việc có liên quan tới Quốc Đảng cùng với sự thành bại và danh dự của bản thân, Tưởng Kinh Quốc nhất đinh làm theo lý, không hề nhương bô. Thái Tử và đê nhất phu nhân đã hình thành cục diện đối lập. Để bảo vệ lợi ích của phía nhà mình, Tống Mỹ Linh trong lúc thịnh nô đã chuyển tới Tưởng Giới Thạch. Với áp lực của Tưởng Giới Thạch, Tưởng Kinh Quốc đã giận dữ từ chức. Một phong trào đả hổ tiếng tăm lừng lẫy đã im hơi lặng tiếng. Lẽ dĩ nhiên, sau khi gió yên sóng lăng, Tống Mỹ Linh, Khổng Lệnh Khản đã bảo đảm được lợi ích của gia đình mình. Điều mất đi đối với vương triều họ Tưởng chính là dân tâm và xã tắc !Ngày 21 tháng 4 năm 1949, quân giải phóng nhân dân đã vượt qua sông Trường Giang, uy hiếp Giang Triết. Ngày 25 tháng 4, Tưởng Giảng Thạch, Tống Mỹ Linh, Tưởng Kinh Quốc dắt tùy tùng rời khỏi Khê Khẩu, tự Ninh Hải ngồi quân hạm tới Thượng Hải. Sau đó giải phóng Thượng Hải, vợ chồng Tưởng Tống, chẳng có sức mạnh xoay trời đã phải rút về Đài Loan.Một chính phú Quốc dân đảng lớn nhường ấy, còn rớt lại rút lên trên một hòn đảo này, trăm sự đổ nát đang đợi xây dựng lại. Tức thì, tắt thảy đều phải làm từ đầu. Để sáng tạo ra cục diện mới, thoát khói sự khủng hoảng của thất bai, đứng vững chân trên hòn đảo hoang sơ này, Tống Mỹ Linh lại môt lần nữa tinh thần mạnh mẽ, hiệp lực giúp đỡ chồng, chống giữ chèo chống với cục diện nguy hiểm. ở Đài Loan, Tống Mỹ Lĩnh đã trước sau làm việc suốt hai mươi nhăm năm. Nói chung mọi người đều cho rằng: Tống Mỹ Linh xếp hàng nhỏ nhất trong các chị em, là một người yếu đuối nhìn nhận này. So với hai người chị của mình, ở sinh mệnh chính trị trung tâm quyền lực, Tống Mỹ Linh tựa hồ như càng dài dằng dặc lại càng khúc khủyu gồ ghề. Điều này lẽ tất nhiên có liên quan tới cảnh ngộ suốt đời của Tưởng Giới Thạch. Người Trung Quốc ci trọng phu sướng phụ hòa, chõ mãi tới khi lâm chung Tưởng cũng không tháo dỡ gánh nặng độc chiếm chính quyền. Lẽ dĩ nhiên Tống cũng không thể không hát tiếp vở tuồng này được.Ngày 5 tháng 4 năm 1975, Tưởng Giới Thạch qua đời, lên trời thì cuối cùng đã giải thoát được gánh nặng quyền lực của vị độc tài này. Sau khi hoàn tất tang sự cho chồng, ngày 17 tháng 9 Tống Mỹ Linh nói là ốm phải sang Mỹ chữa bệnh.ở nước Mỹ, Tống Mỹ Linh ở trong biệt thự Trường Đảo ở Niu-oóc của Khổng Lệnh Khản, ru rú ở nhà ít thấy đi đâu, yên lặng theo ngày tháng. Hàng ngày, ngoài việc đọc báo, xem Ti Vi ra, bà còn lấy việc đọc sách lịch sử, truyện ký văn học và luyên ập thư pháp, hội họa để tiêu khỉê. Tuy đã thân rời xa cảnh, thế nhưng đối với cục diên chính tri ở Đài Loan bà vẫn rất quan tâm. Trong suốt mười năm Sang Mỹ chữa bệnh, nước Mỹ tuy có rất nhiều bạn bè thân thích, thế nhưng quyền thế, phong quang đã thuộc về quá khứ, không thể tái hiện được nữa, tự nhiên bà cảm thấy vắng vẻ và trống trải. Ngày thường, các con cháu về phía họ Tưởng có gia đình Tưởng Hiếu Chương cư trú ở Cựu Kim Sơn tới thăm tương đối nhiều. Tưởng Vĩ Quốc cũng từng có một số lần thay mặt Tưởng Kinh Quốc tới thăm bà.Nhìn chung, trong lịch sử hôn nhân luyến ái suốt cuộc đời Tưởng Giới Thạch, trong cuộc hôn nhân luyến ái nhiều nhất của ông, sự kết hợp với Tống Mỹ Lĩnh một cuộc hôn nhâ vừa thành công lại vừa lỳ tưởng. Trong cuộc hôn nhân kết hợp giữa quyền lực và tiền của, Tưởng Giới Thạch xuất thân từ quân nhân thông qua chiếc dải váy đã lôi kéo được bọn tài phiệt trong giới tiền tệ Trung Quốc như Tống Tử Văn, Khổng Tưởng Hy v.v..., được dựa vào thực lực kinh tế hùng hậu thống nhất Trung Quốc, xây dựng lên nền thống trị độc tài của mình. Sự kết hợp nhân duyên của gia tộc họ Tống, cón có lộc cho việc nâng cao sự ảnh hưởng của Tưởng Giới Thạch ở nước Mỹ, hơn thế, thông qua mối quan hệ, này, đã giành được hàng loạt khối lượng viện trợ to lớn của nước Mỹ.Những thứ này đối với chính quyền họ Tưởng mà nói, đều là những nhân tố quan trọng không thể thiếu được. Thông qua cuộc hôn nhân này, gia tộc họ Tống trong cục diện chính trị chao đảo đã tìm được hậu đài chính trị có đầy đủ sức mạnh. Các thành viên trong gia tộc hộ Tống như Tống Trở Văn, Khổng Tường Hy đã có mấy lầ ra làm bộ trưởng tài chính, viện trưởng viện hành chính v.v... của Chính phủ quốc dân. Cắn cứ vào bối cảnh này, tài sản của họ Tống đã không ngừng được tiếp tục tăng trưởng. Căn cứ vào thống kê trong cuốn sách Vương triều họ Tống, từ năm 40 đến đầu năm 50 của thế kỷ này, số tài sản của gia tộc họ Tống đã vượt quá ba ngàn triệu đô la Mỹ! So với ba người thê thiếp trược của Tưởng Giới Thạch, Tống Mỹ Linh là người có vận may, xuất phát từ đòi hỏi của mình, một cuộc hôn nhân được xây dựng trên cơ sở tiền của và quyền lực chính trị dần dần phát triển tới sự hòa thuận về tình cảm, vơ chồng khăng khít như môi với răng, vinh nhục cùng hưởng, có thể nói là có khổ cùng chịu khổ, có vui cùng chia vui. Thế rồi thông qua cuộc hôn nhân trọn vẹn này để rồi thúc đẩy sự nghiệp đại Cách mệnh. Đó cũng chính là một lối phát triển lôgích mà Tưởng Giới Thạch đối với việc Tề Gia, Trị quốc của đạo nho.
-----------
[1] Vương triều họ Tống trang 245 của Stơrin - Sicơlốp, áo Môn Tinh quang thư điểm số tháng 10 năm 1985